Đánhgiá kết quả thực hiện các giải pháp marketing tại ThaibinhSeed

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty giống cây trồng thái bình trên địa bàn các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Trang 87 - 90)

4.1.1 .Quyết định về sản phẩm

4.1.5.Đánhgiá kết quả thực hiện các giải pháp marketing tại ThaibinhSeed

4.1.5.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Thaibinh Seed

Với việc triển khai các hoạt động marketing trong vòng 2 năm gần đây công ty cổ phần tổng công ty giống cây trồng Thái Bình đã đạt được những kết quả hết sức khả quan tại thị trường các tỉnh trung du miền núi phía bắc. Lượng bán và doanh thu đều tăng, thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.18. Lượng bán và doanh thu các tỉnh TDMNPB của Thaibinh Seed ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng STT Địa bàn Năm 2016 Năm 2017 So sánh (17/16) Lượng bán Doanh thu Lượng bán Doanh thu Lượng bán Doanh thu 1 Bắc Giang 838 22.207,0 905 24.000,6 108,0 108,1 2 Vĩnh Phúc 396 10.494,0 633 16.787,16 159,8 160,0 3 Thái Nguyên 99 2.623,50 95 2.519,4 96,0 96,0 4 Phú Thọ 249 6.598,50 241 6.391,32 96,8 96,9 5 Yên Bái 178 4.717,0 168 4.455,36 94,4 94,5 6 Tuyên Quang 360 9.540,0 303 8.035,56 84,2 84,2 7 Hà Giang 128 3.392,0 123 3.261,96 96,1 96,2 8 Lào Cai 98 2.597,0 152 4.031,04 155,1 155,2 Cả Vùng 2.346 62.169,000 2.620 69.482,400 111,7 111,8 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Thaibinh Seed (2017) Qua bảng trên ta thấy, lượng bán và doanh thu của cả vùng trong 2 năm qua có mức tăng trưởng khá với mức hơn 11%. Tuy còn có một số vùng có mức giảm và giảm mạnh nhất tại thị trường Tuyên Quang với mức gần 16%, nhưng sự tặng trưởng nhanh của các vùng thị khác khác như Vĩnh Phúc, Lào Cai nên nhìn chung toàn vùng vẫn đảm bảo mức tăng trưởng ổn định. Các tỉnh có lượng bán và doanh thu cao ở năm 2017 là tỉnh Bắc Giang với 24 tỷ doanh thu, tiếp đến là Vĩnh Phúc với doanh thu hơn 16 tỷ, Tuyên Quang có giảm nhưng vẫn đạt hơn 8 tỷ doanh thu, Phú Thọ hơn 6 tỷ,... Với kết quả trên, chi nhánh Thái Bình Phú Thọ - đơn vị quản lý địa bàn TDMNPB là chi nhánh trong top đầu mang lại doanh thu lớn cho cả tổng công ty.

4.1.5.2. Đánh giá chung về các chiến lược marketing của Thaibinh Seed thời gian qua

a. Kết quả đạt được

Thứ nhất, vị thế công ty và thương hiệu “Thaibinh seed” ngày càng được nâng tầm cao mới và vững vàng là một trong số công ty hàng đầu trong ngành

giống cây trồng Việt Nam. Thương hiệu “Thaibinh Seed” đã được các tổ chức, nhà phân phối, các cơ quan quản lý nhà nước và người nông dân biết đến rộng rãi và đánh giá cao.

Thứ hai, Về sản phẩm, với phương châm chất lượng là tiêu chí hàng đầu khi xây dựng chiến lược về sản phẩm. Cho nên nói đến Thaibinh Seed là nói đến hạt giống chất lượng, được nông dân đánh giá hàng đầu (mẫu mã hạt giống, tỷ lệ nảy mầm,…) với bộ sản phẩm phong phú.

Thứ hai, hệ thống phân phối của công ty được bố trí rộng khắp. Với việc đặt chi nhánh tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ phụ trách chuyên thị trường miền núi phía Bắc, điều này làm cho sự kết nối giữa công ty và khách hàng trở nên nhanh hơn và thuận tiện hơn rất nhiều. Cộng với việc phối hợ giữa các phòng ban, đơn vị là chặt chẽ kể cả khâu vận chuyển. Vì vậy, sản phẩm của công ty có thể được phân phối rộng rãi và nhanh chóng đến tay người tiêu dùng.

Thứ ba, về triển khai các hoạt động xúc tiến hỗn hợp, thông qua marketing, công ty đã có những định hướng tập trung được thông điệp cho các hoạt động xúc tiến rời rạc nhằm tạo ra hiệu quả mạnh mẽ trong việc truyền thông thương hiệu. Các hoạt động quảng bá cho chương trình khuyến mại và xây dựng được định vị chung của ngân hàng đã được thống nhất áp dụng theo từng quy trình quảng bá. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp đã bước đầu hướng tới cả công tác truyền thông đối nội cũng như việc quảng bá xây dựng hình ảnh truyền thông thương hiệu ra bên ngoài.

b. Những hạn chế

Thứ nhất, thương hiệu của công ty đã được nâng lên rõ rệt là do các chiến lược marketing rõ ràng. Tuy nhiên nó chưa được chuyên nghiệp và chuyên môn hóa. Các hoạt động thị trường và bán hàng bị trùng lặp ở nhiều khâu gây ra hiện tượng chồng chéo nhiệm vụ.

Thứ hai, chất lượng sản phẩm của công ty là rất tốt, tuy nhiên với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay, các sản phẩm chủ lực của công ty lại bị bộc lộ rõ các điểm yếu: mẫn cảm với thời tiết lạnh, dễ nhiễm sâu bệnh, tuy năng suất cao nhưng nếu không biết thâm canh, chăm sóc tốt dễ mất mùa. Nên bắt đầu gây ra tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng và các cơ quan nhà nước chủ quản.

Thứ ba, về chính sách giá. Giá cả sản phẩm của công ty không linh hoạt ở một số địa điểm thị trường tiêu thụ khác nhau. Do có nhiều khác nhau về đặc điểm địa lý, thị hiếu tiêu dùng giá cả bịcứng nhắc không phù hợp với thu nhập của người dân. Cụ thể, ở những khu vực dân cư có mức thu nhập thấp như vùng sâu, vùng xa thì giá cả sản phẩm tương đối cao đối với họ nên tiêu thụ còn rất ít, còn ở khu vực dân cư có mức thu nhập cao thì giá đó lại là thấp, họ cho rằng sản phẩm không được đánh giá đúng mức chi tiêu tiêu dùng. Nên khả năng tiêu thụ cũng thấp. Giá chiết khấu cũng bị đánh giá là không cạnh tranh so với các công ty khác, đặc biệt thị trường giống xuất hiện rất nhiều giống mới và đưa ra các lời mời chào hết sức cạnh tranh.

Thứ tư, về hệ thống phân phối. Tuy công ty đã thiết lập được 1 hệ thống phân phối rộng khắp bao phủ toàn bộ thị trường. Nhưng sự quản lý lỏng lẻo, phân vùng thị trường nhưng quyết liệt, không rõ ràng, gây ra sự cạnh tranh nội bộ, lấn vùng thị trường để hoàn thành kế hoạch hay tiệm cận mức thưởng giữa các chi nhánh, thậm chí cạnh tranh rất quyết liệt giữa các đại lý, đặc biệt là các khu vực giáp ranh, cũng như các đại lý cấp 1 có tiềm lực lớn. Điều này gây thiệt hại rất nhiều cho các đại lý trong vùng, giảm giá trị sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty giống cây trồng thái bình trên địa bàn các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Trang 87 - 90)