Phát triển các điều kiện kinh tế trong chăn nuôilợn thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 61 - 70)

a. Thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào

Các yếu tố đầu vào cho sản xuất chăn nuôi lợn ý nghĩa vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả, chất lượng đầu ra của sản phẩm. Đối với sản xuất chăn nuôi lợn việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào như giống, thuốc chữa bệnh, dụng cụ sản xuất những năm qua có sự quan tâm đầu tư phát triển:

- Chuồng trại: là một trong những biện pháp kỹ thuật chăn nuôi ảnh hưởng lớn tới năng suất chăn nuôi lợn do vậy chuồng trại phải được thiết kế phù hợp đảm bảo sức khoẻ cho đàn lợn và tránh được dịch bệnh. Chuồng trại phải được xây dựng khu cao ráo, yên tĩnh, dễ thoát nước, không có mưa và không gần mầm bệnh. Hướng chuồng phải đi đôi với che nắng mưa, tránh giá rét, gió lùa để đảm bảo nhiệt độ chuồng: Thoáng mát về mùa hè, ấm mùa đông, đủ ánh sáng cần thiết cho đàn lợn.

Đối với những hộ chăn nuôi ở QML; 100% số hộ quy mô chăn nuôi lớn ở các xã trong diện điều tra đều xây dựng kiểu chuồng công nghiệp. Kiểu chuồng hướng công nghiệp nền được lát xi măng khô ráo, có độ dốc để toàn bộ lượng phân và nước tiểu được đưa xuống bể chứa (bể bioga) khi hộ vệ sinh chuồng trại. Chuồng dành cho lợn nái thì xây theo kiểu chuồng lồng với khung sắt vừa tiết kiệm được diện tích vừa phù hợp với sinh lý của lợn. Kiểu chuồng này diện tích nhỏ khiến lợn nái ngại vận động ít hơn giảm tiêu thụ năng lượng, tăng trọng nhanh hơn. Kiểu chuồng hướng công nghiệp bảo đảm môi trường không bị ô nhiễm, thuận lợi khi cho lợn ăn, uống nước và vệ sinh chuồng trại không những thế còn tránh được các loại bệnh.

Bảng 4.10. Tình hình sử dụng chuồng trại chăn nuôi của các hộ điều tra Quy mô/ chỉ tiêu

Bình quân/ hộ QML QMV QMN Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Tổng số hộ 150 100,00 32 100,00 84 100,00 34 100,00 1. Kiểu chuồng 150 100,00 32 100,00 84 100,00 34 100,00

Hướng công nghiệp 92 61,33 32 100,00 60 71,40 0 0,00

Đơn giản 31 20,67 0 0,00 24 28,60 7 20,60 Tận dụng 27 18,00 0 0,00 0 0,00 27 79,40 2. Máng ăn 0 0,00 32 100,00 84 100,00 34 100,00 Cố định 135 90,00 32 100,00 84 100,00 19 55,90 Không cố định 15 10,00 0 0,00 0 0,00 15 44,10 3. Máng uống 150 100,00 32 100,00 84 100,00 34 100,00 Vòi uống tự động 103 68,67 32 100,00 60 71,40 11 32,40 Uống bằng máng 47 31,33 0 0,00 24 28,60 23 67,60

4. Nơi chứa phân 150 100,00 32 100,00 84 100,00 34 100,00

Bể có nắp kín 20 13,33 0 0,00 9 10,70 11 32,40

Bể Bioga 114 76,00 32 100,00 75 89,30 7 20,50

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

48

Đối với những hộ chăn nuôi QMV; trong tổng số 84 hộ điều tra loại hình QMV có 60 hộ xây dựng kiểu chuồng hướng công nghiệp chiếm 71,4%, 24 hộ có kiểu chuồng đơn giản chiếm 28,6%, kiểu chuồng này cũng có độ dốc và phân được đưa xuống bể có nắp kín. Tận dụng không có hộ nào.

Đối với nhóm hộ chăn nuôi QMN; kiểu chuồng đơn giản là 7 hộ chiếm 20,6%, tận dụng 27 hộ chiếm 74,4%.

Máng ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn có ở QML, QMV 100% số hộ điều tra đều xây máng cố định, hộ QMN máng ăn cố định 19 hộ, máng ăn không cố định 15 hộ. Đ.ối với máng uống, toàn bộ số hộ quy mô lớn và vừa khi xây dựng chuồng trại đều lắp hệ thống vòi uống nước tự động đảm bảo vệ sinh, nguồn nước uống sạch sẽ cho đàn lợn đồng thời giảm công lao động. Nhóm hộ QMCNN, chủ yếu là chuồng tận dụng, máng ăn tận dụng và nguồn phân chuồng cũng tận dụng cho trồng trọt nên nơi chứa phân này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người và gia súc.

