Giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại địa bàn TDMNPB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty giống cây trồng thái bình trên địa bàn các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Trang 94 - 98)

4.1.1 .Quyết định về sản phẩm

4.3. Phương hướng, giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tạ

4.3.2. Giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại địa bàn TDMNPB

TDMNPB

4.3.2.1. Giải pháp về sản phẩm

a. Đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm là một trong những công cụ cạnh tranh khá thành công trong những năm gần đây. Để có thể đa dạng hóa sản phẩm chi nhánh phải nắm bắt được thông tin thị trường một cách tương đối chính xác.

Chi nhánh cần có sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển chủng loại lúa giống, để tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Cụ thể, ngoài những giống lúa đang có công ty có thể bổ sung thêm một số loại giống lúa mới thời gian sinh trưởng ngắn, kháng thể tốt, chịu được úng, hạn hán… Để tránh trường hợp khi khách hang cần những loại sản phẩm mà doanh nghiệp không có, họ sẽ chuyển sang mua sản phẩm của doanh nghiệp khác.

b. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các lúa giống

Sản phẩm chất lượng là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược marketing – mix của chi nhánh, chính sách sản phẩm có ảnh hưởng đến các chiến lược marketing bộ phận khác. Do vậy, trước hết phải xây dựng được chính sách sản phẩm cho phù hợp với sản phẩm kính của chi nhánh. Cụ thể chi nhánh cần thông qua các quyết định sau:

* Nâng cao chất lượng sản phẩm

- Nâng cao chất lượng công nghệ sản xuất

Công nghệ sản xuất tác động đến hai yếu tố cơ bản tạo lên khả năng cạnh tranh đó là nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Do vậy, công ty không ngừng nâng cao máy móc, thực hiện các chính sách đổi mới để thu hút nguồn lao động có tay nghề cao.

- Nâng cao chất lượng lúa giống

Chất lượng lúa giống phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng yếu tố quan trọng nhất để quyết định chất lượng lúa giống là khí hậu, thổ nhưỡng. Một lúa giống phát triển tốt cần phải có sự tác động rất lớn từ thiên nhiên và bàn tay con người. Vì thế muốn nâng cao chất lượng giống đòi hỏi đội ngũ kỹ sư của công ty

phải hiểu từ thổ nhưỡng ở vùng trung du miền núi phía bắc để đưa về những giống lúa mới và lai tạo chúng cho phù hợp.

- Thực hiện quản lý chất lượng

Chất lượng sản phẩm của công ty có liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất và quản lý của công ty chứ không chỉ riêng một bộ phận nào. Hiện nay về nâng cao hơn nữa việc quản lý chất lượng sản phẩm Chi nhánh đang nghiên cứu thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2008 cho sản phẩm của mình.

+ Thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ, toàn diện. Phân cấp quản lý chất lượng sản phẩm phải rõ ràng và chặt chẽ đến từng bộ phận sản xuất. + Chất lượng sản phẩm phải được theo dõi, kiểm tra ngay từ khâu đầu vào đến khâu cuối cùng.

+ Đặt chỉ tiêu chất lượng sản phẩm để phấn đấu đạt được, lập kế hoạch chất lượng sản phẩm để thực hiện.

+ Thực hiện chất lượng theo thị trường, theo nhu cầu của khách hàng.

* Phát triển chủng loại và danh mục sản phẩm

Đối với chi nhánh thì chủng loại sản phẩm mà công ty đang theo đuổi cơ bản không thay đổi mà sẽ giữ nguyên những chủng loại công ty hiện có đồng thởi mở rộng thêm một số chủng loại sản phẩm mới phục vụ cho mục tiêu chiến lược công ty đang theo đuổi là mở rộng thị trường thông qua các sản phẩm của mình.

- Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, công ty có thể thực hiện đa dạng hóa sản phẩm theo các hướng sau:

+ Mở rộng danh mục sản phẩm, công ty tiến tới thực hiện nghiên cứu đưa thêm vào thị trường các sản phẩm mới.

+ Đa dạng hóa theo hướng tập trung vào những mặt hàng công ty có khả năng cạnh tranh, thực hiện công nghệ lai tạo giống mới theo yêu cầu của khách hàng.

+ Nghiên cứu các giống mà trên thị trường chưa đáp ứng đủ.

* Mở rộng dịch vụ khách hàng

Vấn đề giao hàng đúng thời hạn hợp đồng rất quan trọng, việc thực hiện sai quá trình giao hàng sẽ gây tổn thất lớn cho công ty và khách hàng công ty sẽ là người chịu thiệt hơn rất nhiều nếu vi phạm. Do vậy để thực hiện giao sản phẩm đúng thời hạn quy định Chi nhánh phải thực hiện một số biện pháp sau:

- Lập bảng phân công rõ ràng cho từng khâu xuất hàng ứng với từng loại sản phẩm.

- Quản lý việc xuất nhập các sản phẩm thật chặt chẽ theo từng hợp đồng, từng thời kỳ.

Các quy định khác:

- Thực hiện dịch vụ vận chuyển tận nơi cho khách hàng nếu có nhu cầu. - Thực hiện việc thanh toán dễ dàng, thuận tiện cho các khách hàng như thanh toán nhanh theo đúng hạn mức ghi trong hợp đồng, nợ ngắn hạn…

4.3.2.2. Giải pháp về giá bán sản phẩm: Thực hiện chiến lược giá linh hoạt

Để thâm nhập vào thị trường nông thôn, công ty nên lựa chọn các chủng loại sản phẩm phù hợp với sở thích, thói quen và khả năng thanh toán của khách hàng nông thôn. Nếu sản phẩm ứ đọng nhiều, để tăng khả năng tiêu thụ thì công ty nên thực hiện nhiều chính sách khuyến mại hoặc thay đổi một chút về hình thức, mẫu mã, Bao bì, màu sắc… để tăng tính hấp dẫn với khách hàng.

