Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 45)

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Căn cứ vào tình hình thực tế chăn nuôi lợn thịt của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên tôi chọn lựa chọn 04 xã: Hưng Đạo, Hải Triều, Thủ Sỹ, Ngô Quyền làm địa bàn điều tra, nghiên cứu. Mẫu điều tra đảm bảo tính đại diện toàn vùng và suy rộng cho toàn huyện.

* Đặc điểm các xã nghiên cứu

+ Xã Hải Triều nằm phía Nam huyện Tiên Lữ với 2 thôn: Thôn Hải Yến, thôn Triều Dương. Tổng diện tích tự nhiên 890,32 ha (8.903.200 m2). Hải Triều là xã thuần nông với 85% dân số làm nông nghiệp. Diện tích rộng, dân số đông thứ 4 trong 15 xã, thị trấn. Hải Triều có đủ yếu tố để tiến tới sản xuất một nền nông nghiệp hàng hoá và phát triển mở rộng quy mô chăn nuôi. Ngoài việc sản

xuất nông nghiệp, lãnh đạo và các ban nghành đoàn thể của xã rất quan tâm đến phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn thịt và lựa chọn giống để chăn nuôi lợn thịt. Phát triển chăn nuôi lợn nhằm tận dụng được nguồn lao động dư thừa trong xã, nhất là nguồn lao động nông nghiệp luôn mang tính thời vụ. Với hệ thống đường giao thông thuận lợi và thị trường tiêu thụ thịt lợn đang khan hiếm (do những năm vừa qua lợn chết nhiều vì bệnh dịch) thì phát triển chăn nuôi lợn là việc mà lãnh đạo cũng như người dân ở đây rất quan tâm. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng thịt lợn cũng như khắc phục được những yếu tố rủi ro trong chăn nuôi lợn thì vịêc nghiên cứu về vấn đề này là rất cần thiết cho các xã làm điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Lữ và cho các huyện khác áp dụng khi có nhu cầu.

+ Xã Ngô Quyền nằm phía Tây huyện Tiên Lữ. Xã gồm 3 thôn: Nội Linh, Trịnh Mỹ, Đại Nại với tổng diện tích đất tự nhiên 996,9ha, trong đó đất nông nghiệp là 714,08 ha, đất phi nông nghiệp là 281,89 ha. Trong đất nông nghiệp có 616,21ha đất trồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu và 23,15 ha đất chuyên rau. Ngô Quyền từ xưa tới nay có truyền thống trồng trọt và phát triển chăn nuôi rất mạnh mẽ. Theo báo cáo của Phòng nông nghiệp&PTNT huyện thì Ngô Quyền là xã có diện tích trồng cây rau màu nhiều nhất và cho năng suất cao. Ngoài sản phẩm thu nhập từ trồng trọt do đem bán, người dân nơi đây còn tận dụng những phụ phẩm từ cây trồng để chế biến làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên với mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ và nguồn thức ăn cho lợn lại quá nhiều chất xơ nên dẫn đến việc nuôi nhiều lợn nhưng hiệu quả không cao và kéo dài thời gian nuôi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân và thời gian của người dân không được sử dụng vào việc khác.

+ Xã Thủy Sỹ nằm ở phía Tây Nam huyện Tiên Lữ. Phía Tây và phía Nam giáp thành Phố Hưng Yên và huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình. Xã gồm 5 thôn Ba Hàng, Nội Lăng, Tây Lĩnh, Lê Bãi, Toàn Tiến có đường tỉnh lộ chạy qua là tuyến giao thông thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá nông sản và các sản phẩm từ chăn nuôi. Diện tích tự nhiên là 607,77 ha trong đó đất nông nghiệp là 432,8 ha, đất phi nông nghiệp là 174,97 ha. Tổng dân số 4.790 người, mật độ dân số 787người/km2. Thủ Sỹ được xem như là một xã làm điểm để phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Một điểm rất thuận lợi nữa là người dân trong xã từ trước tới nay có bề dầy phát triển chăn nuôi lợn. Nhiều trang trại lợn được xây dựng lên thay thế những loại cây trồng ít có giá trị về kinh tế. Bên cạnh đó, do thuận lợi về vị trí địa lý nên Thủ Sỹ có thể nhập nguồn thức ăn gia súc từ hai

