Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 85 - 96)

a. Chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi

Chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi là một trong những nội dung quan trọng nhất để phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện. Tránh tình trạng người dân tự phát chăn nuôi ồ ạt, không tìm được đầu ra tiêu thụ sản phẩm, gây nên nhiều hậu quả, hệ lụy kéo theo. Chính vì vậy, để phát triển chăn nuôi lợn thịt, các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương đã đưa ra và thực hiện các chủ trương, chính sách như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giống, quy

trình sản xuất, kỹ thuật chăn nuôi.... Cụ thể như sau: - Các chủ trương, chính sách của Trung ương

Những năm gần đây quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra là từng bước hoàn thiện những chủ trương chính sách nhằm phát triển chăn nuôi đặc biệt là chú ý đến chăn nuôi lợn một ngành sản xuất truyền thống và chiếm tỷ trọng cao trong chăn nuôi. Về vấn đề này đã được thể hiện rõ trong các Thông tư, Nghị định, Quyết định của Chính phủ như: Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/01/2008 về việc phê duyệt chiến lược chăn nuôi quốc gia đến năm 2020; Quyết định số 2194/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/12/2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi thủy sản đến năm 2020; Quyết định số 166/2001/QĐ-TTg về việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông dân. Nội dung của Quyết định này chủ yếu là tạo điều kiện cho nông dân trong vấn đề đầu vào như ưu đãi vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông...đối với doanh nghiệp nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế vào cuộc với người dân trong việc chăn nuôi, thu gom, chế biến và xuất khẩu. Song song với việc đó, Bộ thương mại cũng tìm cách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xuất khẩu thịt lợn duy trì thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, tiếp tục tìm kiếm thị trường mới.

- Chủ trương, chính sách của địa phương

Các tổ chức, cá nhân đầu tư cho phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện được hưởng các chính sách hiện hành của Nhà nước. Đối với các chính sách chưa có trong các chương trình mục tiêu quốc gia thì được hỗ trợ từ nguồn ngân sách của tỉnh, huyện và các chương trình mục tiêu khác, như sau: Hỗ trợ về công tác thú y, hỗ trợ một phần kinh phí mua con giống, hỗ trợ lãi xuất ngân hàng vay mua con giống, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khu chăn nuôi tập chung xa khu dân cư, hỗ trợ xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung… được thể hiện ở các quyết định: Quyết định số 1497/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh “Về việc tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2011-2015 và ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2011-2015”; Quyết định số 1979/QĐ-UBND, ngày 23/11/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh “Về việc phê duyệt Đề án phát triển sẩn xuất giống cây trồng vật nuôi

chất lượng cao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020”; Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 10/10/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tiên Lữ khóa XXIV về Chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2011 – 2015.

* Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng

Hiện nay trên địa bàn huyện, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng đang từng bước được hoàn thiện. Hệ thống giao thông đường huyện đã được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho quá trình vận chuyển lưu thông sản phẩm chăn nuôi.

Việc phát triển một cách tự phát thiếu quy hoạch của một số hộ trong chăn nuôi đã gây trở ngại tới quá trình phát triển chăn nuôi lợn và gây ảnh hưởng tới kết quả của ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện.

Trong nhiều năm, đã có nhiều chương trình, chính sách của Trung ương về phát triển chăn nuôi lợn như chính sách về đất đai, chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi vay vốn ưu đãi, hỗ trợ về con giống và xây dựng chuồng trại…. Các chính sách đã tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện Tiên Lữ

b. Thời tiết, khí hậu, địa hình

Chăn nuôi lợn thịt chịu ảnh hưởng khá nhiều của thời tiết khí hậu. Thực tế cho thấy, tại những nơi có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi sẽ hạn chế được những bất lợi rủi ro do thiên nhiên gây ra. Huyện Tiên Lữ nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, mùa hè nắng nhiệt độ cao mưa nhiều, mùa đông lạnh nhiệt độ thấp, mưa ẩm gây bất lợi cho việc phát triển chăn nuôi lợn.

