0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nội dung phát triển chăn nuôilợn thịt bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI LỢN THỊT BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 25 -29 )

2.1.4.1. Phát triển bền vững về kinh tế

Phát triển kinh tế chính là làm cho nền kinh tế tăng lên về quy mô theo thời gian và gia tăng về mặt chất lượng, là cơ sở tạo nên sự phồn thịnh chung của xã hội. Tăng trưởng kinh tế bền vững được xác định bằng lượng hàng hóa cực đại có thể tiêu thụ mà không làm giảm đi giá trị của tài sản vốn. Như vậy, phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đồng thời chất lượng tăng trưởng phải được thể hiện ở hiệu quả kinh tế - xã hội của

chính sự tăng trưởng, ở tính bền vững và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển kinh tế bền vững phải đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân. Để đạt được sự phát triển bền vững về kinh tế, điều kiện tiên quyết là phải có:

Tăng trưởng kinh tế bền vững trong chăn nuôi lợn thịt là tăng số đầu con qua từng năm, đơn vị sản xuất không ngừng phát triển nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh tế, giá trị sản xuất của các hộ chăn nuôi.

Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào năng lực nội sinh là chủ yếu và phải làm tăng năng lực nội sinh. Năng lực nội sinh thể hiện ở các tiêu chí: Chất lượng nguồn nhân lực, năng lực sáng tạo công nghệ, mức độ tích lũy, mức độ hoàn thiện và hiện đại của cơ sở hạ tầng, mức tham gia của người dân vào sự tăng trưởng kinh tế.

Các chủ trương, chính sách như về nông nghiệp, đầu tư, khuyến nông, liên kết, thị trường… của các ban ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương có tác động trực tiếp và sâu sắc đến ngành nông nghiệp nói chung, trong đó có ngành chăn nuôi lợn thịt. Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hộ/trang trại và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chăn nuôi lợn thịt. Chủ trương, chính sách đúng sẽ tạo sự tin tưởng cho người sản xuất kinh doanh lợn yên tâm đầu tư, đem lại kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao bền vững (Nguyễn Đình Chính, 2004).

* Đầu tư cho phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững

Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững đòi hỏi các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất như đường giao thông, nguồn nước (giếng, hồ đập trữ nước…), hệ thống điện, hệ thống chuồng trại, hệ thống máy móc phục vụ chăn nuôi đáp ứng cho yêu cầu sản xuất, chế biến, đảm bảo tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó đảm bảo cho phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững.

Tuy nhiên, nguồn lực cần có để đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn nên việc đầu tư trên diện rộng cần có vai trò chủ đạo của Nhà nước và sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác và cộng đồng dân cư. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong thời gian qua nhiều cơ sở hạ tầng phục

vụ phát triển chăn nuôi đã được đầu tư xây dựng, nhưng nhiều công trình chất lượng còn thấp, xuống cấp nhanh, chưa được cải tạo nâng cấp kịp thời.

Quy trình sản xuất, chăn nuôi lợn thịt bao gồm các khâu từ công tác về giống; công tác cung ứng thức ăn chăn nuôi; chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và phòng chống thiên tai; hoạt động khuyến nông, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; bảo quản và chế biến…. Các nội dung này giữ vị trí quan trọng trong quá trình chăn nuôi lợn. Việc thực hiện các nội dung trên một cách đồng bộ, hợp lý sẽ góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả, cũng như đáp ứng yêu cầu cho phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững.

Mục tiêu của phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng bền là hướng tới phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Nếu phát triển chăn nuôi lợn thịt chỉ chú ý đến phát triển chiều rộng mà không quan tâm đến phát triển theo chiều sâu, hay ngược lại thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả, và từ đó dẫn đến phát triển chăn nuôi lợn thịt kém bền vững (Trần Đình Thao, 2003).

