3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
- Huyện Tiên Lữ có tổng diện tích đất tự nhiên là 71,81 km2 (Bảng 3.1). Tính đến năm 2018, diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 4.395,4 ha (61,21%), đất phi nông nghiệp 2.785,4 ha (38,79%). Trong đó, đất nông nghiệp được phân ra làm 3 loại. Căn cứ vào mục đích sử dụng: Đất trồng cây hằng năm và cây lâu năm là 3.901,5 ha (88,76%); đất nuôi trồng thuỷ sản là 442,5 ha (10,07%); đất lâm nghiệp, ñồng cỏ chăn nuôi là 51,4 ha (1,17%). Diện tích đất phi nông nghiệp được phân làm 5 loại: đất ở là 814,6 ha (29,25%); đất chuyên dùng 1.618,4 ha (58,10%); đất tôn giáo tín ngưỡng 23,6 ha (0,85%); đất nghĩa trang, nghĩa địa 66,3 ha (2,38%); đất sông, mặt nước chuyên dùng 262,5 ha (9,42%).
- Diện tích đất nông nghiệp ở Tiên Lữ đang được nhường chỗ cho những khu đô thị, khu công nghiệp đang ngày càng phát triển. Diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm trong giai đoạn 2016 đến 2018, giảm từ 4.427,5 ha năm 2016 xuống còn 4.355,16 ha năm 2018. Như vậy có thể thấy tốc độ giảm khá lớn với gần 10%/năm (Bảng 3.1). Cùng với đó là sự gia tăng nhanh của nhóm đất phi nông nghiệp, tính riêng năm 2018 diện tích đất phi nông nghiệp của toàn huyện là 2.753,5 ha, diện tích này đến năm 2018 đã là 2.825,84 ha. Cơ cấu đất phi nông nghiệp tính đến năm 2018 của Tiên Lữ là 39,35%, trong khi đó năm 2016 con số này chỉ là 38,34% (Bảng 3.1)
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Tiên Lữ qua 3 năm (2016-2018)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%)
SL % SL % SL % 2017/2016 2018/2017 BQ
A. Tổng DT đất tự nhiên Ha 7181 100 7181 100 7181 100 100 100 100
I. Diện tích đất nông nghiệp Ha 4.427,5 61,66 4.395,4 61,21 4.355,1 60,65 99,27 99.08 99.18
1. Đất sản xuất nông nghiệp - 3.910,3 88,32 3.901,5 88,76 3.875,3 88,98 99,77 99,33 99,55
1.1. Đất trồng cây hàng năm - 2.909,2 74,40 2.682,5 68,76 2.663,8 68,74 92,21 99,30 95,76
a. Đất trồng lúa - 1.659,8 57.05 1.578,9 58,86 1.628.1 61.12 95.13 103.12 99.12
b. Đất trồng cây hàng năm - 1.249,4 42,95 1.103,6 41.14 1.035,7 38,88 88,33 93,85 91.09
1,2. Đất trồng cây lâu năm - 1.229,3 31,44 1219 31,24 1.211,5 31,26 99.16 99,38 99,27
2. Đất nuôi trồng thủy sản - 450,8 10.18 442,5 10.07 432,5 9,93 98.16 97,74 97,95
3. Đất nông nghiệp khác - 66,4 1,50 51,4 1.17 47,36 1.09 77,41 92.14 84,77
II. Diện tích đất phi nông nghiệp Ha 2.753,5 38,34 2.785,4 38,79 2.825,84 39,35 101.16 101,45 101,31
1. Đất ở - 801,2 29.10 814,6 29,25 893,837 31,63 101,67 109,73 105,70
2. Đất chuyên dùng - 1.615.1 58,66 1.618,4 58.10 1.625,36 57,52 100,20 100,43 100,32
3. Đất tôn giáo tín ngưỡng - 21,5 0,78 23,6 0,85 25,53 0,90 109,77 108.18 108,97
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa - 49,9 1,81 66,3 2,38 65 2,30 132,87 98.04 115,45
5. Đất sông, mặt nước chuyên dùng - 265,8 9,65 262,5 9,42 216.113 7,65 98,76 82,33 90,54
B. Một số chỉ tiêu bình quân
1. BQDT đất nông nghiệp/khẩu m2 47,07 43,69 42,07
2. BQDT đất nông nghiệp/hộ m2 290,93 282,12 275,5
Nguồn: UBND huyện Tiên Lữ (2018c)
27
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Theo con số thống kê năm 2018 tổng dân số của huyện Tiên Lữ là 97.708 người với mật độ dân số trung bình là 1.057 người/ km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,87%. Số người trong độ tuổi lao động ở Tiên Lữ là 54.444 người trong đó lao động nông nghiệp chiếm 64%. Tuy nhiên trình độ của các lao động phần lớn là rất thấp, số người có trình độ lớp 12 chỉ chiếm có 38 %. Rất ít người được qua các lớp tập huấn về nông nghiệp và phát triển ngành nghề phụ do huyện và các cơ quan chức năng tổ chức (UBND huyện Tiên Lữ, 2018a).