Địa hình của huyện Tiên Lữ cũng khá bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các ngành kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi lợn thịt nói riêng.

c. Vị trí địa lý, đất đai

Đất đai cho phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Tiên Lữ khá dồi dào. Theo báo cáo của Phòng tài nguyên môi trường năm 2018, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 24,3 ha là một lợi thế để mở rộng quy mô chăn nuôi. Do đó, cần giảm diện tích đất chưa sử dụng, tăng diện tích đất nông nghiệp, quy hoạch mở rộng chăn nuôi đất chuyên dùng và đẩt ở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi lợn.

c. Sự phát triển kỹ thuật và tiến bộ mới trong chăn nuôi lợn thịt * Tình hình sử dụng chuồng trại chăn nuôi của các hộ điều tra

Về chuồng trại, hầu hết các hộ có quy mô chăn nuôi lớn và một số hộ quy mô vừa đã chú ý xây dựng và cải tạo chuồng nuôi ở các mức độ khác nhau nhằm cải tạo tiểu khí hậu chuồng và điều kiện môi trường ở các mức độ khác nhau (Chuồng nuôi cải tiến), tuy nhiên ở những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, do bị hạn chế vấn đề về vốn và kinh nghiệm nên họ không dám mạnh dạn đầu tư cho xây chuồng trại, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn sự phát triển của đàn lợn thịt và vấn đề bảo đảm vệ sinh phòng dịch bệnh cho đàn lợn.

Về xử lý chất thải, nhóm hộ quy mô chăn nuôi lớn và một số hộ quy mô vừa đã xây hầm Biogas trong khi ở nhóm hộ quy mô nhỏ, số hộ không sử lý chất thải chiếm đa số là ảnh hưởng tới sức khoẻ của chính bản thân hộ cũng như của những nhà xung quanh.

* Con giống

Tuy nhiên hiện nay có một thực tế là bà con nông dân ở nhiều nơi lâu nay chăn nuôi tự phát, thiếu thông tin về giống và luôn bị động trong khâu chọn mua lợn giống nên việc mua lợn giống trôi nổi ngoài thị trường gây ra rất nhiều rủi ro cho người dân về bệnh tật, chất lượng giống cũng như giá cả. Mua phải nguồn giống kém chất lượng dẫn tới cho năng suất thấp hoặc phải đối phó với nguy cơ dịch bệnh triền miền thì thiệt hại kinh tế là điều không tránh khỏi. Biện pháp nhằm tránh rủi ro về giống trước hết phải ở chính hộ chăn nuôi, hộ phải chịu khó học hỏi kinh nghiệm những hộ thành công trong chăn nuôi, tìm mua sách hướng dẫn khâu chọn giống lợn tốt hiện có bán rất nhiều trên thị trường sách để đọc và tích luỹ kinh nghiệm cho hộ.

* Nguồn thức ăn

Trong chăn nuôi hiện nay, lượng thức ăn sử dụng là khá lớn, đối với lợn thì thức ăn chính chủ yếu là các loại cám tổng hợp, cám đậm đặc, các loại thực phẩm khác như khoai, sắn… mang những yếu tố dinh dưỡng bổ sung cần thiết cho cho lợn. Xu hướng và thói quen sử dụng các loại thức ăn bên ngoài của các hộ ngày càng cao, vì thế nên lượng thức ăn dành cho chăn nuôi luôn ổn định và các hộ có thể chủ động được.

Để phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững thì cần phải phát huy hơn nữa về việc đáp ứng đầy đủ và kịp thời thức ăn cho lợn để có thể sinh trưởng và phát triển

một cách tốt nhất. Việc quy hoạch chăn nuôi tập trung song song cùng với công tác dự trữ thức ăn cho đàn lợn trong kế hoạch huyện trong tương lai sẽ góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt đối với các hộ chăn nuôi lợn thịt trong toàn huyện.

