Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôilợn thịt bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 29)

- Tăng trưởng kinh tế không làm ô nhiễm, suy thoái và hủy hoại môi trường. Trong thực tế khi thực hiện tăng trưởng kinh tế nhiều quốc gia đã không quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường. Họ không chỉ khai thác làm cạn kiệt tài nguyên mà còn tạo chất thải làm ô nhiễm môi trường, đe dọa trực tiếp đến đời sống loài người hiện tại và tương lai.

Như vậy, phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của đảng và chính sách của nhà nước, là sự nghiệp to lớn và lâu dài, là trách nhiệm của cả dân tộc ta (Lưu Đức Hải và cs., 2000).

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT BỀN VỮNG VỮNG

2.2.1. Tình hı̀nh chăn nuôi lợn thi ̣t trên thế giới * Tình hình chung

- Phần lớn khu vực chăn nuôi lợn tập trung ở các nước trên thế giới đã và đang thực sự trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy SXNN phát triển. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình của từng nước mà chăn nuôi lợn có xu hướng phát triển khác nhau, nhìn chung đều có xu hướng phát triển chuyên môn hóa kết hợp với đa dạng hóa ngành nghề, gắn với hợp tác sâu rộng, cùng tồn tại, cùng phát triển phù hợp giữa các khu vực chăn nuôi lợn tập trung với quy mô khác nhau (Trần Ngọc Ngoạn, 2008)..

- Tính đến nay chăn nuôi lợn thịt ở các nước châu Âu chiếm khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi 3,2 %, châu Mỹ 8,6 %.Sản lượng thịt tăng tại các nước: Trung Quốc (2%); Việt Nam (4%); Canada (1,87%); Hàn Quốc (3,9%) và Nhật Bản (0,8%). Số đầu lợn hàng năm số một thế giới là Trung Quốc 451,1 triệu

con, thứ hai là Hoa Kỳ 67,1 triệu con, thứ ba là Brazin 37,0 triệu con, Việt Nam đứng thứ tư có 27,6 triệu con và thứ năm là Đức 26,8 triệu con lợn.

- Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình thức cơ bản đó là: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao, chăn nuôi trang trại bán thâm canh, chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh.

- Chăn nuôi công nghiệp thâm canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính.

- Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh tại phần lớn các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông. Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm chăn nuôi năng suất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ. (Trần Ngọc Ngoạn, 2008).

* Tình hình chăn nuôi lơ ̣n thịt tại một số quốc gia trên thế giới

- Tình hình chăn nuôi lơ ̣n thi ̣t tại Trung Quốc

Tổng sản lượng thịt lợn của Trung Quốc năm 2018 sẽ đạt 51,6 triệu tấn, tăng 320.000 tấn so sản lượng của năm 2017, và tiếp tục tăng so với 50,6 triệu tấn của năm 2015. Sản lượng tăng nhờ hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ nhằm cải thiện chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, giảm dịch bệnh, hỗ trợ phát triển các trang trại chăn nuôi quy mô lớn và thời tiết thuận lợi (FAO, 2010). .

Tổng mức tiêu dùng thịt lợn ở Trung Quốc năm 2018 đạt 51,8 triệu tấn, tăng so với 49,7 triệu tấn của năm 2017 và 50,6 triệu tấn của năm 2016.

Dự báo trong năm 2018 Trung Quốc sẽ xuất khẩu 255 ngàn tấn thịt lợn, tăng gần 8% so với năm 2017, nhưng giảm 50 ngàn tấn so năm 2016 do bổ sung cho dự trữ của Trung ương, hạn chế mua thịt lợn từ Hồng Kông và ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong khi đó, xuất khẩu lợn sống năm 2018 tăng 3%, đạt 1,65 triệu con. Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc năm 2018 đạt 480 ngàn tấn, tăng 8% so năm 2017; năm 2018 trực tiếp nhập khẩu lợn vào Trung Quốc tăng 20% so năm 2017 đạt 12.000 con(FAO, 2010).

