Cơ sở thực tiễn về giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty giống cây trồng thái bình trên địa bàn các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Trang 43 - 47)

2.1.2 .Khái niệm và vai trò của Marketing trong doanh nghiệp

2.2. Cơ sở thực tiễn về giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của

TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh giống cây trồng ở Việt Nam

Ngành nông nghiệp, nhất là lĩnh vực cây giống và hạt giống (giống cây trồng) đang thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà còn có doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy khá im ắng nhưng đây lại là phân khúc cạnh tranh mạnh mẽ và nhiều tiềm năng. Với giá trị nhập khẩu lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm, giống cây trồng đang được xem là "khoảng trống" hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Ngành giống cây trồng Việt Nam có quy mô nhỏ, thị trường khá phân tán với khoảng 260 DN hoạt động tại các địa phương. Trong đó, chỉ có 5 doanh nghiệp lớn, gồm Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam, Công ty CP Giống cây trồng Trung ương, Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ, Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình, Công ty TNHH Giống cây trồng An Giang là trực tiếp đầu tư nghiên cứu và cung ứng giống, chi phối 30% thị phần giống cây trồng của cả nước. Hiện tại ở thị trường miền Bắc và Trung bộ, về mảng thóc giống và ngô giống Công ty CP giống cây trồng Trung ương và Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình là 2 đơn vị dẫn đầu về thị trường thóc giống và ngô giống chiếm khoảng

55% thị phần lúa giống và 37% thị phần ngô giống tại hai khu vực trên. Cùng với các công ty nhỏ khác và các doanh nghiệp nước ngoài (các doanh nghiệp nước ngoài như Mosanto, Bayer,… chủ yếu kinh doanh về hạt rau giống và ngô giống, không có thế mạnh về lúa giống) tạo ra thế cạnh tranh rất gay gắt.

Biểu đồ 2.1. Quy mô ngành giống cây trồng Việt Nam

Nguồn: https://doanhnhansaigon.vn/chuyen-lam-an/thi-truong-giong-cay-trong- canh-tranh-manh-me-1069472.html

Ngoài ra, xu hướng nhu cầu sử dụng gạo có hai xu hướng chính. Thứ nhất, đảm bảo khối lượng phục vụ chế biến và chăn nuôi. Thứ hai, và cũng trở thành xu hướng chủ yếu: Gạo chất lượng phục vụ nhu cầu ăn ngon hằng ngày làm hàng hóa và xuất khẩu. Người tiêu dùng trong nước đã chuyển từ “ăn no sang ăn ngon”, gạo ngon bán được giá để đem lại hiệu quả cao hơn. Từ đó xu hướng sử dụng các giống lúa của người nông dân cũng chuyển dịch từ nhu cầu cần lúa ngắn ngày năng suất cao sang nhu cầu về lúa ngắn ngày năng suất cao nhưng chất lượng gạo phải ngon hơn. Từ đó đẩy chi phí nghiên cứu, sản xuất giống tăng lên cùng với với các công ty giống ở các địa phương ngày càng quan tâm nhiều hơn đến giống bản quyền của mình tạo ra thế cạnh tranh ngày càng lớn.

2.2.2. Kinh nghiệm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thông qua các giải pháp marketing của doanh nghiệp marketing của doanh nghiệp

2.2.2.1. Kinh nghiệm marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thóc giống của tập đoàn Syngenta - Thụy Sỹ tại Việt Nam

Chiến lược tiệu thụ tập đoàn Syngenta được các chuyên gia trong ngành nông nghiệp đánh giá mạnh nhất tại thị trường giống cây trồng tại Việt Nam hiện

nay. Tập đoàn Syngenta sử dụng chiến lược phủ rộng thị trường bằng các sản phẩm giống lúa lai năng suất chất lượng cao như lúa lai Syn6, Syn9,… Với mỗi khu vực địa lý, sinh thái và thời vụ khác nhau thì chiến lược sản phẩm đưa ra làmỗi sản phẩm đưa ra phù hợp từng điều kiện trên. Trong chiến lược lựa chọn nhà phân phối tập đoàn Syngenta cũng lựa chọn một số nhà cung ứng có uy tín ở Việt Nam như công ty cổ phẩn tập đoàn Lộc Trời, công ty Nông Tín. Mỗi đơn vị được độc quyền phân phối một hoặc một số sản phẩm tại Việt Nam. Điều này giúp các đơn vị phân phối chủ động được thị trường và hiệu quả tiêu thị sản phẩm cao hơn. Trong chiến lược quảng bá tập đoàn Syngenta xây dựng được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ hội nghị, hội thảo, quảng bá sản phẩm nên chất lượng quảng bá là rất cao và hiệu quả.