huyện thị. Nơi nào rẻ, sản phẩm chất lượng cao thì bà con nơi đây mua về. Tuy nhiên, xét về phương thức chăn nuôi thì bà con nơi đây vẫn chăn nuôi theo kiểu nhỏ lẻ, giống lợn nơi đây chủ yếu là giống có tỷ lệ máu ngoại thấp, công tác thú y cho đàn lợn vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Do đó, việc nghiên cứu về tình hình chăn nuôi lợn ở Thủ Sỹ là điều rất cần thiết cho bà con cũng như góp phần vào việc phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tiên Lữ.

Bảng 3.2. Mẫu điều tra hộ chăn nuôi lợn thịt

Chỉ tiêu Tổng

Xã Hải Triều

Xã Hưng

Đạo Xã Ngô Quyền Xã Thủ Sỹ Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tống số điều tra 158 50 33,3 43 28,7 40 26,7 17 11,3 Nhóm hộ quy mô lớn (>50 con/ lứa) 32 12 24,0 9 21,0 6 15,0 5 14,7 Nhóm hộ quy mô vừa (20- 49 con/ lứa) 84 28 56,0 22 14,7 27 67,5 7 41,1 Nhóm hộ quy mô nhỏ (<20 con/ lứa) 34 10 20,0 12 8,0 7 17,5 5 29,4 Cán bộ phụ trách nông nghiệp, thú y xã, huyện 8 2 16 2 16 2 16 2 16

+ Xã Hưng Đạo nằm ở gần Trung tâm huyện, cạnh huyện Ân Thị , có nhiều tuyến giao thông thuận lợi chạy qua như Quốc lộ 38, đường liên huyện chạy qua. Phía Bắc giáp thị trấn Ân Thị. Hưng Đạo là xã nằm trong diện quy hoạch đô thị và công nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã 1.022,74ha, trong đó đất nông nghiệp là 685,09 ha, đất phi nông nghiệp là 337,65 ha. Xã có tiềm lực kinh tế rất mạnh, mức thu nhập của người dân cao. Đây là điều kiện thuận lợi để đưa đàn lợn thịt, nhất là lợn thịt hướng nạc vào xã bởi phương thức chăn nuôi này cần có nguồn vốn đầu tư cao không tốn thời gian và cũng không

cần nhiều lao động từ đó có thể nhân rộng ra các xã khác trên địa bàn huyện. Căn cứ vào tình hình thực tế chăn nuôi lợn thịt của huyện Tiên Lữ, tôi chọn các hộ gia đình đại diện chủ yếu chăn nuôi loại lợn thịt theo các quy mô lớn, vừa, nhỏ. Mẫu điều tra đảm bảo tính đại diện cho các loại hình sản xuất; căn cứ vào số lượng, quy mô, cơ cấu mẫu tại các xã của huyện. Tôi chọn ra 150 hộ ở 4 xã để tiến hành nghiên cứu, điều tra với cơ cấu mẫu như sau:

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thông tin thứ cấp

+ Thu thập số liệu đã công bố từ sách, báo, tạp chí ở thư viện, tư liệu khoa, hiệu sách, Cục thống kê, về tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam và thế giới, về thị trường tiêu thụ thịt lợn trong phạm vi nghiên cứu đề tài.

+ Thu thập số liệu cơ bản về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện qua các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của Phòng thống kê, Phòng tài nguyên môi trường, Phòng nông nghiệp &PTNT và của UBND các xã đại diện nghiên cứu.

* Thu thập số liệu thông tin sơ cấp

Tôi tiến hành thu thập số liệu về hiện tượng nghiên cứu bằng phương pháp điều tra chọn mẫu. Thiết kế phiếu điều tra dựa trên cơ sở mà đề tài nghiên cứu và tình hình cụ thể tại điểm nghiên cứu. Sau đó phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt.

