Thực trạng chất lượng công chức ngành Lao động Thương binh và Xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 76 - 100)

Xã hội tỉnh Hòa Bình

4.1.2.1. Thực trạng trí lực của công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình

a. Chất lượng công chức chia theo ngạch công chức

Chất lượng công chức chia theo ngạch công chức trong ngành LĐTBXH tương đối là cao. Số liệu tại bảng 4.6 đã thể hiện chất lượng công chức ngành LĐTBXH phân theo công chức giai đoạn 2015 - 2017. Kết quả cho thấy: Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trong 3 năm giữ ổn định là 01 người, chiếm 0,3% so với tổng số công chức toàn ngành.

Bảng 4.6. Chất lượng công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình phân theo ngạch công chức giai đoạn 2015 - 2017

Năm CVCC và tương đương CVC và tương đương CV và tương đương Còn lại Tổng cộng Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2015 1 0,3 7 1,9 204 55,0 160 42,9 371 100,0 2016 1 0,3 7 1,9 217 59,1 142 38,7 367 100,0 2017 1 0,3 9 2,5 228 62,6 126 34,6 364 100,0 Nguồn: Sở LĐTBXH và Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình, (2018)

Ngạch chuyên viên chính và tương đương năm 2015, năm 2016 là 7 người, sang năm 2017 tăng lên 9 người; tỷ lệ tăng theo thời gian từ 1,9% năm 2015, năm 2016 tăng lên 2,5% năm 2017 so với tổng số công chức toàn ngành.

Ngạch chuyên viên và tương đương năm 2015 có 204 công chức chiếm tỷ lệ 55% ; năm 2016 tăng lên 217 người, chiếm tỷ lệ 59,1% và năm 2017 tăng lên 228 người, chiếm tỷ lệ 62,6% trong tổng số công chức. Như vậy đối với ngạch chuyên viên và tương đương tăng đều theo từng năm cả về số lượng tuyệt đối (từ 204 người vào năm 2015 lên 228 người vào năm 2017) và số tương đối (từ 55% năm 2015 lên 62,6% năm 2017).

Số lượng công chức ngành LĐTBXH còn lại là 159 người năm 2015, chiếm tỷ lệ 42,9%; năm 2016 số lượng này giảm xuống còn 142 người, chiếm tỷ

lệ 38,7% so với tổng số công chức toàn ngành và giảm 4,2% so với năm 2015; năm 2017 là 126 người, chiếm tỷ lệ 62,6% so với tổng số công chức và giảm 4,1% so với năm 2016. Như vậy trong 3 năm, số lượng công chức thuộc nhóm này đã giảm liên tục từ 159 người năm 2015 xuống còn 126 người năm 2017 (giảm bình quân trong 3 năm 2015 - 2017 là 4,1%)

Bảng 4.7. Chất lượng công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình phân theo ngạch công chức ở các đơn vị năm 2017

Đơn vị Số lượng (người) Tổng CVCC và TĐ CVC và CV và Còn lại 1. Văn phòng Sở 1 6 39 7 53 2. Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội - - 9 3 12 3. Các đơn vị trực thuộc Sở (8 đơn vị) - 3 5 - 8 4. Phòng LĐTBXH TP Hòa Bình - - 8 - 8 5. Phòng LĐTBXH Cao Phong - - 8 1 9 6. Phòng LĐTBXH Tân Lạc - - 7 - 7 7. Phòng LĐTBXH Lạc Sơn - - 8 - 8 8. Phòng LĐTBXH Yên Thủy - - 4 1 5 9. Phòng LĐTBXH Mai Châu - - 8 1 9 10. Phòng LĐTBXH Kim Bôi - - 7 2 9 11. Phòng LĐTBXH Lạc Thủy - - 4 1 5 12. Phòng LĐTBXH Kỳ Sơn - - 7 1 8 13. Phòng LĐTBXH Lương Sơn - - 5 1 6 14. Phòng LĐTBXH Đà Bắc - - 6 1 7 15. Công chức xã của TP Hòa Bình - - 10 5 15 16. Công chức xã của Cao Phong - - 5 7 12 17. Công chức xã của Tân Lạc - - 14 10 24 18. Công chức xã của Lạc Sơn - - 12 17 29 19. Công chức xã của Yên Thủy - - 9 4 13 20. Công chức xã của Mai Châu - - 12 13 25 21. Công chức xã của Kim Bôi - - 14 14 28 22. Công chức xã của Lạc Thủy - - 5 10 15 23. Công chức xã của Kỳ Sơn - - 4 6 10 24. Công chức xã của Lương Sơn - - 11 9 20 25. Công chức xã của Đà Bắc - - 7 12 19 Tổng cộng 1 9 228 126 364 Nguồn: Sở LĐTBXH và Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình, (2018)

