hơn các nhóm hộ kia, họ có kinh nghiệm trong sản xuất và chịu khó học hỏi cái mới. Bên cạnh đó họ có điều kiện quan hệ rộng, khả năng nắm bắt thông tin khoa học, kỹ thuật và thị trường nhanh nhạy. Mặt khác do có sự hiểu biết nên họ có thể lựa chọn đầu vào, đầu ra thích hợp. Ngoài ra nhóm hộ này có hệ thống chuồng trại, điều kiện chăm sóc tốt hơn nên trong chăn nuôi lợn ít bị rủi ro bệnh tật.
Bảng 4.22. Hiệu quả kinh tê trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ
(tính bình quân cho 1000 con lợn)
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô chăn nuôi Năm
QMN QMV QML 2016 2017 2018
GO/IC Lần 1.56 1.71 1.69 1.78 0.95 1.45
VA/IC Lần 0.56 0.71 0.69 0.78 -0.05 0.45
MI/IC Lần 0.47 0.63 0.62 0.71 -0.11 0.38
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) + Đối với nhóm hộ chăn nuôi QMN do không có điều kiện đầu tư vốn, kỹ thuật cho chăn nuôi lợn nên thời gian tương đối dài, giống mua nhỏ nên đã phần nào ảnh hưởng tới chu kỳ sản xuất do mức đầu tư chi phí thức ăn cao hơn. Nhóm
hộ này có trình độ văn hoá thấp, trình độ chuyên môn thấp, hệ thống chuồng trại bố trí không hợp lý dẫn đến lợn thường hay mắc bệnh và ảnh hưởng tới chu kỳ sản xuất và thu nhập của hộ.
Trong những năm trở lại đây có thể nói chăn nuôi lợn thịt trong các hộ gia đình đã có sự phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên để ngành chăn nuôi lợn thịt phát triển hơn nữa, mang lại hiệu quả cao hơn nữa cho người chăn nuôi và dần trở thành một ngành sản xuất chính thì cần phải có chính sách về giống, về thức ăn cho chăn nuôi lợn, trồng trọt tiêu thụ nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn thịt ngày một đổi mới vững bước đi lên.
4.1.7. Lao động việc làm và xóa đói, giảm nghèo
a. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt góp phần thúc đẩy người dân hăng say sản xuất, đáp ứng nhu cầu thu nhập, tăng thu nhập cho người nông dân, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho người lao động nhất là lao động nông nhàn, giảm được tệ nạn xã hội; tận dụng được lao động gia đình, tiết kiệm chi phí, phát huy hiệu quả của đồng vốn tự có cũng như đồng vốn vay. Dù rằng tại Tiên Lữ, số lao động đang tham gia chăn nuôi lợn thịt của các hộ chưa nhiều, chỉ từ 2 đến 3 lao động, thu nhập chưa cao. Tuy nhiên, đối với lao động trong nông nghiệp việc tạo thêm được công ăn việc làm, có thêm một chút thu nhập đã giúp họ cải thiện thêm cuộc sống khá nhiều, đồng thời cũng giúp họ gắn bó hơn với quê hương, mảnh đất họ đang sống và gắn bó hơn với nông nghiệp.
Bảng 4.23. Tình hình lao động việc làm trong phát triển chăn nuôi lợn thịt huyện Tiên Lữ Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 BQ Tổng số lao động 44.077 45.286 46.486 102,74 102,65 102,67 1. Nông nghiệp 22.319 22.378 23.080 100,26 103,14 101,56 1.1 Trồng trọt 12.351 12.304 12.504 99,62 101,63 100,62 1.2 Chăn nuôi 1.925 1.931 1.945 100,31 100,73 100,52 1.3 Chăn nuôi lợn thịt 8.043 7.543 8.231 93,7 109,1 101,4 2. Công nghiệp - TTCN 10.213 10.895 11.549 106,68 106,00 106,34 3. TM-DV 5.484 5.049 5.307 92,07 105,11 98,37 4. Lao động Khác 5.991 6.560 6.550 109,50 99,85 104,56
Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi lợn thịt còn gián tiếp tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác như: Xây dựng, kinh doanh dịch vụ, buôn bán… từ đó tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Trong tổng số lao động của huyện thì chiếm tỷ lệ cao vẫn là lao động nông nghiệp. Trong đó, lao động cho trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất. Lao động trong chăn nuôi cũng cao do một phần lao động trồng trọt nằm trong đó, bởi vì lao động chăn nuôi và lao động trồng trọt không tách rời nhau. Trên địa bàn huyện, hầu như hộ trồng trọt đều chăn nuôi để tận dụng phụ phẩm từ trồng trọt và tận dụng lao động. Cũng như vậy, lao động trong chăn nuôi lợn thịt cũng không tách rời lao động chăn nuôi nói chung. Trong khi số lao động của huyện tăng dần qua các năm thì số lao động trong chăn nuôi lợn cũng tăng dần qua các năm. Đó là do các hộ gia đình đã nhận thấy hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi lợn thịt nên quan tâm đầu tư vào phát triển chăn nuôi hơn. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy trình độ của người dân trong chăn nuôi lợn thịt còn rất nhiều hạn chế đặc biệt về kỹ thuật chăn nuôi, chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm lâu năm chứ không qua một lớp học hay tập huấn nào.
