Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 96 - 100)

a. Lao động

Để phát triển sản xuất thì yếu tố con người luôn là tro ̣ng tâm. Sử dụng và khai thác nguồn vốn này có hiệu quả phụ thuộc vào tài năng, kinh nghiệm và trình độ quản lý, bộ máy điều hành của người quản lý trang trại hay nói tóm lại đó là nhờ vào yếu tố con người.

Chăn nuôi trong các trang trại khôngđòi hỏi chất lượng lao đô ̣ng cao nhưng lại mang tı́nh đă ̣c thù. Các doanh nghiệp tư nhân, các trang tra ̣i có quy mô thường phải thuê thêm nhiều lao đô ̣ng đi ̣a phương và hầu hết lao đô ̣ng phổ thông chưa qua đào tạo nên chất lượng lao động ở Tiên Lữ còn nhiều ha ̣n chế.

Trình độ của chủ hộ và người lao động trong nông nghiệp còn hạn chế, chủ trang trại hầu hết dựa vào kinh nghiệm để sản xuất, khó khăn khi tiếp cận với công nghệ mới trong chăn nuôi, thiếu thông tin thị trường.

- Việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, vốn vay ngân hàng còn khó khăn do thời gian làm thủ tục và được cấp vốn còn chậm.

- Trong thời gian gần đây tình hình dịch bệnh xảy ra khá phức tạp, ảnh hưởng tới tâm lý người chăn nuôi gia súc, các chủ trang trại không yên tâm để đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi.

Bảng 4.30. Tình hình tham gia đào tạo kỹ thuật chăn nuôi của các hộ chăn nuôi ở huyện Tiên Lữ

STT Địa điểm Số học viên Nghề học Năm học

1 Xã Hưng Đạo 1 Lớp = 40 HV Kỹ thuật nuôi Lợn 2016

2 Xã Ngô Quyền 1 Lớp = 48 HV Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản 2017

3 Thủ Sỹ 1 Lớp = 45 HV Kỹ thuật nông nghiệp 2018

4 Hải Triều 1 Lớp = 40 HV Kỹ thuật an toàn trong chăn nuôi 2016

6 UBND huyện 1 Lớp = 30 HV Kỹ thuật lai ghép giống 2017

7 Xã Nhật Tân

2 Lớp = 60 HV Kỹ thuật xây dựng chuồng trại

trong chăn nuôi 2018

8 Xã An Viên 2 Lớp = 60 HV Kỹ thuật nuôi Lợn thịt 2017

9 Xã Cương

Chính 1 Lớp = 30 HV

Kỹ thuật nuôi Lợn nái và chăm

sóc lơn giống 2016

10 Xã Trung Dũng 1 Lớp = 30 HV Kỹ thuật nuôi Trâu, bò 2018 Nguồn: UBND huyện Tiên Lữ (2018b)

b. Quỹ đất giành cho chăn nuôi

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất hàng hóa muốn phát triển trước tiên cần một diện tích đât đủ lớn để có thể xây dựng hệ thống chuồng trại, hệ thống công trình phục vụ sản xuất và một diện tích đất đủ lớn để tiến hành sản xuất. Có thể nói nguồn lực đất đai là điều kiện tiên quyết, quyết định và ảnh hưởng đến phương hướng sản xuất cũng như quy mô sản xuất của các trang trại.

Trung bình một trang trại chăn nuôi lợn thịt có khoảng 1,2 ha đất canh tác. Trung bình trang trại tổng hợp có diện tích khoảng 1,84 ha. Sự khác biệt về quy mô đât đai giữa các loại hình trang trại cũng thể hiện rõ quy mô và cơ cấu sản xuất của các loại hình trang trại. Các trang trại chăn nuôi lơ ̣n thi ̣t diện tích đất không cần nhiều như các trang trại kết hợp giữa chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hoặc trồng cây lâu năm.

Các trang trại tổng hợp có điều kiện về đất đai hơn nên diện tích chuồng trại chăn nuôi và khu vực chăn nuôi thường được bố trí cách xa khu nhà ở và khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường cho khu dân cư. Còn các trang trại chăn nuôi lợn thi ̣t do điều kiện đất đai hạn chế nên chuồng trại thường được xây dựng sát nhau, gần khu sinh hoạt của gia đình, nhất là các trang trại gần khu dân cư, từ đó khó đảm bảo được vệ sinh chuồng trại, kiểm soát dịch bệnh, cách ly khi có dịch

bệnh hoặc gây ô nhiễm môi trường.

c. Đầu tư vốn cho chăn nuôi

Vốn luôn là nhân tố quan tro ̣ng hàng đầu của mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh. Trong nông nghiệp vốn có không tác đô ̣ng trực tiếp vào quá trình sản xuất mà thông qua cây trồng, vâ ̣t nuôi, đất đai... Nó tồn ta ̣i ở nhiều hı̀nh thức khác nhau như máy móc và các tư liê ̣u sản xuất khác. Những hô ̣ có điều kiê ̣n về vốn tốt có thể đầu tư mở rô ̣ng quy mô sản xuất và thường đem la ̣i hiệu quả kinh tế cao hơn các trang trại thiếu vốn.

Các nguồn lực có vai trò quan tro ̣ng và quyết đi ̣nh trong quá trı̀nh phát triển sản xuất nhằm gia tăng về sản lượng cũng như giá tri ̣ của sản phẩm chăn nuôi.