- Mục đích cuộc điều tra: Qua điều tra, nhận định một cách khách quan toàn bộ sự vật và hiện tượng của đơn vị điều tra thông qua những khía cạnh như: Trình độ văn hoá, thu nhập, mức sống, nhân khẩu và lao động, tình hình chăn nuôi lợn của hộ trong thời gian qua, những kết quả đã đạt được và hạn chế cần khắc phục để từ đó đánh giá đúng thực trạng toàn bộ ngành chăn nuôi của huyện trong thời gian qua.

* Đối tượng và đơn vị điều tra

- Hộ đại diện về khả năng chăn nuôi lợn, những hộ này phải có quy mô chăn nuôi lớn, chăn nuôi vừa và chăn nuôi quy mô nhỏ (bảng mẫu hộ gia đình điều tra).

- Nội dung điều tra: Từ mục đích điều tra tôi xây dựng phiếu điều tra gồm 5 phần chính sau:

2. Nguồn vốn trong nông hộ

3. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018 của nông hộ gồm trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và các ngành khác.

4. Tình hình về chăn nuôi lợn của hộ trong các năm qua; quy mô chăn nuôi, chuồng trại, giống lợn, nguồn thức ăn, công tác thú y, hình thức chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, hiệu quả nuôi lợn so với các ngành khác...

5. Các kiến nghị của hộ nông dân về phát triển chăn nuôi lợn nói chung và lợn thịt nói riêng.

- Phương pháp điều tra: Tôi tiến hành điều tra trực tiếp nông hộ theo mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước. Mục đích nắm bắt thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phạm vi điều tra

Tại 4 xã Hưng Đạo, Hải Triều, Thủ Sỹ, Ngô Quyền trên địa bàn huyện đại diện về địa lý, kinh tế, khả năng phát triển việc chăn nuôi lợn thịt để từ đó đánh giá đúng thực trạng chăn nuôi lợn thịt trong thời gian qua cũng như góp phần đưa ra được những giải pháp cho việc phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Cách thức xử lý số liệu: Sau khi thu thập đủ số liệu điều tra các hộ, tôi tiến hành kiểm tra, chuẩn hoá lại các thông tin cần thiết, loại bỏ các thông tin kém giá trị, thiết lập các biểu thống kê và các biểu tổng hợp theo ý tưởng nghiên cứu.

- Công cụ xử lý số liệu: Tôi sử dụng chương trình M.EXEL để sử lý số liệu qua biểu tổng hợp điều tra

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin * Phương pháp thống kê mô tả * Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này giúp cho việc điều tra, thu thập được những tài liệu mang tính đại diện cao, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được chính xác cũng như việc phân tích tài liệu khoa học, khách quan, phản ánh đúng nội dung cần nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp thống kê kinh tế tôi tiến hành phân tổ thống kê các nhóm hộ theo tiêu thức quy mô chăn nuôi lợn thịt của hộ. Phân theo tiêu thức này để có thể so sánh được mức độ đầu tư chi phí và hiệu quả đạt được giữa các

quy mô chăn nuôi khác nhau. Từ đó có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với từng nhóm hộ và có sự tác động phù hợp.

*Phương pháp so sánh

Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là để so sánh giữa các nhóm hộ có quy mô chăn nuôi khác nhau, các xã về kết quả chăn nuôi lợn thịt, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giữa các năm để thấy được tốc độ phát triển. So sánh kết quả, hiệu quả giữa chăn nuôi lợn thịt và sản xuất trồng trọt để thấy được vị trí của chăn nuôi lợn thịt trong nông nghiệp. Từ đó đưa ra các biện pháp tác động phù hợp với từng yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn thịt.

* Phương pháp phân tích SWOT

Việc phân tích tổ chức sản xuất; đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cũng được tiến hành với sự phối hợp của các phương pháp và công cụ khác nhau.