Dự báo trong năm 2018, sản lượng thịt lợn của EU tăng gần 0,3%,70 ngàn tấn so năm 2017 và 0,2% so năm 2016, đạt sản lượng 22,6 triệu tấn; sản lượng thịt lợn xuất khẩu tăng 150 ngàn tấn, tương ứng 7,5%, đạt 2,15 triệu tấn; nhập khẩu 15 ngàn tấn, tương đương năm 2017 và thấp hơn 10 ngàn tấn so năm 2016. Mặc dù số lượng đầu lợn thịt tiếp tục sụt giảm (số liệu bên dưới), nhưng sản lượng thịt lợn của UE tiếp tục tăng; điều này cho thấy năng suất trong chăn nuôi lợn, trọng lượng bình quân đầu lợn khi giết mổ tiếp tục tăng lên (FAO, 2010). .

Năm 2018, tổng đàn của lợn của EU là 148,4 triệu đầu, giảm 1,8%,2,7 triệu đầu so năm 2017 và 2,5%, 3,8 triệu đầu so năm 2016; đàn lợn nái là 13,1 triệu đầu, giảm 0,5 triệu đầu,0,37% so năm 2017 và 0,8 triệu đầu, 5,6% so năm 2016. Tổng đàn lợn, đàn lợn nái tiếp tục đà sụt giảm do giá thức ăn chăn nuôi tăng, ảnh hưởng dịch tái xanh và nông dân, các trang trại lo ngại về việc áp dụng tiêu chuẩn mới trong chăn nuôi lợn, để đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn ñược áp dụng từ đầu năm 2018, nhất là đối với đàn lợn nái (FAO, 2010).

2.2.2. Tình hình chăn nuôi lơ ̣n thi ̣t ta ̣i Viê ̣t Nam

Với chủ trương ưu tiên phát triển nông nghiệp sản xuất bền vững, ngành chăn nuôi lợn là một trong những ngành trọng điểm. Để phát triển chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng đểgiúp ngành chăn nuôi lớn phát triển trong những năm tới (Đoàn Xuân Trúc, 2018).

Dịch vụ 2,6% Chăn nuôi 27,3% Trồng trọt 70,1%

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng ngành kinh tế trong nông nghiệp

8%

11%

81%

Giá trị thịt lợn Giá trị thịt gia cầm Giá trị các gia súc khác

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp

(Nguồn: Đoàn Xuân Trúc, 2018) Trong những năm qua, những thành tựu về khoa học kỹ thuật, cũng như những đường lối đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta đã làm cho nền kinh tế nước ta có những bước phát triển nhảy vọt. Đặc biệt trong SXNN đã đạt đươ ̣c những thành tựu vô cùng to lớn, thể hiện bằng việc cung cấp đầy đủ lương thực, đảm bảo an toàn về lương thực và lương thực xuất khẩu. Hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới. Trong chăn nuôi ở nước ta cũng đạt được những thành tựu đặc biệt là chăn nuôi lợn. Nó thể hiện đàn lợn luôn tăng qua các năm, tốc độ tăng đàn lợn khoảng 3,6%/năm. Chăn nuôi lợn ở một số vùng đang dần sản xuất hàng hóa, chăn nuôi lợn trong các hộ gia đình mở rộng về quy mô trang trại với quy mô lớn, không những đáp ứng đủ nhu cầu về thịt lợn ở trong vùng, trong nước, mà còn đa ̣t giá tri ̣ xuất khẩu cao (Đoàn Xuân Trúc, 2018).

2.2.3. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ở một số địa phương trong nước

- Chăn nuôi lợn thịt bền vững là con đường đúng đắn và tất yếu của ngành chăn nuôi nước nhà. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng và quy mô trang trại vài năm qua đã chứng minh điều đó, nhưng trước mắt con đường mới này còn quá nhiều chông gai khi tập quán chăn nuôi truyền thống, tận dụng tự nhiên, quản lý yếu kém kiểu kinh tế hộ gia đình còn sâu nặng trong nhiều người chăn nuôi, nan giải vấn đề đất, vốn, thú y và đặc biệt công tác quy hoạch - công tác đi đầu lại vẫn còn đang lúng túng ở tất cả các cấp đã chưa thúc đẩy chăn nuôi trang trại phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.

