Tình hình chăn nuôi lơ ̣n thi ̣t ta ̣i Viê ̣t Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 31 - 35)

Với chủ trương ưu tiên phát triển nông nghiệp sản xuất bền vững, ngành chăn nuôi lợn là một trong những ngành trọng điểm. Để phát triển chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng đểgiúp ngành chăn nuôi lớn phát triển trong những năm tới (Đoàn Xuân Trúc, 2018).

Dịch vụ 2,6% Chăn nuôi 27,3% Trồng trọt 70,1%

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng ngành kinh tế trong nông nghiệp

8%

11%

81%

Giá trị thịt lợn Giá trị thịt gia cầm Giá trị các gia súc khác

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp

(Nguồn: Đoàn Xuân Trúc, 2018) Trong những năm qua, những thành tựu về khoa học kỹ thuật, cũng như những đường lối đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta đã làm cho nền kinh tế nước ta có những bước phát triển nhảy vọt. Đặc biệt trong SXNN đã đạt đươ ̣c những thành tựu vô cùng to lớn, thể hiện bằng việc cung cấp đầy đủ lương thực, đảm bảo an toàn về lương thực và lương thực xuất khẩu. Hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới. Trong chăn nuôi ở nước ta cũng đạt được những thành tựu đặc biệt là chăn nuôi lợn. Nó thể hiện đàn lợn luôn tăng qua các năm, tốc độ tăng đàn lợn khoảng 3,6%/năm. Chăn nuôi lợn ở một số vùng đang dần sản xuất hàng hóa, chăn nuôi lợn trong các hộ gia đình mở rộng về quy mô trang trại với quy mô lớn, không những đáp ứng đủ nhu cầu về thịt lợn ở trong vùng, trong nước, mà còn đa ̣t giá tri ̣ xuất khẩu cao (Đoàn Xuân Trúc, 2018).

2.2.3. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ở một số địa phương trong nước

- Chăn nuôi lợn thịt bền vững là con đường đúng đắn và tất yếu của ngành chăn nuôi nước nhà. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng và quy mô trang trại vài năm qua đã chứng minh điều đó, nhưng trước mắt con đường mới này còn quá nhiều chông gai khi tập quán chăn nuôi truyền thống, tận dụng tự nhiên, quản lý yếu kém kiểu kinh tế hộ gia đình còn sâu nặng trong nhiều người chăn nuôi, nan giải vấn đề đất, vốn, thú y và đặc biệt công tác quy hoạch - công tác đi đầu lại vẫn còn đang lúng túng ở tất cả các cấp đã chưa thúc đẩy chăn nuôi trang trại phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.

- Nhiều biện pháp của các tỉnh, thành trong cả nước đưa ra như hỗ trợ 60% giống (Tuyên Quang). đầu tư mỗi tỉnh ít nhất 01 Trung tâm giống (Vĩnh Phúc), Hỗ trợ 20% kinh phí làm đường, điện, nước,...Miễn tiền thuê đất nơi xa dân cư trong 3 năm đầu, 50% trong 5 năm tiếp theo, hỗ trợ 100% vaccin tiêm phòng và lệ phí kiểm dịch, hỗ trợ kinh phí cho các chủ trang trại chăn nuôi di tham quan học tập (Hải Dương), xem các trang trại như là các Doanh nghiệp hay làng nghề sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và nhỏ để được thuê đất, vay vốn tín dụng như các Doanh nghiệp khác, hỗ trợ thông tin miễn phí, xây dựng lại tiêu chí trang trại cho phù hợp với giai đoạn mới,...(Bắc Ninh), thời gian cấp đất, thuê đất tối thiểu là 30 – 35 năm (Thừa Thiên Huế) (Đoàn Xuân Trúc, 2018).

Chăn nuôi lợn thịt bền vững là định hướng đúng đắn và là tất yếu của con đường hội nhập nông nghiệp Việt Nam với nông nghiệp Quốc tế nhưng có lẽ với bối cảnh hiện nay, công tác tập trung quy mô lớn phải thận trọng và bước từng bước để chăn nuôi công nghiệp hóa chắc chắn đạt tới thành công.

Nên chăng tập trung quy mô lớn dần với từng loại vật nuôi và chú ý khuyến khích mô hình trang trại tổng hợp để khai thác hết đa dạng sinh học và các tiềm năng khác, đồng thời giảm thiểu được rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi tập trung quy mô lớn không nên phát triển ồ ạt, phong trào hóa mà cần cẩn thận khai thác mô hình mẫu với từng địa phương, đồng thời các cấp quản lý cần nhanh chóng rà soát, điều tra chính xác hiện trạng chăn nuôi trang trại của từng địa phương để có cơ sở nhằm sớm hoàn chỉnh hành lang pháp lý thuận lợi, phù hợp với sự phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi tập trung quy mô lớn nói riêng của từng tỉnh, vùng, miền trong nước.