* Thị trường và các yếu tố tác động của thị trường đến phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững

Thị trường là tập hợp các sự thoả thuận mà thông qua đó người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Trong phát triển chăn nuôi lợn thịt, thị trường là một mắt xích quan trọng, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua các “kênh thị trường”. Kênh thị trường phản ánh mối quan hệ giữa người sản xuất, người thu mua và người tiêu dùng. Trong đó, người sản xuất là nông dân, họ là người cung cấp ra sản phẩm chăn nuôi; người thu mua (trung gian tiêu thụ) bao gồm người thu gom, người bán buôn, người chế biến, người bán lẻ đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (Lê Ngọc Hướng, 2012).

*Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững phải gắn với hiệu quả kinh tế

Kết quả phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững chăn nuôi lợn thịt yêu cầu thực hiện được ba mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững là sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao; giải quyết tốt việc làm cho lao động trong vùng, từng bước nâng cao mức sống của cư dân và góp phần xóa đói giảm nghèo; môi trường sinh thái được bảo vệ. Hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt bền vững là chị phí bỏ ra của 1 đồng thu lại được bao đồng doanh thu để làm sao tối đa hóa được lợi nhuận cho người chăn nuôi (Lê Quốc Doanh, 2005).

2.1.4.2. Phát triển bền vững về xã hội

Phát triển bền vững xã hội trong chăn nuôi lợn thịt bền vững là việc thu hút được lao động, giải quyết được vấn đề việc làm tăng phúc lợi xã hội, xóa đói, giảm nghèo, không ngừng cải thiện cuộc sống về vật chất và tinh thần cho người dân trên cơ sở khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Để phát triển cần có những chính sách toàn diện về đất đai, vốn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt giúp các hộ mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi.

Chăn nuôi lợn bền vững đảm bảo đời sống cho người dân tại đi ̣a phương được bền vững hơn, với viê ̣c đảm bảo về viê ̣c làm cũng như thu nhâ ̣p cho người dân. Trong quá trı̀nh chăn nuôi, các trang trại lập thành các nhóm chăn nuôi lợn thịt, sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau về cả vốn, con giống, kinh nghiệm… cũng góp phần cho chăn nuôi được hiệu quả hơn. Đàn lợn được chia làm nhiều lứa quanh năm, đảm bảo người dân giảm thiểu được thời gian nông nhàn trong năm.

Bên cạnh đó, với nhiều nguy cơ về chất lươ ̣ng thực phẩm như hiê ̣n nay thı̀ viê ̣c tiêu dùng các sản phẩm an toàn sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Huyê ̣n Tiên Lữ với quy mô chăn nuôi lợn thịt đang phát triển góp phần đảm bảo cung ứng đủ sản phẩm cho thi ̣ trường. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm đó. Chăn nuôi lợn thi ̣t bền vững luôn đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm mô ̣t cách chă ̣t chẽ nhất, chính vì vậy mà cũng sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng mô ̣t cách tốt nhất (Vũ Đình Tôn, 2009).

2.1.4.3. Phát triển bền vững về môi trường

Khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ tốt môi trường sống, bảo vệ các khu vườn quốc gia...khu dự trữ sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học.

Định hướng chiến lược phát triển hướng bền vững ở Việt Nam được xây dựng trên 8 nguyên tắc cơ bản, trong đó khẳng định con người là trung tâm của đưa phát triển hướng bền vững, phát triển con người nhằm tạo một lực lượng lao động khỏe mạnh, được giáo dục tốt và có kỹ năng làm việc để tạo nền tảng cho sự phát triển đất nước và mục tiêu cuối cùng của sự phát triển cũng là để con người có cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần; đồng thời Việt Nam coi

phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kết hợp hài hòa với phát triển xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và cơ bản về môi trường.

Tài nguyên và môi trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình phát triển của nhân loại. Việc khai thác quá mức gây cạn kiệt các nguồn tài nguyên hoặc gây suy thoái môi trường sẽ dẫn đến sự bất ổn định của quá trình phát triển. Như vậy để bảo vệ môi trường cần có chế độ khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên; phòng ngừa và giảm thiểu các tác động môi trường, cải thiện và bảo vệ tốt môi trường sinh sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI LỢN THỊT BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 25 -29 )

×