trên địa bàn huyện
4.3.3.1. Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt
- Quy hoạch vùng chăn nuôi lợn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện. Đây là giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài và quan trọng nhất, cần phải nhanh chóng thực hiện cho mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững.
- Khuyến khích, tuyên truyền vận động các hộ nông dân chăn nuôi ra khu chăn nuôi tập trung, chuyển một phần hoặc toàn bộ diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang làm chuồng trại, trồng các cây thức ăn khác để phát triển chăn nuôi lợn.
- Các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình chăn nuôi lợn có thêm đất sản xuất bằng cách giao đất, thuê đất theo quy định của phát luật về đất đai.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung và các cơ sở sản xuất – chế biến nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…
- Cần tăng quy mô diện tích đất chăn nuôi lợn thịt cho mỗi hộ, trang trại. Đối với hô ̣ tăng thêm từ 0,5–0,8 ha, đối với trang tra ̣i tăng thêm từ 1,2-1,5 ha để phu ̣c vu ̣ sản suất. Muốn vậy cần:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, cấp quyền sử dụng đất cho các dự án chế biến sản phẩm từ thủy sản
+ Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt được giao đất phát triển theo quy hoạch. Triển khai cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với trang trại đạt tiêu chuẩn hiện có nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư và vay vốn sản xuất.
+ Xây dựng đề án giao đất, cho thuê diện tích đất, cho hộ gia đình, tổ chức cá nhân để phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn thịt.
+ Huyện cần lập dự án giới thiệu tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư, nhất là công nghiệp chế biến thủy sản và tăng cường đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế trang trại nhân diện rộng. Có như vậy mới phát triển bền vững về mặt số lượng các hộ, trang trại chăn nuôi lợn thịt.
- Về công tác tổ chức quản lý: đây là khâu quan trong các xã thi ̣ trấn cần có ban chı̉ đa ̣o quản lý, với các vùng nuôi tâ ̣p trung có thể thành lâ ̣p các HTX, nâng cao vai trò của các tổ chức cô ̣ng đồng.
4.3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động cho phát triển chăn nuôi lợn thịt
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo cho bà con nông dân, để các cá nhân có cơ hội tiếp xúc với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao kiến thức và trình độ trong chăn nuôi lợn thịt.
- Xây dựng chính sách thu hút nguồn lực giỏi, liên kết với các Viện nghiên cứu, nhà khoa học để chọn lựa, đưa vào đào tạo những cán bộ của xã, huyện về chuyên sâu lĩnh vực chăn nuôi.
- Vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực để phát triển chăn nuôi lợn thịt của địa phương cần được giải quyết kịp thời thông qua các biện pháp cụ thể sau:
+ Huyện cần có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo, khuyến khích các cơ sở nuôi trồng, các hộ lập quỹ và tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ cơ sở được học tập tham quan mô hình sản xuất tiên tiến của các địa phương, được bồi dưỡng kinh nghiệm, tiếp cận khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất.
+ Nâng cao trình độ, năng lực của chủ hộ để họ có khả năng tự lập được những phương án (dự án) sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tính khả thi.Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của chủ trang trại, trong đó cần nâng cao năng lực lập dự án để vay vốn ngân hàng
+ Mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ, năng lực của chủ hộ, chủ trang trại. Không chỉ nâng cao kiến thức chung về lĩnh vực chăn nuôi lợn thịt mà còn phải tiếp
cận thông tin kinh tế thị trường, hiểu biết về xu hướng vận động, phát triển của thị trường đầu vào, đầu ra để nắm bắt được hướng phát triển, để đầu tư vào sản xuất kinh doanh những sản phẩm thị trường cần và có khả năng cạnh tranh cao…
+ Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ trang trại, hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt cụ thể:
+ Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ kinh tế hộ, trang trại chăn nuôi lợn thịt không chỉ cho các hộ, chủ trang trại chăn nuôi lợn thịt mà còn tất cả những người có nguyện vọng và những người có khả năng trở thành chủ trang trại chăn nuôi lợn thịt.
+ Về nội dung đào tạo bồi dưỡng cần sát với nhu cầu thực tế sản suất, đa dạng trong cách tiếp câ ̣n để những ng có trı̀nh đô ̣ thấp cũng có thể hiểu được.
+ Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các chủ hô, trang trại chăn nuôi lợn thịt, hỗ trợ trong việc triển khai ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản suất.
+ Đào tạo bằng nhiều hình thức như lớp tại địa phương, thăm quan mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật...với sự tổ chức hỗ trợ các cơ quan như Sở, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân...
* Hiện nay chăn nuôi lợn thịt của huyện chủ yếu là sản xuất theo kinh nghiệm. Trình độ tổ chức sản xuất, trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm về chăn nuôi lợn thịt của các chủ thể sản xuất còn nhiều hạn chế. Công tác tác tổ chức quản lý của các cấp chính quyền cũng còn nhiều bất cập, số lượng cán bộ chuyên trách có trình độ về nuôi lợn thịt còn ít.