Về chuồng trại, hầu hết các hộ có quy mô chăn nuôi lớn và một số hộ quy mô vừa đã chú ý xây dựng và cải tạo chuồng nuôi ở các mức độ khác nhau nhằm cải tạo tiểu khí hậu chuồng và điều kiện môi trường ở các mức độ khác nhau (chuồng nuôi cải tiến), tuy nhiên ở những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, do bị hạn chế vấn đề về vốn và kinh nghiệm nên họ không dám mạnh dạn đầu tư cho xây chuồng trại, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn sự phát triển của đàn lợn thịt và vấn đề bảo đảm vệ sinh phòng dịch bệnh cho đàn lợn.

Về xử lý chất thải, nhóm hộ quy mô chăn nuôi lớn và một số hộ quy mô vừa đã xây hầm Biogas trong khi ở nhóm hộ quy mô nhỏ, số hộ không sử lý chất thải chiếm đa số là ảnh hưởng tới sức khoẻ của chính bản thân hộ cũng như của những nhà xung quanh.

- Giống lợn: Hiệu quả chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và con giống. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng giống là yếu tố rất quan trọng bởi nó quyết định tới kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Thông thường nếu dùng một con giống tốt sẽ cho ra trọng lượng tối đa và chất lượng thịt lợn ngon, tỷ lệ nạc cao kích thích thị hiếu của người tiêu dùng. Trong chăn nuôi lợn, cùng một quá trình chăm sóc như nhau với những giống lợn khác nhau sẽ cho chúng ta kết quả khác nhau, do vậy mà kết quả chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào chủng loại, chất lượng, tình trạng sức khỏe của con

giống, môi trường và điều kiện ăn uống. Bình quân chung nguồn cung cấp giống lợn từ lợn nái gia đình chiếm tỷ lệ khá cao 87,3%, từ trong thôn xã là 12%, ngoại tỉnh 4% và công ty thực phẩm sạch Hải Phòng, Lạng Sơn là 3,3%. Những hộ chăn nuôi ở QML, QMV nguồn cung cấp giống chủ yếu là tự các hộ sản xuất chiếm 94% -100%/tổng số hộ điều tra. Ngoài ra các hộ chăn nuôi ở QMN thì họ chủ yếu mua nguồn giống nuôi từ trong thôn, xã chiếm 58,8%, ngoại tỉnh chiếm 11,8% và công ty thực phẩm sạch Hải Phòng, Lạng Sơn là 14,7%.

Bảng 4.11. Nguồn cung cấp lợn giống trong chăn nuôi lợn

Quy mô/ chỉ tiêu Bình quân/ hộ QML QMV QMN Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) I. Tổng số hộ điều tra 150 100 32 100 84 100 34 100 1. Tự sản xuất 131 87,3 32 100 79 94.1 20 58.8 2. Từ trong thôn, xã 5 3,3 0 0.0 0 0 5 14.7 3. Từ ngoại tỉnh 4 2,7 0 0.0 0 0 4 11.8 4. Từ công ty 10 6,7 0 0 5 5,9 5 14.7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Hiện nay con giống được bán trên thị trường giá rất đắt, qua khảo sát thị trường tôi biết hiện nay một con giống từ 11-13 kg được bán trên thị trường với giá giao động từ 1.100.000-1.200.000đồng/1con. Do vậy mà những hộ có QML, QMV thường tự sản xuất con giống để giảm giá thành đầu vào cho sản phẩm. Còn 1 số những hộ chăn nuôi ở QMN do điều kiện kinh tế có hạn nên thường phải mua giống của các gia đình trong thôn vì họ có thể mua dưới hình thức trả chậm hoặc mua chịu dài ngày. Trong quá trình điều tra tình hình tình công tác giống lợn trên địa bàn huyện tôi thấy, hầu hết các hộ chăn nuôi lợn thịt đều sử dụng con giống mà chính hộ tự sản xuất và của công ty, do vậy mà các mầm bệnh được đưa từ bên ngoài vào cũng hạn chế, đây là điều kiện rất tốt cho chăn nuôi lợn thịt trong các hộ gia đình phát triển tốt hơn. Chính vì lẽ đó việc đầu tư phát triển nguồn lợn giống tại địa phương tạo điều kiện ổn định để cho hộ chăn nuôi lợn nái và nuôi lợn thịt phát triển là một việc làm thiết thực nhằm thúc đẩy chăn nuôi lợn trong các hộ gia đình đạt kết quả cao và hiệu quả cao.