2.2.2.2. Kinh nghiệm marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần giống cây trồng Trung Ương

Chính sách tiêu thụ sản phẩm công ty chủ yếu dựa vào các đại lý, cửa hàng lớn của công ty trên thị trường nên rất thuận lợi cho việc triển khai các sản phẩm mới, nắm bắt thông tin thị trường, trên cơ sở đó để xây dựng 1 chiến lược marketing phù hợp. Với thương hiệu mang tầm cỡ quốc gia công ty cổ phần giống cây trồng trung Ương luôn có thế mạnh trên nhiều thị trường trong nước. Chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ của công ty là mở rộng thị trường xuất khẩu các giống cây trồng sang các nước khác, chứ không chỉ dừng ở đại lý, cửa hàng tiêu thụ trong nước.

Chiến lược sản phẩm của công ty cũng rất phong phú và đa dạng, sản phẩm chủ lực hiện nay là các sản phẩm lúa thuần: Thiên ưu 8, Kim cương 111, Đài thơm 8, Khang dân đột biến,… các sản phẩm này đã được đưa rộng rãi trên thị trường trong nhiều năm qua. Công ty tiếp tục mở rộng thị phần hiện tại, chú trọng xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc phấn đấu nâng thị phần kinh doanh giống chiếm 30% thị phần cả nước, xây dựng doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh và phát triển, được quản trị tốt, minh bạch theo chuẩn mực quốc tế, đội ngũ cán bộ có trình độ cao và có đạo đức.

2.2.2.3. Bài học cho Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình

Hai công ty trên với kinh nghiệm một là công ty đa quốc gia đang hoạt động kinh doanh nhiều sản phẩm và có mảng giống cây trồng tại Việt Nam, một là doanh nghiệp giống cây trồng lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, hai doanh nghiệp

này đã rất quan tâm và coi trọng marketing, nhất là dùng marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và họ đã tạo ra được thành công đáng kể thành nhưng người đứng đầu thị trường ngành giống cây trồng Việt Nam. Qua đây, thấy rằng marketing đã và mang lại rất nhiều lợi ích, mở ra các cơ hội mới cho các doanh nghiệp ngành giống cây trồng có 1 hướng mới để củng cố và phát triển. Trên đà phát triển này Tổng công ty giống cây trồng cũng cần nhìn nhận về quan điểm marketing giúp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đúng hơn dựa trên kinh nghiệm của các doanh nghiệp trên để dần hoàn thiện các giải pháp marketing đưa công ty phát triển mạnh mẽ hơn, cạnh tranh song phằng hơn nữa với 2 doanh nghiệp trên.

2.2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nhưng công trình đó đề cập tới những sản phẩm khác nhau như marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm phân bón, mây tre đan, nước giải khát, thức ăn chăn nuôi, cà phê… Đối với thị trường thóc giống của nước ta còn khá mới mẻ, do vậy, cũng chỉ có ít tác giả quan tâm, nghiên cứu và các công trình đó cũng chỉ giải quyết một số khía cạnh về phát triền thị trường như công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Xuân Hải nghiên cứu về chiến lược tiêu thụ của công ty CP giống cây trồng Miền Bắc tại thị trường Thanh Hóa, Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Thiều nghiên cứu về nâng cao năng nực cạnh tranh của sản phẩm lúa giống tại công ty CP giống cây trồng Thái Bình. Tác giả Nguyễn Đình Khang, nghiên cứu về quản trị rùi ro trong sản xuất kinh doanh lúa giống tại công ty CP giống cây trồng Bắc Ninh. Ngoài ra chưa có đề tài, sách báo nào nghiên cứu về marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty CP giống cây trồng Thái Bình trên đại bàn trung du miền núi phía Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty giống cây trồng thái bình trên địa bàn các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Trang 43 - 47)