- Để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn cho hộ đòi hỏi hộ phải học hỏi tiến bộ, kỹ thuật mới vào sản xuất, tăng đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu. Góp phần đánh thức năng lực sản xuất của người nông dân, giúp hộ tiếp thu được khoa học kỹ thuật mới, làm quen và biết làm với phương thức sản xuất tiến bộ, sản xuất hàng hoá đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về phẩm chất, chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng được đòi hỏi về thu nhập của hộ trong quá trình sản xuất.
Với các hộ nuôi theo vừa có thể tận dụng lượng chất thải (Phân, nước vệ sinh hàng ngày) để xây dựng hệ thống BIOGAS, hệ thống này vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa giúp người dân có khí đốt (thông qua túi Polyetylen hoặc xây các hố gas kiên cố). Nhờ nguồn khí đốt mới này hộ giảm được chi phí nhiên liệu nấu cám hoặc sinh hoạt gia đình, góp phần giảm giá thành sản xuất, nâng cao thu nhập.
- Nếu tính lượng nhu cầu phân bón ruộng như hiện nay (100kg phân chuồng có thể bón cho 3 sào ruộng) thì phát triển chăn nuôi lợn thịt góp phần tạo phì nhiêu cho đất, giảm chi phí phân bón cho ngành trồng trọt.
- Nhu cầu về thịt nhất là thịt lợn là loại thịt không thể thiếu trong bữaăn hàng ngày của người dân, phát triển chăn nuôi lợn hạn chế vấn đề cầu thịt lớn mà cung
thịt ít. Góp phần bình ổn và ổn định thị trường thịt nhất là trong giai đoạn hiện nay bệnh dịch lớn (cúm gà) khiến giá các thực phẩm nhất là giá thịt các loại hàng hoá thay thế thịt lợn tăng vọt, sản lượng thịt lợn tăng góp phần thay thế các loại thịt đắt đỏ không phù hợp với thu nhập của người dân, đảm bảo “chất” trong bữa ăn hàng ngày của hộ.
b. Phát triển chăn nuôi lợn góp phần xóa đói, giảm nghèo
Theo báo cáo Chi cục thống kê, đến cuối năm 2018 số hộ nghèo trong huyện còn 2.015 hộ, ứng với tỉ lệ là 6,18%, giảm 5,82% so với năm 2017 và 3,82% so với năm 2016. Điều đó cho thấy điều kiện kinh tế của các hộ nói riêng và cả huyện nói chung đã có sự tăng lên mạnh mẽ. Tỉ lệ hộ nghèo chăn nuôi lợn thịt liên tục giảm qua từng năm, đến năm 2018 thì hộ nghèo của các hộ chăn nuôi lợn còn 343 hộ.
