Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh giống cây trồng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty giống cây trồng thái bình trên địa bàn các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Trang 43 - 44)

Ngành nông nghiệp, nhất là lĩnh vực cây giống và hạt giống (giống cây trồng) đang thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà còn có doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy khá im ắng nhưng đây lại là phân khúc cạnh tranh mạnh mẽ và nhiều tiềm năng. Với giá trị nhập khẩu lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm, giống cây trồng đang được xem là "khoảng trống" hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Ngành giống cây trồng Việt Nam có quy mô nhỏ, thị trường khá phân tán với khoảng 260 DN hoạt động tại các địa phương. Trong đó, chỉ có 5 doanh nghiệp lớn, gồm Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam, Công ty CP Giống cây trồng Trung ương, Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ, Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình, Công ty TNHH Giống cây trồng An Giang là trực tiếp đầu tư nghiên cứu và cung ứng giống, chi phối 30% thị phần giống cây trồng của cả nước. Hiện tại ở thị trường miền Bắc và Trung bộ, về mảng thóc giống và ngô giống Công ty CP giống cây trồng Trung ương và Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình là 2 đơn vị dẫn đầu về thị trường thóc giống và ngô giống chiếm khoảng

55% thị phần lúa giống và 37% thị phần ngô giống tại hai khu vực trên. Cùng với các công ty nhỏ khác và các doanh nghiệp nước ngoài (các doanh nghiệp nước ngoài như Mosanto, Bayer,… chủ yếu kinh doanh về hạt rau giống và ngô giống, không có thế mạnh về lúa giống) tạo ra thế cạnh tranh rất gay gắt.

Biểu đồ 2.1. Quy mô ngành giống cây trồng Việt Nam

Nguồn: https://doanhnhansaigon.vn/chuyen-lam-an/thi-truong-giong-cay-trong- canh-tranh-manh-me-1069472.html

Ngoài ra, xu hướng nhu cầu sử dụng gạo có hai xu hướng chính. Thứ nhất, đảm bảo khối lượng phục vụ chế biến và chăn nuôi. Thứ hai, và cũng trở thành xu hướng chủ yếu: Gạo chất lượng phục vụ nhu cầu ăn ngon hằng ngày làm hàng hóa và xuất khẩu. Người tiêu dùng trong nước đã chuyển từ “ăn no sang ăn ngon”, gạo ngon bán được giá để đem lại hiệu quả cao hơn. Từ đó xu hướng sử dụng các giống lúa của người nông dân cũng chuyển dịch từ nhu cầu cần lúa ngắn ngày năng suất cao sang nhu cầu về lúa ngắn ngày năng suất cao nhưng chất lượng gạo phải ngon hơn. Từ đó đẩy chi phí nghiên cứu, sản xuất giống tăng lên cùng với với các công ty giống ở các địa phương ngày càng quan tâm nhiều hơn đến giống bản quyền của mình tạo ra thế cạnh tranh ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty giống cây trồng thái bình trên địa bàn các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Trang 43 - 44)