- Nhiều biện pháp của các tỉnh, thành trong cả nước đưa ra như hỗ trợ 60% giống (Tuyên Quang). đầu tư mỗi tỉnh ít nhất 01 Trung tâm giống (Vĩnh Phúc), Hỗ trợ 20% kinh phí làm đường, điện, nước,...Miễn tiền thuê đất nơi xa dân cư trong 3 năm đầu, 50% trong 5 năm tiếp theo, hỗ trợ 100% vaccin tiêm phòng và lệ phí kiểm dịch, hỗ trợ kinh phí cho các chủ trang trại chăn nuôi di tham quan học tập (Hải Dương), xem các trang trại như là các Doanh nghiệp hay làng nghề sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và nhỏ để được thuê đất, vay vốn tín dụng như các Doanh nghiệp khác, hỗ trợ thông tin miễn phí, xây dựng lại tiêu chí trang trại cho phù hợp với giai đoạn mới,...(Bắc Ninh), thời gian cấp đất, thuê đất tối thiểu là 30 – 35 năm (Thừa Thiên Huế) (Đoàn Xuân Trúc, 2018).

Chăn nuôi lợn thịt bền vững là định hướng đúng đắn và là tất yếu của con đường hội nhập nông nghiệp Việt Nam với nông nghiệp Quốc tế nhưng có lẽ với bối cảnh hiện nay, công tác tập trung quy mô lớn phải thận trọng và bước từng bước để chăn nuôi công nghiệp hóa chắc chắn đạt tới thành công.

Nên chăng tập trung quy mô lớn dần với từng loại vật nuôi và chú ý khuyến khích mô hình trang trại tổng hợp để khai thác hết đa dạng sinh học và các tiềm năng khác, đồng thời giảm thiểu được rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi tập trung quy mô lớn không nên phát triển ồ ạt, phong trào hóa mà cần cẩn thận khai thác mô hình mẫu với từng địa phương, đồng thời các cấp quản lý cần nhanh chóng rà soát, điều tra chính xác hiện trạng chăn nuôi trang trại của từng địa phương để có cơ sở nhằm sớm hoàn chỉnh hành lang pháp lý thuận lợi, phù hợp với sự phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi tập trung quy mô lớn nói riêng của từng tỉnh, vùng, miền trong nước.

2.2.3.1. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ở Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh

+ Quy hoạch đất đai cho tập trung quy mô lớn

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, Đông Triều là địa phương triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định ở các vùng chăn nuôi công nghiệp, tập trung trang trại đến tận huyện, xã. Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, đồn điền, đổi thửa...tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả, nhất là tại các vùng trung du, đồi, gò...sang phát triển chăn nuôi trang trại. Đông Triều thực hiện tốt các chính sách

cho từng trường hợp cụ thể:

+ Ở vùng đất ít người có khả năng khai phá đã giao đất theo khả năng người nhận để khuyến khích những người có nguồn lực (vốn, lao động, kỹ thuật) đầu tư lập trang trại chăn nuôi.

+ Trường hợp có nhiều người muốn lập trang trại thì căn cứ vào quy hoạch và quỹ đất cụ thể để đưa ra mức khoán hoặc cho thuê cụ thể.

+ Đối với vùng đất có điều kiện thuận lợi nhưng quỹ đất hạn chế thì tổ chức đấu thầu công khai, bảo đảm dân chủ, minh bạch và công khai.

+ Áp dụng các chính sách linh hoạt trong giải phóng mặt bằng, dồn điền, đổi thửa để người có đất tự nguyện và chấp thuận mức đền bù theo tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp.