* Phương pháp chuyên gia

Được sử dụng nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học trong việc phát triển chăn nuôi lợn thịt để có những hiểu biết thêm giúp cho việc tìm ra những giải pháp thiết thực mang tính khả thi cao.

3.3. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU * Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế * Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế

- Tổng chi phí (TC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất, tài chính và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất

TC = Ci + S Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ I trong một năm S là tổng chi phí trả công lao động

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất

IC = Ci

- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản xuất và dịch vụ mà các hộ sản xuất kinh doanh nghề dệt thu được trong một năm, tính cho một hộ

GO = Pi * Qi. Trong đó: Qi: khối lượng sản phẩm thứ i

Pi: giá trị của sản phẩm thứ I tương ứng.

ra trong một chu kỳ sản xuất, nó bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

VA = GO – IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của hộ bao gồm thu nhập của công lao động khi tiến hành sản xuất đã trừ thuế và khấu hao tài sản cố định

MI = VA – (T + A) Trong đó: A là khấu hao tài sản cố định T là thuế

- Tỷ lệ giá trị sản xuất trên tổng chi phí (GO/TC) - Tỷ lệ thu nhập hỗn hợp trên chi phí (MI/TC)

- Các chỉ tiêu phản ánh phát triển chăn nuôi lợn thịt về lượng

+ Số đầu con qua các năm

+ Cơ cấu trên hộ, trên quy mô qua các năm + Quy mô chăn nuôi từng loại hộ

- Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả hiệu quả sản xuất ngành chăn nuôi

+ Trọng lượng thịt hơi xuất chuồng + Giá trị sản xuất

+ Cơ cấu thu nhập + Thu nhập hỗn hợp

+ Thu hút sử dụng lao động

- Các chỉ tiêu phản ánh về nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt

+ Chi phí sản xuất + Chi phí thức ăn + Giá đầu vào, đầu ra

+ Thị trường tiêu thụ, thú y, thức ăn, dịch bệnh + Vốn đầu tư cho phát triển chăn nuôi

+ Nguồn giống phát triển chăn nuôi + Quy trình kỹ thuật

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả xã hội

- Thu nhập

- Số lao động được giải quyết việc làm.

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường

- Tỷ lệ chuồng trại có hệ thống xử lý chất thải = (số chuồng trại có hệ thống xử lý chất thải/tổng số chuồng trại chăn nuôi lợn) x 100%.

- Tỷ lệ số hộ điều tra đánh giá về mức độ ô nhiễm môi trường: Không khí, nước.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT BỀN VỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN

4.1.1. Thực trạng phát triển quy mô chăn nuôi Lợn thịt

4.1.1.1. Số lượng, quy mô số hộ chăn nuôi lợn thịt

Với những điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, ngành chăn nuôi của Huyện những năm gần đây có sự gia tăng mạnh về số lượng đàn vật nuôi.

Bảng 4.1. Số lượng, quy mô hộ chăn nuôi lợn thịt huyện Tiên Lữ qua các năm Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 Bình quân 17/16 18/17 BQ 1.Tổng đàn lợn thịt Con 86.523 86593 89586 100,08 103,46 101,75 -Lợn nội Con 15.760 14020 13160 88,96 93,87 91,38 -Lợn ngoại Con 31.610 31160 33015 98,58 105,95 102,20 -Lợn lai Con 39.153 41413 43411 105,77 104,82 105,30 2. Số hộ nuôi hộ 1838 1840 1899 100,11 103,21 101,65 - QML hộ 525 520 521 99,05 100,19 99,62 - QMV hộ 1053 1051 1100 99,81 104,66 102,21 - QMN hộ 260 269 278 103,46 103,35 103,40

3. Số Trang trại Trang

trại 1 1 3 100,00 300,00 173,21

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Lữ, 2018) Chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tiên Lữ phát triển theo mô hình nông hộ nhỏ lẻ là chủ yếu. Thực tế cho thấy, chăn nuôi theo mô hình hộ nhỏ lẻ là kém hiệu quả nên đang có xu hướng giảm chuyển dần sang hình thức chăn nuôi quy mô lớn và chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)