Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến giải pháp marketing thúc đẩy tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty giống cây trồng thái bình trên địa bàn các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Trang 40 - 43)

2.1.2 .Khái niệm và vai trò của Marketing trong doanh nghiệp

2.1.4. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến giải pháp marketing thúc đẩy tiêu

tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp

2.1.4.1. Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

a. Nhân khẩu

Nhân khẩu là yếu tố đầu tiên quan trọng mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng phải quan tâm, vì nhân khẩu tạo ra khách hàng cho công ty. Tiếp cận nhân khẩu, dân số theo từng góc độ khác nhau đều có thể trở thành các tham số ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh của công ty. Bởi vì các tham số khác nhau của nhân khẩu đều có thể tạo ra sự khác biệt không chỉ quy mô mà cả đặc tính nhu cầu. Nhân khẩu hay dân số tác động tới hoạt động kinh doanh của các công ty chủ yếu trên các phương diện sau:

- Quy mô và tốc độ tăng dân số là khía cạnh quan trọng tác động tới quy mô nhu cầu. Thông thường quy mô dân số của một quốc gia, một vùng, một khu vực, một địa phương càng lớn thì báo hiệu một quy mô thị trường càng lớn.

- Cơ cấu dân số có tác động lớn đến cơ cấu nhu cầu của các loại hàng hoá, dịch vụ có thể là đặc tính nhu cầu.

- Tốc độ đô thị hoá và trào lưu muốn trở thành cư dân đô thị đang trở thành cơ hội kinh doanh cho nhiều ngành cũng là khó khăn cho nhiều ngành điển hình là sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

b. Kinh tế

Nhu cầu của thị trường - khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng mua sắm của họ. Trên thị trường người tiêu dùng khả năng mua sắm phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập của dân cư, mức giá,…

Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của công ty. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất kinh doanh như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… Cho nên nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất. Còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của công ty trên cơ sở chấp nhận hàng hoá, dịch vụ của công ty, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

c. Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư

Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, mặt hàng…Công ty cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao cho phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của công ty.

d. Chính sách của Nhà nước

Từ khi nhà nước thay đổi cơ chế chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá bộ mặt nền kinh tế có nhiều thay đổi. Các công ty trong nước liên doanh, liên kết với nước ngoài. Song, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh phải xuất phát từ định hướng phát triển của đất nước, lợi ích của công ty gắn chặt với lợi ích kinh tế xã hội của đất nước. Một trong những công cụ chính của nhà nước để điều tiết vĩ mô nền kinh tế là các chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, thuế, luật pháp. Đó là hệ thống các nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Nếu chính sách lãi suất tín dụng quy định mức lãi suất quá cao sẽ gây cản trở cho việc vay vốn của công ty, làm tăng chi phí kinh doanh dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm.

e. Trình độ văn hóa

Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng của lực lượng lao động xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của mỗi công ty. Chất lượng của đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Suy cho cùng hiệu quả kinh doanh là yếu tố con người, đó là con người có tri thức cao; con người là lãnh đạo, con người trực tiếp sản xuất có văn hóa tri thức cao là nguồn lực cơ bản cho hiệu quả kinh doanh.

2.1.4.2. Yếu tố thuộc môi trường vi mô

a. Các tổ chức, cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất, đầu vào

Để tiến hành sản xuất ra hàng hoá hay dịch vụ cung cấp cho thị trường, bất kỳ công ty nào cũng cần được cung cấp các yếu tố đầu vào như: nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng, máy móc thiết bị, hàng hoá… Ngoài ra công ty đó còn phải thuê lao động, thuê đất, vay tiền,…

Những biến động trên thị trường các yếu tố đầu vào luôn luôn tác động một cách trực tiếp với mức độ khác nhau tới quyết định kinh doanh của công ty, những biến đổi về tất cả các phương diện: số lượng, chất lượng, giá cả… các yếu tố đầu vào đều tác động đến các quyết định kinh doanh của công ty.

Các tác động này có thể là thuận lợi hay bất lợi cho công ty, có thể làm thay đổi các quyết định kinh doanh, từ đó thay đổi kết quả. Từ phía nhà cung cấp luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ và sự đe doạ tới các hoạt động kinh doanh của công ty do đó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty.

b. Đối thủ cạnh tranh

Khi tham gia kinh doanh, đôi khi chỉ là một đoạn thị trường duy nhất, công ty cũng có thể gặp các đối thủ cạnh tranh, vì quy mô thị trường có hạn, từng đối thủ cạnh tranh luôn luôn tìm mọi cách đưa ra những độc chiêu để giành khách hàng. Vì tính hấp dẫn của đối thủ cạnh tranh khác nhau nên khách hàng có cách thức khác nhau trong việc lựa chọn sản phẩm cạnh tranh. Vì vậy trước những áp lực khác nhau do sự thay đổi chiến lược và chiến thuật kinh doanh của mỗi đối thủ cạnh tranh có thể có nguy cơ hay đe doạ đến các quyết định kinh doanh của công ty. Trong bối cảnh đó, các công ty một mặt phải nhận diện chính xác từng đối thủ cạnh tranh, mặt khác phải theo dõi kịp thời có đối sách với các diễn biến từ phía các đối thủ cạnh tranh.

Bao gồm các đối thủ cạnh tranh cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm có khả năng thay thế. Nếu công ty có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, vì lúc này công ty chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu và vòng quay của vốn, yêu cầu công ty phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp và tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tạo cho công ty có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm, chủng loại,

mẫu mã… Như vậy, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển cho doanh nghiệp. Việc xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ càng quyết liệt. Thông qua cạnh tranh để những công ty yếu kém đi tới phá sản.

c. Khách hàng

Khách hàng là thị trường của công ty, đồng thời khách hàng lại là một trong những yếu tố, lực lượng quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định tới các hoạt động kinh doanh của công ty. Mỗi biến động về nhu cầu, về quyết định mua sắm của khách hàng đều buộc công ty phải xem xét lại quyết định kinh doanh của mình. Mỗi loại khách hàng - thị trường đều có hành vi mua sắm khác nhau, do đó sự tác động của các khách hàng - thị trường mang tới các quyết định kinh doanh của công ty không giống nhau. Công ty cần nghiên cứu kỹ từng khách hàng - thị trường để đưa ra các quyết định phù hợp, qua đó đáp ứng họ một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty giống cây trồng thái bình trên địa bàn các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Trang 40 - 43)