- Thức ăn: Chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn hướng nạc như xã Ngô Quyền. Thức ăn quyết định tới năng suất, khả năng sinh trưởng phát triển của đàn lợn. Chính vì vậy, trong thức ăn cho lợn nhất là lợn hướng nạc phải đảm bảo cung cấp đầy đủ như năng lượng, Protein thô cung cấp cho lợn rất quan trọng. Nhu cầu Protein để duy trì cơ thể, giúp cho lợn có thể sinh trưởng và phát triển ở mức tốt nhất cho khả năng đủ các Axít amin trong khẩu phần khiến cho tỷ lệ nạc trong thành phần thịt sẽ bị giảm đi. Nếu chế độ ăn thích hợp lợn sẽ hay ăn chóng lớn, chu kỳ chăn nuôi nhanh và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng các hộ gia đình do những hạn chế về mặt kỹ thuật, khả năng đầu tư cho chăn nuôi mà ảnh hưởng đến khẩu phẩn ăn về cả chất lượng, số lượng và hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn. Vì vậy việc nghiên cứu sử dụng thức ăn cho chăn nuôi lợn một cách hợp lý là một trong những vấn đề cần được quan tâm xem xét. Qua điều tra tại các hộ chăn nuôi ta có bảng về chế độ dinh dưỡng cho 1 kg tăng trọng đối với lợn nuôi thịt như sau:

Những hộ chăn nuôi ở QML, QMV họ chăn nuôi hầu hết theo phương thức chăn nuôi công nghiệp, song trong thành phần thức ăn hàng ngày mà các hộ sử dụng lại chủ yếu là thức ăn tinh chiếm 70 % đối với hộ QML, 65,9% đối với hộ QMV, 55,8% đối với hộ QMN. Thức ăn công nghiệp đối với hộ chăn nuôi QML chiếm 30%, hộ chăn nuôi QMV 29,3%, QMN là 14.9%. Các hộ chăn nuôi QMV, QMN đều sử dụng thức ăn xanh, song ở hộ QMN tỷ lệ thức ăn xanh là cao nhất 29,8 %. Với hàm lượng thức ăn mà hộ ở QML cho ăn thì lợn tăng trọng nhanh hơn, những hộ chăn nuôi ở QMN chăn nuôi theo kiểu tận dụng nên lợn tăng trọng chậm hơn thể hiện; hộ chăn nuôi ở QML để tăng trọng 1 kg thịt lợn hơi thì cần 2,8 kg thức ăn tinh gồm có ngô, khô đậu tương, cám gạo và 1,2 kg thức ăn công nghiệp (là cám viên hỗn hợp). Với lượng thức ăn này một tháng ở hộ QML 1 con lợn sẽ tăng trọng 28 kg. Hộ chăn nuôi QMV để tăng trọng 1 kg thịt lợn hơi thì cần 2,7 kg thức ăn tinh gồm có cám gạo, ngô, khô đậu tương, 0,2 kg thức ăn xanh và 1,2 kg thức ăn công nghiệp (là cám viên hỗn hợp). Với lượng thức ăn này một tháng ở hộ QMV 1 con lợn sẽ tăng trọng 21 kg. Hộ chăn nuôi ở QMN để tăng trọng 1 kg thịt lợn hơi thì cần 2,6 kg thức ăn tinh gồm có gạo, ngô, cám gạo, khô đậu tương, 1,4 kg thức ăn xanh và 0,7 kg thức ăn công nghiệp (là cám viên hỗn hợp). Với lượng thức ăn này một tháng hộ ở QMN 1 con lợn sẽ tăng trọng 19 kg.

Bảng 4.12. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn của các hộ điều tra

Tính cho 1 tạ lợn

Quy mô/ chỉ tiêu ĐVT

QML QMV QMN SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) I. Tổng khôi lượng thức ăn Kg 4.0 100 4.1 100 4.7 100

1. Thức ăn tinh Kg 2.8 70.0 2.7 65.9 2.6 55.3

Gạo Kg - - - - 0.6 12.8

Ngô Kg 1.2 30.0 1.5 36.6 0.5 10.6

Cám Kg 0.7 17.5 0.6 14.6 1.5 31.9

Khô đậu tương Kg 0.9 22.5 0.6 14.6 0.5 10.6

2. Thức ăn xanh Kg - - 0.2 4.9 1.4 29.8

3. Thức ăn công nghiệp Kg 1.2 30.0 1.2 29.3 0.7 14.9 II. Tổng BQ thức ăn/ kg thịt

1. BQ thức ăn tinh/kg thịt Kg 2.8 2.7 2.6

2. BQ thức ăn xanh /kg thịt Kg 2.0

3. BQ thức ăn công nghiệp/

kg thịt tăng Kg 0.2 0.2 0.1

4. Trọng lượng BQ/tháng Kg 28.0 21.0 19.0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) Qua số liệu phân tích trên nhận thấy để tăng trọng 1 kg lợn ở các xã điều tra cần số thức ăn là không như nhau, cũng như vậy giữa các hộ có quy mô chăn nuôi khác nhau số kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng cũng khác. Điều này có thể giải thích vì trình độ kỹ thuật chăn nuôi của các hộ là khác nhau, con giống khác nhau và cộng thêm vào đó là chuồng trại của các hộ gia đình không giống nhau ảnh hưởng đến tăng trọng của đàn lợn