Ngoài ra công ty có thể tăng cường quản lý, khắc phục tình trạng tự thay đổi giá cả để cạnh tranh giữa các đại lý với nhau bằng cách quy định giá bán lẻ thống nhất cho các đại lý, giá này có thể in trên bao bì của mỗi gói sản phẩm. Trường hợp nào vi phạm có thể bị phạt do vi phạm hợp đồng. Đồng thời để ổn định giá cả, công ty nên có kế hoạch sản xuất và dự trữ một cách hợp lý để đáp ứng đủ nhu cầu, tránh hiện tượng giá đầu vào không ổn định dẫn đến giá sản phẩm cũng thay đổi theo (như giống lúa nhập ngoại). Các tháng giáp vụ cần huy động tối đa công suất máy móc thiết bị trên cơ sở dự đoán chính xác nhu cầu sử dụng của thị trường để có thể đáp ứng tối đa các nhu cầu đó cả về chủng loại, chất lượng lẫn số lượng hàng hóa.

Với những thị trường mà sản phẩm mới thâm nhập hoặc có ý định thâm nhập sâu hơn nữa thì công ty nên có chính sách khuyến mại, giá bán thấp hơn so với giá sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, và có thể tăng giá dần qua các năm.

Và điều quan trọng hơn hết, chính sách giá phải hài hòa giữa 2 yếu tố là giá cả (chi phí làm nên sản phẩm) và giá trị (sự chấp nhận của người mua). Bên cạnh đó, công ty cũng phải thường xuyên đo lường các biến động về doanh số, sức mua, mức độ chi trả, sự thỏa mãn của khách hàng sau mỗi lần tăng giá để có chiến lược phù hợp.

4.3.2.3. Giải pháp về phân phối sản phẩm

Để mở rộng thị trường công ty nên quan tâm đến mạng lưới bán lẻ. Đây là những người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dung. Thu hút được cảm tình và động viên tích cực tới mạng lưới này là việc làm rất có ý nghĩa và hiệu quả. Họ không chỉ là người bán hàng kiếm lời mà còn là người giới thiệu quảng cáo, khuyến khích người tiêu dung. Đồng thời họ còn cung cấp cho công ty những thông tin cần thiết về khách hàng, về sản phẩm của công ty và của các đối thủ cạnh tranh. Tất nhiên, việc quản lý một mạng lưới đông người và hình thức quản lý như thế nào là vấn đề khó khăn và phức tạp.

Mặt khác để khuyến khích các nhà phân phối và các điểm bán lẻ đồng thời đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dung đúng mức giá quy định, công ty nên hỗ trợ các nhà phân phối một phần chi phí vận chuyển. công ty có thể tham khảo mức hỗ trợ chi phí vận chuyển cho các nhà phân phối như sau:

Bảng 4.19. Dự kiến mức hỗ trợ kinh phí cho các nhà phân phối của Thaibinh Seed tại thị trường trung du miền núi phía bắc

Khu vực Mức hỗ trợ ( đồng/ tấn) Bán kính < 50km 100.000 50km <= Bán kính < 100km 200.000 100km <= Bán kính < 150km 350.000 150km <= Bán kính < 200km 500.000 200km <= Bán kính < 250km 600.000 250km <= Bán kính < 400km 750.000

Công ty nên tiếp tục phát triển hệ thống phân phối theo chiều sâu, bằng việc chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của chi nhánh hiện có đến các vùng nông thôn, thị trấn, thị xã của các tỉnh bằng việc thiết lập thêm hệ

thống các nhà phân phối và các điểm bán lẻ tại các khu vực này. Do các khu vực nông thôn, thị trấn, thị xã của nhiều tỉnh thành hiện vẫn được các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng lúa giống có tên tuổi bỏ ngỏ.

4.3.2.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp

Xúc tiến hỗn hợp là công cụ bổ trợ có hiệu quả nhất nhằm nâng cao hình ảnh chất lượng sản phẩm, uy tín nhãn hiệu trong tâm trí của khách hàng. Đây cũng là chính sách yểm trợ đắc lực cho các chính sách Marketing – mix cũng lại, đặc biệt là chính sách sản phẩm và chính sách giá. Để thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty thì cần phải thực hiện đồng bộ chính sách Marketing – mix của mình và chính sách quảng cáo có vai trò lớn trong việc phát huy hiệu quả của các bộ phận khác.

Với đối tượng khách hàng của công ty chủ yếu là bà con nông dân nên mức thu nhập của họ chưa cao, nhiều vùng cũng chưa có tivi và thói quen nghe đài FM đã có sẵn nên công ty có thể thực hiện quảng cáo qua đài: ví dụ như chương trình radio zone FM. Thông báo các giống lúa mới về ưu điểm và chức năng của nó qua hệ thống loa phát thanh xóm, thôn…

Đào tạo tốt đội ngũ nhân viên bán hàng cá nhân cả về nghiệp vụ khi tiếp xúc với khách hàng và kỹ thuật của sản phẩm. Qua đó có thể vừa bán hàng vừa cho khách hàng hiểu nên dung giống cây trồng nào cho phù hợp với thời vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty giống cây trồng thái bình trên địa bàn các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Trang 94 - 98)