Đông Triều đã đề nghị Nhà nước giành 10-15% quỹ đất nông nghiệp để phát triển chăn nuôi trang trại và xây dựng khu giết mổ, chế biến tập trung Bước đầu tỉnh đã hỗ trợ 100% vaccin trong 3 năm đầu, 50% lãi suất vốn vay trong 5 năm đầu theo dự án được duyệt với đơn vị chăn nuôi quy mô lớn (Phan Hằng, 2017).

2.2.3.2. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ở huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.

Huyện Bình Lục là huyện có diện tích đất đai với hai loại địa hình và vùng khí hậu khác nhau: Đồng bằng, miền núi. Thực tế cho thấy mô hình kinh tế trang trại ở huyện Bình Lục trong những năm qua sản xuất có hiệu quả. Các trang trại của huyện Bình Lục có quy mô nhỏ, phổ biến quy mô bình quân trên dưới l ha. Nhưng các trang trại của huyện Bình Lục vẫn còn những tính chất cơ bản của kinh tế, như đảm bảo tỷ suất hàng hoá cao, khối lượng nông sản nhiều (khi các trang trại sản xuất chuyên môn hoá từng mặt hàng ở vùng tập trung), vẫn thường xuyên được nâng cao trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp. Kinh tế trang trại ở Bình Lục chủ yếu vẫn sản xuất theo phương thức gia đình. Trong những năm kinh tế trang trại ở huyện Bình Lục phát triển ở tất cả các vùng kinh tế: Đồi núi, đồng bằng, hàng năm huyện Bình Lục đã giành một nguồn kinh phí không nhỏ để phát triển kinh tế trang trại, tạo cơ chế, chính sách về vốn, đất đai và các điều kiện khác để thúc đẩy trang trại phát triển, đến nay toàn huyện Bình Lục có 327 trang trại, chủ yếu là các trang trại gia đình. Để phát triển trang trại trong năm qua huyện Bình Lục đã thực hiện một số giải pháp như: Quy hoạch xác định các khu vực phát triển kinh tế trang trại tập trung nhằm hình thành vùng sản xuất

tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường. Định hướng phát triển cây trồng, vật nuôi chính, phát huy thế mạnh của từng vùng, đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật... phù hợp với điều kiện của từng huyện. Giải quyết các vấn đề chuyển dịch đất đai tạo điều kiện cho các gia đình có quy mô đất đai lớn để tập trung sản xuất. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hôi của địa phương, tạo mối liên doanh, liên kết với kinh tế hợp tác xã và kinh tế nhà nước (Nguyễn Huân, 2016).

Ngày 21 tháng 8 năm 2016, UBND huyện Bình Lục ra quyết định số: 1164/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Xây dựng khu chăn nuôi tập trung giai đoạn 2016 -2020” nhằm mục đích phát triển chăn nuôi toàn huyện hàng hóa, hiệu quả, bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường, kiểm soát dịch bệnh, tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ nhu cầu của xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh xây dựng được 25 khu chăn nuôi tập trung với tổng mức hỗ trợ là: 650 triệu đồng/khu với tiêu chí khu chăn nuôi tập trung chuyên lợn: 1.000 con lợn thịt/khu, khu chuyển đổi đa canh 10 hộ trở lên: mỗi hộ nuôi 100 con lợn thịt và 500 con gia cầm. Dự kiến tổng mức đầu tư đề án: 121.237,5 triệu đồng (một trăm hai mươi mốt tỷ hai trăm ba bảy triệu năm trăm ngàn đồng được phân bổ trong 5 năm từ 2016 -2020. Đây là chủ trương đúng đắn của UBND huyện Bình Lục nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi bền vừng, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân và quy mô trang trại lớn theo quy hoạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật cao để phát triển bền vững ngành chăn nuôi của tỉnh nhà (Nguyễn Huân, 2016).

2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững cho địa bàn huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên cho địa bàn huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên

* Một là công tác quy hoạch phát triển

- Quy hoạch phát triển là một nhân tố cực kỳ quan trọng quyết dịnh đến sự phát triển bền vững trong chăn nuôi. Chú ý công tác quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, từ đó giúp cho việc đầu tư thâm canh, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi và hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)