Về tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn hầu hết các hộ chăn nuôi QMN đều sử dụng thức ăn từ phế phụ phẩm, từ những sản phẩm của ngành trồng trọt có chất lượng thấp (thức ăn xanh chiếm 29.8%), chỉ có hộ ở QML đã sử dụng phần lớn thức ăn công nghiệp trên thị trường hơn hộ ở QMV. Còn các hộ chăn nuôi ở QMN mới chỉ đầu tư với lượng nhỏ thức ăn công nghiệp vào những thời điểm khác nhau trong chu kỳ chăn nuôi nên hiệu quả đem lại chưa cao.

b. Vốn và phát triển thị trường vốn

Chăn nuôi lợn yêu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Vốn là yếu tố cơ bản quyết định tới khả năng chăn nuôi của các hộ chăn nuôi. Qua điều tra thực tế tôi thấy 100% số hộ chăn nuôi đều vay vốn từ ngân hàng hoặc từ người thân, bạn bè. Tình hình đầu tư vốn cho chăn nuôi được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.13. Tình hình đầu tư vốn cho chăn nuôi lợn của các hộ điều tra

Quy mô/ chỉ tiêu Bình quân/ hộ QML QMV QMN

Tr (%) Tr (%) Tr (%) Tr (%) BQ nguồn vốn 405 100 715 100 347 100 153 100 - Tự có 250 37,6 420 58,7 220 63,4 110 71,9 - Đi vay 155 23,3 295 41,3 127 36,6 43 28,1 + Vay ngân hàng 123,3 18,5 250 35 100 28,8 20 13,1 + Vay cá nhân 31,7 4,8 45 6,3 27 7,8 23 15 + Vay tổ chức xã hội 0 0 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Tổng vốn đầu tư bình quân của nhóm hộ quy mô lớn là 263 triệu/lứa với số lợn nuôi thịt từ 73 con/lứa. Mỗi con lợn giống ở quy mô này là 13,5 kg đến khi xuất chuồng đạt 93 kg thì phải cần khoảng 156,8 triệu tiền thức ăn (cho 73 con lợn) nên cần phải có lượng vốn tích trữ.

Nhóm hộ QMCNV, QMCNN với số lượng nuôi ít hơn. Những hộ ở QMCNV thông thường vì diện tích chuồng xây cố định nên mỗi lứa họ chỉ nuôi giao động trong khoảng từ 38-40 con/lứa và chi phí cho thức ăn mà hộ quy mô này đầu tư cho mỗi lứa lợn khoảng 87.970 nghìn đồng (cho khoảng 39 con lợn), những hộ QMCNN họ chỉ nuôi khoảng 15 con đổ về nên lượng vốn đầu tư/lứa thấp hơn so với nhóm hộ QMCNL.

Bảng 4.14. Tình hình đầu tư vốn cho chăn nuôi lợn

ĐVT: Tr.đ

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ

- Vốn đầu tư bình quân/hộ 473,75 419,88 405 88,63 96,46 92,46 - Vốn đầu tư bình quân/DN 220,00 221,25 223,51 100,57 101,02 100,79 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Mỗi hộ nuôi lợn đều cần một lượng vốn nhất định để xây dựng chuồng trại chi phí từ 600-700 triệu đồng cho hộ chăn nuôi QML, từ 350-400 triệu đồng cho hộ QMV, còn những hộ chăn nuôi ở QMN chuồng trại tận dụng nên chi phí xây dựng, sửa chữa chuồng trại không đáng kể chỉ khoảng từ 40-50 triệu đồng.

+ Về nguồn vốn đầu tư: Hầu hết những hộ ở QML, QMV thường là những hộ giàu tiềm lực về kinh tế và đã áp dụng được những kỹ thuật nuôi lợn chuyên nghiệp nhưng số lượng lợn nuôi/lứa lớn cộng thêm chi phí xây dựng chuồng trại nhiều, do vậy nguồn vốn tự có của họ chỉ chiếm từ 50% - 60% tổng số vốn đầu tư/lứa, còn lại họ phải đi vay từ 40% - 50% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó nhóm hộ chăn nuôi ở QMN là những hộ có kinh tế trung bình nguồn vốn tự có khoảng từ 80-100 triệu đồng. Với quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi ít, số lượng lợn/lứa ít, chuồng trại tận dụng do đó tổng vốn đầu tư để chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)