Trong một doanh nghiệp, hợp tác xã, hô ̣ nông dân thı̀ vốn là vấn đề quan trọng và được quan tâm nhiều nhất, vốn hữu hình và vô hình đều cần thiết, không thể thiếu. Không có vốn hoặc quá ít vốn thı̀ các chủ thể không thể phát triển sản xuất có hiệu quả được. Vốn lớn giúp các đơn vị, hộ gia đı̀nh có thể ổn định và phát triển chăn nuôi tạo niềm tin và uy tín cho khách hàng, bạn hàng.

Nguồn vốn để phát triển chăn nuôi trong các trang trại luôn cần thiết phải có, tuy nhiên nguồn vốn thì có hạn nhất là trong điều kiện huy động vốn khó khăn. Vấn đề còn lại là mỗi trang trại muốn phát triển chăn nuôi phải kết hợp các nguồn tài lực và con người cụ thể như thế nào để có thể tiến hành phát triển sản xuất một cách nhanh chóng, thuận lợi và rút ngắn được thời gian chuẩn bị, có kết quả phát triển sản xuất cả về bề rộng và bề sâu.

Hầu hết các hộ và cơ sở chăn nuôi của huyện hiện nay đều rơi vào tình trạng thiếu vốn, đa số người nuôi nhận thức được quy trình kỹ thuật, nhưng khó khăn lớn là không có vốn để đầu tư. Họ thiếu vốn nên mua giống với giá rẻ nhưng kém chất lượng, khâu cải tạo và thiết bị cho quá trình nuôi không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật là nguyên nhân gây ra tình trạng đối tươ ̣ng nuôi chết và người nuôi bị thua lỗ. Thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động, nhưng các hộ chăn nuôi lại thiếu cả điều kiện thế chấp để vay vốn, khi sản xuất mở rộng thì nhu cầu vay vốn càng trở lên cấp thiết.

Vốn ảnh hưởng đến việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất chăn nuôi tập trung. Các hộ lựa chọn đối tượng nuôi cũng nhưng phương thức thâm canh ở mức độ nào trước hết quyết định bởi nguồn vốn sản xuất từ hộ. Những hộ nào có điều kiện về vốn sẽ dễ dàng tiếp cận các nguồn lực sản xuất chất lượng và có giá rẻ hơn những hộ không có điều kiện về vốn, phải mua chịu

các vật tư chịu lãi suất để sản xuất. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất của hộ. Cùng với đó, những hộ có tiềm năng về vốn khi gặp những rủi ro trong quá trình sản xuất thì hộ vẫn còn nguồn vốn để tái đầu tư vào sản xuất ở những vụ sau để thu hồi vốn; còn những hộ khi tiềm lực về vốn ít khi gặp các rủi ro trong sản xuất sẽ không có, hoặc phải đi vay vốn để đầu tư sản xuất, và sẽ ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư thâm canh và hiệu quả sản xuất của hộ, việc thu hồi vốn sẽ khó khăn hơn.

* Tình hình đầu tư vốn cho chăn nuôi lợn của các hộ điều tra

Chăn nuôi lợn yêu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Vốn là yếu tố cơ bản quyết định tới khả năng chăn nuôi của các hộ chăn nuôi. Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy 100% số hộ chăn nuôi đều vay vốn từ ngân hàng hoặc từ người thân, bạn bè. Tình hình đầu tư vốn cho chăn nuôi được thể hiện qua bảng sau;

Như vậy, chăn nuôi lợn thịt mới chỉ tập trung nhiều trong những nhóm hộ có tiềm lực kinh tế mạnh vì cần nguồn vốn đầu tư lớn. Còn nhóm hộ kinh tế kém vẫn chưa dám đầu tư vì họ không có tài sản thế chấp để vay vốn cộng thêm vài năm trở lại đây dịch bệnh trên lợn bùng phát. Điều này đã hạn chế đến sự phát triển chăn nuôi lợn trong nhóm hộ này.

Nhu cầu về vốn vay cho chăn nuôi lợn rất lớn trong khi đó lượng vốn cho vay của các ngân hàng còn rất hạn chế, lãi suất còn cao. Vì vậy muốn phát triển đàn lợn thịt trong nhóm hộ quy mô vừa và nhỏ nhất thiết phải có biện pháp hỗ trợ, tạo nguồn vốn đầu tư cho hộ.

Qua nghiên cứu, cho thấy các hộ có tiềm lực về vốn, thường mạnh dạn lựa chọn các đối tượng nuôi có giá trị cao, đòi hỏi đầu tư lơn về chi phí sản xuất. Nếu như không gặp rủi ro trong sản xuất thì kết quả và hiệu quả sản xuất đem lại cho những hộ này thường cao hơn rất nhiều so với các hộ khác. Những hộ có tiềm lực về vốn thương ưu tiên phát triển chuyên canh, đầu tư thâm canh để đem lại giá trị và hiệu quả cao hơn. Những hộ có tiềm lực về vốn ít thường lựa chọn các mô hình sản xuất kết hợp, lấy ngắn nuôi dài và hạn chế rủi ro trong sản xuất bằng các mô hình như.

Do vậy, để ngành chăn nuôi của huyện phát triển nhanh chóng trong thời gian tới thì huyện cần có chính sách cho những hộ chăn nuôi tập trung lớn tiếp cận được với các nguồn vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp, thời hạn vay vốn dài để các hộ có thể yên tâm vay vốn sản xuất; đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật; đầu tư thâm canh sản xuất; đầu tư các tiến bộ kỹ thuật, áp dụng các biện pháp xử lý ao nuôi, xử lý chất thải, trang thiết bị sản xuất tiên tiến nhằm tăng năng suất vật nuôi, tăng

thu nhập từ chăn nuôi lợn thịt cho hộ, hướng tới vừa sản xuất vừa đảm bảo chất lượng môi trường, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)