* Nhận xét chung
+ Những lợi thế trong phát triển chăn nuôi lợn thịt
- Nền kinh tế phát triển ổn định có sự tăng trưởng khá, có tích luỹ; sản xuất nông nghiệp ổn định; đặc biệt cây lúa cho năng suất, sản lượng cao; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt khá. Công cuộc đổi mới đang mở ra triển vọng thu hút vốn đầu tư trong nước, nước ngoài vào Hưng Yên, trong đó có Tiên Lữ (UBND huyện Tiên Lữ, 2018a).
Có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi cho sản xuất và giao lưu hàng hoá với thành phố Hưng Yên và các thành phố như Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình … Có nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ.
+ Những mặt cần tiếp tục cải thiện trong phát triển chăn nuôi lợn thịt - Thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/người/năm (năm 2018) vẫn thấp hơn so với mức bình quân chung của tỉnh 54 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm, cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, tỷ trọng ngành công nghiệp còn thấp (UBND huyện Tiên Lữ, 2018a).
- Năng suất lao động của người lao động nông nghiệp chưa cao, nhất là các xã Cương Chính, xã Trung Dũng.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn chậm phát triển, đặc biệt là giao thông nội đồng, gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện.
- Huyện có nguồn lao động dồi dào, nhưng trình độ còn thấp gây cản trở cho ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ.
3.1.2.3. Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế huyện Tiên Lữ
Tiên Lữ bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018 trong điều kiện phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức (ảnh hưởng chung do suy thoái kinh tế trong và ngoài nước, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn….) song với sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện, kinh tế của huyện tiếp tục phát triển; các hoạt động văn hoá- xã hội có chuyển biến tích cực; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quốc phòng - quân sự địa phương được củng cố, giữ vững, cụ thể như sau:
- Tổng giá trị sản xuất 1.188 tỷ đồng.
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản: 391,9 tỷ đồng + Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 338,2 tỷ đồng
+ Giá trị sản xuất thương nghiệp, dịch vụ và ngành khác 457,9 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Lữ năm 2018 được thể hiện trong hình . Như vậy ta thấy nông nghiệp vẫn chiếm tới 33% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Thu nhập bình quân đầu người 11,1 triệu đồng/năm, lương thực bình quân đầu người 567 kg/năm và thu nhập bình quân /1 ha canh tác theo giá cố định đạt 48,2 triệu đồng; theo giá thực tế đạt 67 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo trong huyện còn 7,29% (UBND huyện Tiên Lữ, 2018a).
Hình 3.2. Cơ câu kinh tế của huyện Tiên Lữ năm 2018
a. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giao thông, xây dựng cơ bản của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.năm 2018 đạt 267,971 tỷ đồng, tăng 26,5% so với năm 2017. Huyện tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các hộ TTCN có điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Một số ngành sản xuất có mức tăng khá là: may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, xay sát, đồ mộc…. Tổng số vốn được đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện đạt 70,2 tỷ đồng (UBND huyện Tiên Lữ, 2018a). .
3.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng