Quan điểm về giải pháp nâng cao chất lượng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 108 - 110)

4.3.1.1 Giải pháp phải phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh

Giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình phải bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước như:

Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Nghị quyết số 18); Luật cán bộ, công chức; Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình khóa XVI; các chương trình, kế hoạch, đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Trung ương và của tỉnh đề ra.

Nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và công chức ngành phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong việc tham mưu, thực hiện các nhiệm vụ của ngành, góp phần ổn định xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế.

4.3.1.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn

Nghị quyết số 121/2015/NQ-HĐND ngày 3 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình khóa XV, nhiệm kỳ 2011 - 2016 nêu rõ: “Tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng và thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Sử dụng tối đa nguồn nhân lực khoa học từ thủ đô Hà Nội và Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Có kế hoạch đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu sử dụng của xã hội; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ, công chức tự học tập nâng cao trình độ; xây dựng cơ chế để huy động

các nguồn lực từ bên ngoài, các nguồn tài trợ để tăng cường đào tạo cán bộ”.

Do đó phải xây dựng, chuẩn hoá, đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ công chức nói chung và công chức ngành LĐTBXH nói riêng về kiến thức, kỹ năng quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, đồng thời bố trí, sắp xếp lại công chức theo yêu cầu mới một cách phù hợp với năng lực và sở trường công tác của từng người; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy vai trò của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH phải trên cơ sở yêu cầu của công việc, hoạt động của ngành mang tính đặc thù chuyên môn tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về lao động việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội; đồng thời phải căn cứ trên

thực trạng chất lượng công chức của tỉnh; thực trạng công tác nâng cao chất lượng công chức viên chức của tỉnh; tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh để đưa ra các giải pháp phù hợp.

4.3.1.3 Giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình phải mang tính đồng bộ và mang tính khả thi

Nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới, trước hết phải thực hiện cải cách hành chính một cách bài bản, đồng bộ từ các yếu tố bên trong (quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, tổ chức bộ máy, khen thưởng, kỹ luật công chức…) đến các yếu tố bên ngoài (môi trường công tác, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…) sao cho phù hợp với sự vận động của nền kinh tế xã hội.

Các giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH đưa ra phải mang tính khả thi, khi đi vào thực tế sẽ áp dụng được ngay các yêu cầu ngành đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)