Các yêu tố ảnh hưởng đến giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty giống cây trồng thái bình trên địa bàn các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Trang 90 - 93)

4.1.1 .Quyết định về sản phẩm

4.2.Các yêu tố ảnh hưởng đến giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản

ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA THAIBINH SEED

4.2.1. Yếu tố môi trường vĩ mô

a. Môi trường kinh tế

Thời điểm đề tài nghiên cứu, nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định xung quanh mức 6,7%, tỷ lệ làm phát thấp, lãi suất ngân hàng ở mức chấp nhận được. Do vậy môi trường kình tế không gây áp lực lên doanh nghiệp. Công ty không bị xáo trộn với các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

b. Tập quán dân cư và mức độ thu nhập trung bình

Trung du - miền núi Bắc Bộ được cả nước biết đến như một vùng địa lí dân tộc học độc đáo. Các dân tộc trong vùng thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau: Các nhóm Hán - Hoa, Tạng - Miến, Mông, Dao; Các nhóm Việt - Mường, Môn Khơ Me; Các nhóm: Tày - Thái, Ka Đai. Trong số hơn 30 dân tộc ít người cư trú xen kẽ từ lâu đời nơi đây, một số dân tộc có số dân đông ở vùng Đông Bắc: Tày, Nùng...; Ở Tây Bắc: Thái, Mường... Các dân tộc Mông, Dao cư trú

trên rẻo cao ở cả Đông Bắc và Tây Bắc, nhưng tập trung khá đông ở các vùng cao biên giới Việt - Trung, nhất là ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Một số dân tộc cư trú vùng biên giới thường có quan hệ thân tộc với các địa phương bên kia quốc giới. Các dân tộc ít người tuy có số dân và trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau, nhưng nhìn chung mỗi dân tộc đều có kinh nghiệm trong một số lĩnh vực như trồng cây công nghiệp (bông, chè), cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công. Các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, khoa học kĩ thuật đều có sự tham gia của các dân tộc ít người. Trong cộng đồng các dân tộc cư trú ở trung du - miền núi Bắc Bộ, người Việt (Kinh) chiếm số đông, tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh trung du và đô thị các tỉnh miền núi. Dân tộc Việt có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, có truyền thống làm nghề sông biển. Người Việt là lực lượng đông đảo có hoạt động sản xuất trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật.

c. Chính sách của nhà nước

Các yếu tố của môi trường này tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh dưới biểu hiện của khuôn khổ luật pháp và các chính sách, các thay đổi về luật như các loại thuế, các hạn ngạch cho hàng hóa xuất nhập khẩu… các quyết định Marketing chịu ảnh hưởng mạnh của các yếu tố môi trường này. Theo quyết định “ phê duyệt chương trình phát triển ngành trồng trọt đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” của thủ tướng chính phủ, có một số cơ chế chính sách để hỗ trợ phát triển ngành trồng trọt như sau:

- Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách khuyến khích như: giảm thuế xuất nhập khẩu giống cây trồng, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại…

- Nghiên cứu việc xây dựng quỹ phát triển thị trường giống cây trồng Việt Nam trên cơ sở tự nguyện tham gia của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp giống sản xuất xuất khẩu, với sự hướng dẫn, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách về đầu tư, tín dụng khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến… theo các quy định hiện hành.

Với các chính sách khuyến khích ở trên của chính phủ Việt Nam sẽ tạo cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường ngành trồng trọt.

d. Chủ trương, cơ cấu sản xuất của địa phương

Chủ trương chỉ đạo về cơ cấu giống có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn chủng loại giống của người nông dân, và gián tiếp ảnh hưởng đến việc phát triền sản phẩm của công ty ở địa phương đó. Thường thì trồng lúa đều thuận theo chỉ đạo của địa phương vì không theo thì không có nước để sản xuất.

Tại Tuyên Quang, Phú Thọ chủ trương cơ cấu sản xuất vụ xuân năm 2018 của tỉnh là tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lúa xuân gieo cấy 100% diện tích lúa xuân ngắn ngày để chủ động thâm canh giành năng suất cao ổn định, chủ động trong mọi dạng thời tiết. Trong đó đặc biệt chú trọng mở rộng diện tích cấy các giống lúa cao sản, các giống lúa lai và các giống lúa có chất lượng cao. Cơ cấu giống: Lúa thuần chất lượng cao đạt diện tích 30% trở lên gồm các giống lúa: J02, Bắc thơm 7, T10, VS1, QR1, hương thơm 1, N78, N97, TBR45, DDT. Lúa thuần năng suất cao 50% gồm các giống BC 15, TBR1. Lúa lai 20%, gồm các giống: D. ưu, CNR 36, Thái Xuyên 111 và một số giống lúa lai mới đã được công nhân và sản xuất thử trong tỉnh có hiệu quả cao.