Số liệu tại bảng 4.7. đã thể hiện chất lượng công chức ngành LĐTBXH năm 2017 phân theo công chức ở các cơ quan, đơn vị. Quan sát bảng số liệu cho thấy công chức có ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính tập trung chủ yếu tại Văn phòng Sở, chi cục và đơn vị trực thuộc Sở LĐTBXH; đa số công chức có ngạch chuyên viên phân bố tương đối hài hòa ở các phòng LĐTBXH các huyện, thành phố; công chức có ngạch còn lại tập trung nhiều tại các xã thuộc huyện, thành phố.

b. Theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn là một trong những thước đo về tiêu chuẩn chất lượng công chức. Đây cũng là căn cứ ban đầu để đánh giá, xem xét công chức có đáp ứng được tiêu chuẩn nghiệp vụ hay không.

Bảng 4.8. Chất lượng công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình phân theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ giai đoạn 2015 - 2017

Diễn giải

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Bình quân 1. Tiến sĩ 1 0,3 1 0,3 2 0,5 100,0 200 141,4 2. Thạc sĩ 6 1,6 8 2,2 9 2,5 133,3 112,5 122,5 3. Đại học 171 46,1 179 48,8 185 50,8 104,7 103,4 104,0 4. Cao đẳng 48 12,9 48 13,1 45 12,4 100,0 93,8 96,8 5. Trung cấp 146 39,4 131 35,7 123 33,8 89,7 93,9 91,8 Tổng cộng 371 100,0 367 100,0 364 100,0 98,9 91,2 99,1 Nguồn: Tổ chức Sở LĐTBXH và Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình, (2018)

Số liệu tại bảng 4.8 đã cho thấy trong 3 năm 2015 - 2017, công chức ngành LĐTBXH có trình độ Tiến sĩ tăng nhẹ từ 0,3 % lên 0,5%; trình độ Thạc sĩ tăng liên tục với mức bình quân là 22,9%; trình độ Đại học tăng bình quân trong 3 năm là 4%; trình độ Cao đẳng và trình độ còn lại ngày càng có xu thế giảm do nhóm công chức này thuộc thế hệ trước chiến tranh đến nay đã đến tuổi nghỉ chế độ hoặc chuyển dần sang các bậc học cao hơn.

Số liệu tại bảng 4.9 đã cho thấy trong năm 2017, công chức ngành Lao động TBXH có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là 185 người (chiếm 50,8%); trình độ Trung cấp chiếm tỷ lệ đứng thứ hai là 123 người (chiếm

33,8%); trình độ Tiến sĩ với số lượng 2 người (chiếm 0,5%); trình độ Thạc sĩ là 9 người (chiếm 2,5%) và trình độ Cao đẳng là 45 người (chiếm 12,4%).

Bảng 4.9. Chất lượng công chức ngành LĐTBXH phân theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ năm 2017

Trình độ chuyên môn Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Đúng chuyên môn Tỉ lệ (%) Không đúng chuyên môn Tỉ lệ (%) Tiến sĩ 2 0,5 2 100 0 0 Thạc sĩ 9 2,5 7 77,8 2 22,2 Đại học 185 50,8 154 83,2 31 16,8 Cao đẳng 45 12,4 40 88,9 5 11,1 Trung cấp 123 33,8 108 87,8 15 12,2 Tổng số 364 100 311 85,4 53 14,6

Nguồn: Sở LĐTBXH và Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình, (2018)

Số người có trình độ chuyên môn được đào tạo đúng với công việc là 311 người (chiếm 85,4%) tổng số công chức của ngành; số người có trình độ chuyên môn không đúng với công viêc là 53 người (chiếm 14,6%), cụ thể trình độ tiến sĩ đúng chuyên ngành đúng với chuyên ngành, vị trí việc làm là 100% (2 người); trình độ Thạc sĩ đúng chuyên ngành là 77,8% (7 người), không đúng chuyên ngành là 22,2% (2 người); trình độ Đại học đúng chuyên ngành là 83,2% (154 người), không đúng chuyên ngành là 16,8% (31 người); trình độ Cao đẳng đúng chuyên ngành là 88,9% (40 người), không đúng chuyên ngành là 11,1% (5 người); trình độ Trung cấp đúng chuyên ngành là 87,8% (108 người), không đúng chuyên ngành là 12,2% (15 người). Như vậy, trình độ chuyên môn của công chức ngành LĐTBXH tương đối cao; số công chức có trình độ Đại học trở lên là trên 50%. Tuy nhiên, công chức có trình độ Trung cấp chiếm tỷ lệ phầm trăm khá cao, năng lực chuyên môn còn hạn chế để giải quyết công việc một cách hiệu quả và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Do đó, công chức ngành LĐTBXH cần phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đây là cơ sở nền tảng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng yêu cầu của quản lý xã hội ngày càng trở nên phức tạp theo xu hướng của sự phát triển.