2.2.3.1. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ở Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh

+ Quy hoạch đất đai cho tập trung quy mô lớn

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, Đông Triều là địa phương triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định ở các vùng chăn nuôi công nghiệp, tập trung trang trại đến tận huyện, xã. Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, đồn điền, đổi thửa...tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả, nhất là tại các vùng trung du, đồi, gò...sang phát triển chăn nuôi trang trại. Đông Triều thực hiện tốt các chính sách

cho từng trường hợp cụ thể:

+ Ở vùng đất ít người có khả năng khai phá đã giao đất theo khả năng người nhận để khuyến khích những người có nguồn lực (vốn, lao động, kỹ thuật) đầu tư lập trang trại chăn nuôi.

+ Trường hợp có nhiều người muốn lập trang trại thì căn cứ vào quy hoạch và quỹ đất cụ thể để đưa ra mức khoán hoặc cho thuê cụ thể.

+ Đối với vùng đất có điều kiện thuận lợi nhưng quỹ đất hạn chế thì tổ chức đấu thầu công khai, bảo đảm dân chủ, minh bạch và công khai.

+ Áp dụng các chính sách linh hoạt trong giải phóng mặt bằng, dồn điền, đổi thửa để người có đất tự nguyện và chấp thuận mức đền bù theo tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp.

Đông Triều đã đề nghị Nhà nước giành 10-15% quỹ đất nông nghiệp để phát triển chăn nuôi trang trại và xây dựng khu giết mổ, chế biến tập trung Bước đầu tỉnh đã hỗ trợ 100% vaccin trong 3 năm đầu, 50% lãi suất vốn vay trong 5 năm đầu theo dự án được duyệt với đơn vị chăn nuôi quy mô lớn (Phan Hằng, 2017).

2.2.3.2. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ở huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.

Huyện Bình Lục là huyện có diện tích đất đai với hai loại địa hình và vùng khí hậu khác nhau: Đồng bằng, miền núi. Thực tế cho thấy mô hình kinh tế trang trại ở huyện Bình Lục trong những năm qua sản xuất có hiệu quả. Các trang trại của huyện Bình Lục có quy mô nhỏ, phổ biến quy mô bình quân trên dưới l ha. Nhưng các trang trại của huyện Bình Lục vẫn còn những tính chất cơ bản của kinh tế, như đảm bảo tỷ suất hàng hoá cao, khối lượng nông sản nhiều (khi các trang trại sản xuất chuyên môn hoá từng mặt hàng ở vùng tập trung), vẫn thường xuyên được nâng cao trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp. Kinh tế trang trại ở Bình Lục chủ yếu vẫn sản xuất theo phương thức gia đình. Trong những năm kinh tế trang trại ở huyện Bình Lục phát triển ở tất cả các vùng kinh tế: Đồi núi, đồng bằng, hàng năm huyện Bình Lục đã giành một nguồn kinh phí không nhỏ để phát triển kinh tế trang trại, tạo cơ chế, chính sách về vốn, đất đai và các điều kiện khác để thúc đẩy trang trại phát triển, đến nay toàn huyện Bình Lục có 327 trang trại, chủ yếu là các trang trại gia đình. Để phát triển trang trại trong năm qua huyện Bình Lục đã thực hiện một số giải pháp như: Quy hoạch xác định các khu vực phát triển kinh tế trang trại tập trung nhằm hình thành vùng sản xuất

tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường. Định hướng phát triển cây trồng, vật nuôi chính, phát huy thế mạnh của từng vùng, đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật... phù hợp với điều kiện của từng huyện. Giải quyết các vấn đề chuyển dịch đất đai tạo điều kiện cho các gia đình có quy mô đất đai lớn để tập trung sản xuất. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hôi của địa phương, tạo mối liên doanh, liên kết với kinh tế hợp tác xã và kinh tế nhà nước (Nguyễn Huân, 2016).

Ngày 21 tháng 8 năm 2016, UBND huyện Bình Lục ra quyết định số: 1164/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Xây dựng khu chăn nuôi tập trung giai đoạn 2016 -2020” nhằm mục đích phát triển chăn nuôi toàn huyện hàng hóa, hiệu quả, bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường, kiểm soát dịch bệnh, tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ nhu cầu của xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh xây dựng được 25 khu chăn nuôi tập trung với tổng mức hỗ trợ là: 650 triệu đồng/khu với tiêu chí khu chăn nuôi tập trung chuyên lợn: 1.000 con lợn thịt/khu, khu chuyển đổi đa canh 10 hộ trở lên: mỗi hộ nuôi 100 con lợn thịt và 500 con gia cầm. Dự kiến tổng mức đầu tư đề án: 121.237,5 triệu đồng (một trăm hai mươi mốt tỷ hai trăm ba bảy triệu năm trăm ngàn đồng được phân bổ trong 5 năm từ 2016 -2020. Đây là chủ trương đúng đắn của UBND huyện Bình Lục nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi bền vừng, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân và quy mô trang trại lớn theo quy hoạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật cao để phát triển bền vững ngành chăn nuôi của tỉnh nhà (Nguyễn Huân, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)