Để hỗ trợ cho quá trình phát triển, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tổ chức, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật là một yêu cầu hết sức quan trọng. Việc nâng cao năng lực nguồn nhân lực cho phát triển nuôi lợn thịt của huyện là việc làm hết sức cần thiết.
Trong những năm qua, hệ thống khuyến nông của huyện đã không ngừng được củng cố và phát triển, thật sự trở thành cầu nối trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất chăn nuôilợn thịt . Để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, đáp ứng yêu cầu phát triển, trước hết các chương trình, dự án khuyến nông cần đổi mới cả về nội dung và phương thức tổ chức thực hiện sao cho phù hợp, thiết thực và hiệu quả hơn đối với hệ thống khuyến nông ở địa phương.
- Cần tăng cường vốn ngân sách Nhà nước cho đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, có chính sách đãi ngộ riêng cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, đồng thời cũng phải trích ngân sách cho các hoạt động khuyến nông, tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người sản xuất.
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, tập trung nâng cao kiến thức về thị trường, kỹ năng cung cấp dịch vụ tư vấn hình thức chăm sóc, chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn.
- Đẩy mạnh công tác tập huấn, có chương trình tuyên truyền, tập huấn thường xuyên thông qua sự hỗ trợ của chương trình khuyến nông hàng năm nhằm từng bước nâng cao nhận thức và kiến thức cho các hộ chăn nuôi. Tổ chức các hội nghị tham quan hội thảo, thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình. Hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt điển hình, đã có những kết quả rõ ràng.
- Cần có chính sách thu hút các kỹ sư chuyên ngành nông nghiệp, khuyến nông đặc biệt là con em địa phương về quê công tác. Các tiêu chuẩn, chế độ đối với cán bộ khuyến nông cơ sở cần rõ ràng và động viên, khuyến khích họ.
- Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, chế biến. Các hình thức khuyến nông, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật là giải pháp then chốt cho phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững. Vì vậy, huyện cần hỗ trợ và khuyến khích việc đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, hỗ trợ hợp lý cho các cán bộ nhiệt tình trong công việc. Đồng thời, trong quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến với bà con cũng cần những hỗ trợ và đầu tư hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
4.3.3.3. Áp dụng công nghệ chăn nuôi
* Nâng cao chất lượng con giống
Để phát triển tốt chăn nuôi lợn thịt bền vững, bước đi cơ bản đầu tiên là chất lượng con giống tốt, đảm bảo năng suất và chất lượng. Do vậy cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng con giống như:
- Cần quản lý tốt những con lợn đực giống (Một con tốt cả đàn tốt), hàng năm cần bình tuyển, chọn lọc con đực giống tốt, loại thải những con không đủ tiêu chuẩn làm giống, hỗ trợ một phần kinh phí cho hộ gia đình về thụ tinh nhân tạo, nhập nội các giống lợn cao sản mà địa phương chưa có hoặc còn thiếu, xây dựng và sử dụng các công thức lai giống phù hợp.
- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa hộ chăn nuôi, cán bộ thú y, khuyến nông với nơi cung cấp giống để đảm bảo nguồn giống được cung cấp đầy đủ, ổn định cả về số lượng và chất lượng.
- Mở các lớp tập huấn nhằm tuyên truyền, nâng cao trình độ, kỹ thuật của người dân trong chăn nuôi cũng như cách chọn giống.
* Phát triển sản xuất, chế biến và cung ứng thức ăn chăn nuôi
Thức ăn đóng vai trò quan trọng giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn thịt. Do đó muốn chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao nhất thì cần phải chú ý đến việc phát triển nguồn thức ăn. Cần có các biện pháp đẩy mạnh công tác phát triển sản xuất, xây dựng, quy hoạch sản xuất thức ăn chăn nuôi, tăng cường dự trự các nguyên liệu như: Ngô, khoai…. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng và tăng tỷ lệ sử dụng loại thức ăn này trong chăn nuôi.
Chính quyền địa phương và ngân hàng có những chính sách ưu đãi cho bà con chăn nuôi và doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi vay vốn sản xuất. Ngoài ra, phối hợp tốt với cơ quan chức năng tăng cường thông tin, dự báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng về giá thức ăn chăn nuôi để các hộ nắm bắt rõ và kịp thời những biến động trong việc chăn nuôi lợn thịt.
Ủng hộ và khuyến khích thực hiện các liên kết về cung ứng thức ăn giữa các Công ty sản xuất, nhà máy, đại lý, doanh nghiệp và các cơ sở chăn nuôi. Khuyến khích ưu đãi các nhà đầu tư vào địa bàn huyện xây dựng các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện để việc cung ứng được đầy đủ hơn.