Tại Bắc Giang, Vinh phúc vì còn nhiều diện tích cây vụ đông, cơ cấu giống lúa của tỉnh chỉ đạo là: tập trung sử dụng bộ lúa có thởi gian sinh trưởng ngắn (dưới 120 ngày), ưu tiên mở rộng diện tích lúa thuần chất lượng cao và lúa lai ngắn ngày. Mỗi vùng sản xuất chỉ cơ cấu từ một đến hai giống, mỗi xã nên cơ cấu từ 3-4 giống để tập trung chỉ đạo đạt hiệu quả cao.

Công ty cần dựa vào chỉ đạo cơ cấu giống của địa phương để có những chiến lược phát triển từng nhóm sản phẩm cho phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Công ty cần xúc tiến để các sản phẩm giống của công ty có trong cơ cấu giống của địa phương chỉ đạo.

4.2.2. Yếu tố môi trường vi mô

a. Áp lực đến từ nhà cung cấp

Hiện tại các loại giống lúa về cơ bản Thaibinh Seed đã chủ động tự sản xuất, một số giống nhập từ nước ngoài về với các mối đã ký kết. Nhưng do sự công nghiệp hóa nước nhà dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu khó có thể dự đoán được đã gây rất nhiều khó khăn trong việc lai tạo các loại giống lúa, bên cạnh đó việc nhập ngoại các giống nước ngoài lại càng phức tạp hơn trong khâu kiểm tra chất lượng giống cũng như khả năng thích ứng với môi trường của từng địa phương, chưa kể đến sự biến động giá cả, sự thay đổi lịch thời vụ của các địa phương.

b. Yếu tố áp lực đến từ khách hàng

Khách hàng của công ty ở đây là đối tượng tương đối đặc biệt họ là những bà con nông dân, đặc biệt là khu vực cso nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với tính chất phát, có trình độ văn hóa không cao, nhận thức vấn đề chậm hơn, mang văn minh nền văn văn hóa lúa nước do đó khó khăn hơn trong việc giao tiếp, truyền tải thông tin, chuyển đổi đưa giống lúa mới vào sản xuất, hướng dẫn quy trình chăm sóc từ lúc ngâm ủ đến khi thu hoạch. Trình độ thâm canh, kỹ thuật canh tác chưa cao nên rất kho khăn cho các sản phẩm của công ty cần thâm canh để tạo ra sự vượt trội. Mặt khác đối với những hộ thuần nông thì nguồn thu chính cho gia đình họ là từ trồng trọt, hoặc chăn nuôi nếu như họ chuyển đổi giống cây trồng mới gặp thất bại sẽ làm thiệt hại kinh tế cho họ, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Đây là áp lực lớn cho công ty đưa giống mới vào cung ứng và sản xuất.

c. Đối thủ cạnh tranh

Nhìn nhận kinh tế Việt Nam đang trên đà công nghiệp hóa, chúng ta tưởng nghĩ có ngành công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao sẽ phải cạnh tranh cao, còn ngành trồng trọt chăn nuôi có giá trị kinh tế thấp chắc sẽ ít cạnh tranh hơn, nhưng kinh tế thị trường đang tụt giảm trong giai đoạn hiện nay, cung đang vượt cầu. Trên địa bàn trung du miền núi phía bắc nói riêng về ngành giống cây trồng đã có rất nhiều công ty giống cung cấp các loại giống cây trồng. Ở top trên là các công ty giống cây trồng trung ương, công ty cổ phần tập đoàn Lộc trời, các công ty nước ngoài như Baryer, Mosanto,. Ngoài ra còn có các công ty giống địa phương như giống cây trồng Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Nình,… các công ty mới từ ngành thuốc bảo vệ thực vật lấn san sang như ADI, Bắc Thịnh,… làm cho thị trường ngành giống cạnh tranh rất gay gắt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty giống cây trồng thái bình trên địa bàn các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Trang 90 - 93)