- Tình hình bệnh dịch và công tác thú y

Trong những thời gian qua, hộ chăn nuôi lợn luôn gặp phải những rủi ro về dịch bệnh truyền nhiễm như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn, đóng dấu lợn, dịch bệnh lợn tai xanh…những dịch bệnh này ảnh hưởng rất xấu đến đàn lợn. Dịch tả lợn vẫn gây rủi ro rất lớn đến việc đầu tư phát triển chăn nuôi lợn. Hiện nay ở nước ta xuất hiện một loại dịch bệnh mới ở đàn lợn còn được gọi là dịch lợn tai xanh, lở mồn long móng. Dịch bệnh này được ví như một cơn lũ quét với ngành chăn nuôi lợn, khi nó đã qua vùng nào thì vùng đó sẽ bị cuốn trôi theo nó. Điều đáng lo ngại là nguy cơ khan hiếm thịt lợn, đặc biệt là đàn lợn giống sẽ rất lớn vì dịch bệnh này chủ yếu tấn công vào đàn lợn nái. Dịch tai xanh, lây lan rộng tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi nói chung và làm thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế đối với hộ chăn nuôi. Để giảm thiểu thiệt hại về mặt kinh tế đối với rủi ro dịch bệnh đàn lợn thì công tác thú y cũng như việc phòng bệnh, chữa bệnh cho đàn lợn cần phải được nâng cao. Đối với lợn con nuôi thịt thì cần phải được tiêm phòng các loại vacin như vacin sưng phù đầu, vacin dịch tả lợn. Đối với lợn thịt thì trong quá trình nuôi phải tiêm các loại thuốc phòng bệnh, khi xuất bán phải mua thuốc tẩy chuồng diệt các loại nấm mốc nhằm tránh vi rút, vi khuẩn tấn công vào đàn lợn sau.

* Tình hình dịch bệnh và công tác thú y ở các hộ điều tra

Công tác thú y năm 2018 gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là kinh phí tiêm phòng không chủ động được cộng với sự thay đổi về khí hậu thời tiết khiến dịch bệnh phát sinh gây nên đàn lợn thịt chết nhiều. Tuy số lượng đàn lợn được tiêm phòng đầy đủ (trích theo báo cáo Phòng nông nghịêp&PTNT huyện Tiên Lữ) nhưng qua điều tra khảo sát các nhóm hộ của 4 xã điều tra thì đã có tới 565 con lợn thịt chết vì dịch bệnh và những loại bệnh khác, đàn lợn chủ yếu mắc các bệnh về dịch tả, tụ huyết trùng và một số bệnh khác. Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm diễn biến cấp tính gây tử vong hàng loạt không những cho lợn mà còn gây tử vong cho hàng loạt đàn trâu bò. Vốn bỏ ra nhiều, lợn chết cũng nhiều, nguồn thức ăn cho lợn giá không ổn định tăng thường xuyên, thu không đủ bù chi nên dẫn tới tình trạng các hộ chán nản, bỏ cuộc, không dám đầu tư. Với tình

trạng này kéo dài thì không những ảnh hưởng tới thu nhập của chính hộ chăn nuôi và còn ảnh hưởng rất lớn tới ngành chăn nuôi.

* Khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật và tập huấn

Thực hiện tốt công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật và tăng cường tập huấn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất phát huy được các nguồn lực sẵn có, áp dụng triển khai sản xuất chăn nuôi một cách khoa học, giúp tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi.

Bảng 4.27. Trình độ nhận thức của chủ hộ nông dân

ĐVT: % Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) 1. Giới tính Nam 45,12 Nữ 54,88 2. Tuổi 43 3. Trình độ Cấp 1 32,45 Cấp 2 58,22 Cấp 3 9,33

3. Hiểu biết của chủ hộ về chăn nuôi

Tốt 7,20

Trung bình 75,80

Kém 17,00

- Khuyến nông

Các khuyến nông viên của xã có trình độ, trung cấp năng lực và nhiệt tình. Các xã luôn phối hợp với Trạm khuyến nông huyện tổ chức mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân trong xã góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế của xã.

Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp trong quá trình chăn nuôi của từng hộ cũng như trong toàn xã, nên đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở của xã chưa đáp ứng được tốt yêu cầu của người sản xuất, còn gây nên những bức xúc trong một số bộ phận các hộ nông dân trong địa bàn xã, nguyên nhân cũng là do một phần trình độ cán bộ khuyến nông viên còn hạn chế và chế độ ưu đãi của xã dành cho các khuyến nông viên chưa thật sự nhiệt tình với công việc của mình. Điều này cũng đang là một yếu tố làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt.

- Chuyển giao kỹ thuật

Các mô hình chuyển giao kỹ thuật được thực hiện từ năm 2009 trở lại đây bao gồm xây dựng các mô hình trình diễn chăn nuôi an toàn, tiêm phòng cho lợn thịt…. Mặc dù việc chuyển giao kỹ thuật đã được quan tâm và hưởng ứng, tuy nhiên, số lượng người tham gia vẫn còn thấp. Do vậy, để phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững cần tổ chức, tiến hành hoạt động chuyển giao kỹ thuật với số lượng nhiều hơn, xuống tận các thôn xóm.

- Tập huấn

Bảng 4.28. Kết quả và hiệu quả công tác tập huấn đào tạo cho các hộ nông dân

Chỉ tiêu

Hưng Đạo Hải Triều Thủ Sỹ Ngô Quyền

Số hộ CC(%) Số hộ CC(%) Số hộ CC(%) Số hộ CC(%) 1.Số hộ tham gia tập huấn 34 85,00 31 90,00 32 80,00 29 85,00 2. Số hộ không tham gia 6 15,00 4 10,00 8 20,00 6 15,00 3.Đánh giá của người dân về Chương trình tập huấn 40 100,00 35 100,00 40 100,00 35 100,00 - Cần thiết 32 80,00 26 75,00 34 85,00 28 80,00 - Bình thường 8 20,00 9 25,00 6 15,00 7 20,00 4.Đánh giá của người dân về nội dung tập huấn

40 100,00 35 100,00 40 100,00 35 100,00

- Phù hợp 30 75,00 28 80,00 36 90,00 30 85,00

- Bình thường 10 25,00 7 20,00 4 10,00 5 15,00

Tổng 40 100,00 35 100,00 40 100,00 35 100,00 So với việc triển khai các lớp khuyến nông và các mô hình chuyển giao kỹ thuật, số lượng người tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về chăn nuôi là khá cao và tăng dần qua các năm. Các lớp tập huấn, hội thảo được tổ chức tương đối rộng khắp, có nhiều nội dung mới và bao quát được nhiều vấn đề liên quan đến chăn nuôi. Theo thống kê của xã, các chương trình tập huấn đã được phổ biến đến các thôn trước lịch tập huấn rất lâu, mọi người có thể đăng kí và tham gia. Tuy nhiên,

qua quá trình trình điều tra cho thấy, các buổi tập huấn về các nội dung này chưa thật sự đến được với tất cả các hộ chăn nuôi.

Nhìn chung, các chương trình tập huấn trên địa bàn xã mặc dù có những bất cập nhất định nhưng nhìn chung về cơ bản vẫn đáp ứng đủ những yếu tố cần thiết. Do đó, để phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững thì công tác tập huấn cần phải được duy trì thường xuyên và mở rộng quy mô đến với từng hộ dân (đặc biệt là hộ nghèo), với những hộ chăn nuôi có nhu cầu cần thiết để nâng cao nhận thức và trình độ cho họ để ngành chăn nuôi lợn thịt phát triển bền vững.

d. Liên kết giữa các tác nhân trong chăn nuôi lợn

Hầu hết các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã đều liên kết với đại lý, doanh nghiệp chuyên bán các loại thức ăn chăn nuôi. Qua điều tra thực tế 79% số hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 85 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)