4.3.3.4. Phòng trừ dịch bệnh, thiên tai đối với chăn nuôi lợn thịt
Để tạo điều kiện thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt phát triển ngày một mạnh mẽ thì vấn đề phòng trừ dich bệnh, thiên tai một cách toàn diện là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để chủ động hơn, cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:
- Tuyên truyền, khuyến khích các hộ chăn nuôi tiêm phòng định kỳ Vaccin các bệnh thường gặp.
- Hướng dẫn người chăn nuôi nhận biết thuốc và cách bảo quản, sử dụng một số loại thuốc thú y thông dụng tránh mua phải thuốc giả, kém chất lượng.
- Thông báo kịp thời các dịch bệnh xảy ra trên địa bàn giúp cho các hộ chăn nuôi phòng, trừ dịch bệnh một cách tốt nhất, tránh cho dịch bệnh lây lan.
- Thực hiện kiểm dịch nghiêm túc trong vận chuyển và giết mổ lợn. Kiểm soát chặt chẽ các chợ đầu mối, phát hiện nhanh, xử lý kịp thời những con lợn bị nhiễm bệnh và có khả năng nhiễm bệnh cao để loại trừ, phòng tránh việc lây lan và ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
- Có chế tài đủ mạnh bắt buộc người dân thay đổi hành vi nếp sống tùy tiện: Vận chuyển lợn bị bệnh, lợn chết vứt bừa bãi ra môi trường, giấu dịch… làm ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
- Đầu tư đầy đủ các trang thiết bị cho hoạt động chăm sóc đàn lợn cũng như công tác thú y.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thú y xã, huyện bằng cách mỗi năm mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ cũng như năng lực cho cán bộ thú y. - Huyện cần điều chỉnh và củng cố hệ thống thú y cơ sở, có cách chính sách khuyến khích và hỗ trợ đối với các cán bộ thú y xã, thị trấn để họ nhiệt tình và yêu nghề hơn trong công việc, cần trực tiếp chỉ đạo, giám sát và theo dõi tình hình dịch bệnh.
Nhu cầu về vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn thịt ngày càng tăng. Qua điều tra các cơ sở chăn nuôi lợn thịt của huyện thì hầu hết đều trong tình trạng thiếu vốn. Để đạt được các mục tiêu đặt ra và duy trì mức tăng trưởng cao, cần có các giải pháp cụ thể về vốn với các nội dung chủ yếu là xác định được nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển ở từng thời kỳ, làm rõ nguồn vốn đầu tư và khả năng thu hút vốn đầu tư, các hình thức huy động vốn và tạo lập các điều kiện thuận lợi để thu hút vốn. Cần có giải pháp quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ, cơ sở chăn nuôi lợn thịt được vay vốn, đó là:
- Các ngân hàng và tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn và có cơ chế vay thông thoáng cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là các nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất phù hợp, kết hợp các nguồn vốn tín dụng, đầu tư của ngân hàng, các quỹ tín dụng nhân dân, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, vốn nhàn rỗi trong nhân dân gửi ngân hàng,…
- Tăng mức cho vay và thời gian vay phù hợp với quy mô và chu kỳ sản xuất, cần có chính sách cho vay ưu đãi đối với các cơ sở có quy mô sản xuất lớn thu hút được nhiều lao động, sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, vùng có nhiều khó khăn. - Tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho người dân khi vay vốn, có nhiều tổ chức cá nhân đứng ra bảo lãnh cho người vay vốn được thuận lợi. Đa
dạng hóa hình thức thế chấp, các hộ chăn nuôi khi đầu tư phát triển sản xuất có thể thế chấp bằng nguồn tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp ngân hàng và được bảo lãnh từ chính quyền địa phương.
- Áp dụng hình thức ngân hàng cho vay vốn cùng chịu trách nhiệm từ đồng vốn cho vay với người dân. Ngân hàng phải tư vấn giúp các hộ chăn nuôi xây dựng và cùng tham gia các dự án đầu tư phát triển.
- Khai thác triệt để các khoản vốn hỗ trợ từ bên ngoài thông qua các chương trình, dự án phát triển sản xuất của nhà nước và các tổ chức.
- Khuyến khích người dân tham gia các hình thức bảo hiểm rủi ro trong sản xuất để các tổ chức ngân hàng có thể yên tâm cho vay vốn.
4.3.3.5. Tổ chức tốt tiêu thụ
Vấn đề tiêu thụ là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi, là mục tiêu cơ bản quyết định đến sự phát triển chăn nuôi lợn thịt, tuy nhiên những năm gần đây thị trường và giá sản phẩm luôn có sự biến động rất lớn, biến động đó tác động lớn, trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững, vì