Bảng 4.24. Tình hình xóa đói giảm nghèo trong phát triển chăn nuôi lợn của huyện năm 2018
Chi tiêu Năm Tốc độ phát triển 2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ
* Tổng số hộ nông nghiệp (hộ) 14.879 14.890 14.890 100,07 100,00 100 1. Số hộ nghèo toàn huyện (hộ) 3.888 2.984 2.015 76,75 67,53 71,99 Hộ nghèo chăn nuôi lợn thịt (hộ) 713 531 343 74,47 64,60 69,35 2. Tỷ lệ hộ nghèo đói (%) 15,82 12,00 6,18 75,85 51,50 62,5 Hộ nghèo chăn nuôi lợn thịt (%) 18,33 17,80 17,02 97,11 95,62 96,36 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Lữ (2018) Nhận thấy, phát triển chăn nuôi lợn thịt là một hướng đi tốt để người dân của huyện phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo. Do vậy mà chăn nuôi lợn thịt đã trở thành kế sinh nhai, là một phương tiện xóa đói giảm nghèo. Thực tế qua các chương trình nghiên cứu thì các hộ nghèo chưa biết sử dụng các nguồn vốn sẵn có, vay tiền cũng không biết cách đầu tư, nguyên nhân là do trình độ học vấn, nhận thức còn chưa cao, dẫn đến việc thoát nghèo còn rất khó khăn. Chính vì vậy, trong các chính sách xóa đói giảm nghèo cần có những chính sách gắn liền với phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt để giảm nghèo và phát triển bền vững.
4.1.8. Vấn đề về môi trường
chất thải tương đối lớn. Ngoài phân và nước tiểu hoạt động chăn nuôi lợn thịt còn thải ra một khối lượng lớn các chất gây ô nhiểm như nước thải (hỗn hợp lỏng và các chất rắn đi theo, bao gồm cả nước tiểu, nước tắm, rửa chuồng), thức ăn thừa, ổ lót chuồng, vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y…Tất cả những chất thải này đều có nguy cơ gây ô nhiễm rất lớn nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.
Bảng 4.25: Nguồn phát sinh chất thải trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra
STT Hoạt động Tác động
1 Vận chuyển giống, xe vận chuyển lợn, thức ăn vật nuôi
Khí thải, bụi, tiếng ồn
2 Giết mổ lợn Nước thải tại các khu mổ
Tiếng ồn, không khí
3 Hoạt động chăn nuôi Vật nuôi, nước thải trong quá trình vệ sinh chuồng trại
Nước thải bị thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm đất và nguồn nước
4 Xử lý, chân lấp lợn bị chết Lợn bị chết
Gây ô nhiễm nguồn nước
Trong chăn nuôi lợn thịt phát sinh một lượng lớn nước thải với thành phần giàu nitơ, photpho là tác nhân chính gây hiện tượng phú dưỡng ở các vùng nước tiếp nhận, ngoài ra trong nước thải còn có các vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt trong nước thải còn tiềm ẩn các bệnh truyền nhiễm như: cúm gia cầm, lợn tai xanh, bệnh lở mồm long móng…
Cùng với quá trình phát triển chăn nuôi lợn thịt, vấn đề môi trường trong chăn nuôi cũng cần được quan tâm và có các biện pháp xử lý phù hợp.
Mặc dù hiện nay các hộ chăn nuôi đã xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải tuy nhiên chỉ xây dựng được 1 – 2 hầm với thể tích nhỏ nên chất thải xử lý chưa hết, chỉ hạn chế được phần nào chất thải thải trực tiếp ra môi trường.
Số liệu bảng 4.25 cho thấy tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra trong năm 2018, cụ thể:
- Với 15 trang trại chăn nuôi lợn thịt thì có 13 trang trại hiện đang xử dụng hầm biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 86,67%, có 2 hộ thải ra ao chăn nuôi cá;
- Với các hộ chăn nuôi quy mô lớn đã có 60% số hộ sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải, 20% số hộ thải chất thải ra ao cá, 8,57% số hộ chứa trong các hố phân không có nắp đậy hoặc thải trực tiếp ra rãnh nước hay ngoài ruộng;
- Đối với các hộ có quy mô chăn nuôi vừa chỉ có 12,5% số hộ sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải, số còn lại chủ yếu là chứa trong các hố phân không có nắp đậy (20,83%), thải ra ao cá (27,78%) và thải trực tiếp ra rãnh nước hay đồng ruộng (25%);
- Đối với các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ: chưa đầu tư xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải, chủ yếu là thải trực tiếp ra rãnh nước hay đồng ruộng chiếm tỷ lệ 30,23%, thải ra ao cá (23,26%), chứa trong các hố phân không có nắp đậy (20,93%)
Bảng 4.26. Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra
ĐVT: Tỷ lệ %
Chỉ tiêu Trang trại chăn nuôi Hộ chăn nuôi QMCN lớn QMCN vừa QMCN nhỏ Số hộ điều tra (hộ) 150 32 84 34 1. Sử dụng hầm Biogas 86,67 60,00 12,50 0
2. Chứa trong hố phân không có nắp
đậy 0 8,57 20,83 20,93
3. Thải ra ao cá 13,33 20,00 27,78 23,26
4. Thải trực tiếp ra rãnh nước, ruộng 0 8,57 25,00 30,23
5. Khác 0 2,86 13,89 25,58
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Như vậy, với các hộ chăn nuôi quy mô lớn và các trang trại có tiềm lực về vốn đã quan tâm đầu tư hầm biogas để xử lý chất thải với tỷ lệ cao, với các hộ chăn nuôi vừa và nhất là các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ do không có vốn đầu tư nên chất thải chưa được xử lý. Phát triển chăn nuôi sẽ tạo ra lượng chất thải lớn do đó để tăng quy mô chăn nuôi lợn thịt nhưng vẫn đảm bảo môi trường, đảm bảo sức khỏe của người dân cần tuyên truyền, thì cơ chế chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi đầu tư xây dựng hầm biogas để xử lý môi trường là cần thiết.
lợn thịt đã được chính quyền địa phương cũng như các hộ chăn nuôi quan tâm, xử lý kịp thời. Tuy nhiên do các hộ chăn nuôi còn hạn chế về trình độ kỹ thuật cũng như ứng dụng các công nghệ vào quá trình xử lý chăn nuôi nên việc giảm thiểu ô nhiễm do chăn nuôi lợn thịt còn chưa đạt hiệu quả cao. Thực tế không ít các hộ trên địa bàn thải trực tiếp chất thải từ chăn nuôi ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng đến hoạt động của người dân xung quanh. Công tác khuyến nông, tập huấn, hội thảo cho người chăn nuôi về lợn thịt về nội dung xử lý chất thải còn ít dẫn đến tình trạng hộ chăn nuôi ít quan tâm đến xử lý chất thải chăn nuôi lợn thịt còn cao, ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện.
4.1.9. Đánh giá chung vê tính bền vững của phát triển chăn nuôi lợn thịt
- Đánh giá tính bền vững về kinh tế
Huyện Tiên Lữ đã thường xuyên quan tâm, thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, những quy hoạch đó chưa có những cụ thể, đặc biệt là quy hoạch dành cho phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tính lâu dài, bền vững. Từ đó có thể thấy việc chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn vẫn mang tính tự phát và không mang lại được hiệu quả cao nhất cho các hộ chăn nuôi.
Công tác khuyến nông, thú y được triển khai tích cực nhưng đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông còn hạn chế về số lượng cũng như trình độ còn bất cập, áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chưa được phổ biến rộng rãi.
Liên kết giữa các tác nhân là khá cao tuy nhiên hình thức thực hiện các liên kết còn rất lỏng lẻo, chưa cho thấy tính ràng buộc về trách nhiệm và lợi ích của các tác nhân tham gia liên kết, sự hỗ trợ cũng như giúp đỡ của các cấp các ngành liên quan còn hạn chế do vậy kết quả và hiệu quả của sản xuất bị ảnh hưởng, hướng ổn định bền vững kém.
Thời gian qua, giá lợn tăng giảm thất thường trong khi đó giá thức ăn phục vụ cho chăn nuôi lợn thịt ngày càng tăng, từ đó ảnh hưởng đến sự tái sản xuất của hộ, khiến cho phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững kém.
- Đánh giá tính bền vững về xã hội
Nguồn lao động dồi dào tuy nhiên do trình độ học vấn, kỹ thuật còn hạn chế nên chưa đáp ứng được các yêu cầu, quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, kết quả của các hộ chăn nuôi lợn.
Tỷ lệ hộ nghèo trong sản xuất chăn nuôi lợn thịt tuy có giảm, nhưng vẫn còn chưa ổn định.
Phát triển sản xuất chăn nuôi lợn thịt đã góp phần quan trọng trong việc ổn định, đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần ổn định trật tự xã hội, giảm thiểu tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, do công tác bảo vệ an ninh chưa thật sự tốt, thiếu lực lượng tự quản ở các xã nên tình hình an toàn xã hội có nơi chưa thực sự ổn định.
- Đánh giá tính bền vững về môi trường