Khi tiến hành khảo sát các bên liên quan đánh giá chất lượng công chức ngành theo năng lực chuyên môn. Lãnh đạo cấp phòng đánh giá khá cao về năng lực chuyên môn của công chức ngành LĐTBXH. Chỉ tiêu hiểu biết những

nguyên tắc cơ bản của hành chính Nhà nước và chỉ tiêu có khả năng vận dụng những kiến thức và nguyên tắc vào thực tiễn công tác đều được công chức ngành hiểu rõ và áp dụng vào công việc khá tốt. Tuy nhiên các chỉ tiêu khác, công chức chỉ được đánh giá tương đối bởi việc sử dụng thành thạo vi tính còn khá hạn chế. Một số lãnh đạo cấp phòng cho biết các công chức đặc biệt là những người lớn tuổi có kỹ năng sử dụng các loại phần mềm kế toán, phần mềm kiểm tra số liệu, chứng từ điện tử còn khá hạn chế, kéo dài thời gian tham mưu văn bản. Cũng theo đó, việc xử lý giấy tờ, sổ sách và các văn bản đến, văn bản đi còn khá chậm. Số liệu tại bảng 4.10. đã thể hiện sự đánh giá của lãnh đạo cấp phòng về năng lực chuyên môn của công chức ngành LĐTBXH, kết quả cho thấy:

Hiểu biết những nguyên tắc cơ bản của hành chính Nhà nước có 84,4% lãnh đạo cấp phòng cho đánh giá là tốt và khá về nội dung này; 15,7% đánh giá ở mức trung bình và kém.

Có khả năng vận dụng những kiến thức và nguyên tắc vào thực tiễn công tác có 81,3% công chức lãnh đạo cấp phòng khi được hỏi cho kết quả đánh giá là tốt và khá; 15,7% đánh giá ở mức trung bình và kém; 3,1% không cho ý kiến về nội dung này.

Bảng 4.10. Đánh giá của lãnh đạo cấp phòng về năng lực chuyên môn của công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình

Đơn vị tính %

Các chỉ tiêu (n=32) Tốt Khá Trung

bình Kém

Không ý kiến

1. Hiểu biết những nguyên tắc cơ bản của

hành chính Nhà nước 28,1 56,3 9,4 6,3 0,0 2. Có khả năng vận dụng những kiến thức

và nguyên tắc vào thực tiễn công tác 25,0 56,3 9,4 6,3 3,1 3. Có khả năng tư duy độc lập trong thực

hiện nhiệm vụ 18,8 46,9 18,8 12,5 3,1 4. Có khả năng nhận diện, phát hiện vấn đề 15,6 50 21,9 12,5 0,0 5. Có khả năng phân tích, đánh giá, tổng

hợp, xử lý thông tin nhanh nhạy 15,6 53,1 28,1 3,1 0,0 6. Sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ 18,8 46,9 21,9 6,3 6,3 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017)

Có khả năng tư duy độc lập trong thực hiện nhiệm vụ có 65,7% công chức lãnh đạo cấp phòng khi được hỏi cho kết quả đánh giá là tốt và khá; 31,3% đánh giá ở mức trung bình và kém; 3,1% không cho ý kiến về nội dung này.

Có khả năng nhận diện, phát hiện vấn đề có 65,6% công chức lãnh đạo cấp phòng khi được hỏi cho kết quả đánh giá là tốt và khá; 34,4% đánh giá ở mức trung bình và kém.

Có khả năng phân tích, đánh giá, đánh giá, tổng hợp, xử lý thông tin nhanh nhạy có 68,7% công chức lãnh đạo cấp phòng khi được hỏi cho kết quả đánh giá là tốt và khá; 31,2% đánh giá ở mức trung bình và kém.

Sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ có 65,7% công chức lãnh đạo cấp phòng khi được hỏi cho kết quả đánh giá là tốt và khá; 28,2% đánh giá ở mức trung bình và kém; 6,3% không đưa ra ý kiến đánh giá.

Như vậy, từ kết quả đánh giá với 6 tiêu chí nghiên cứu, khảo sát để công chức lãnh đạo cấp phòng đánh giá năng lực chuyên môn của công chức ngành LĐTBXH thì có chỉ tiêu hiểu biết những nguyên tắc cơ bản của hành chính Nhà nước là cho kết quả đánh giá cao nhất, đánh giá tốt và khá đạt 84,4%; tiếp đến là chỉ tiêu có khả năng vận dụng những kiến thức và nguyên tắc vào thực tiễn công tác đạt 81,3%; các chỉ tiêu đánh giá còn lại đều cho kết quả đánh giá tốt và khá ở mức trên 60% bao gồm khả năng tư duy độc lập trong thực hiện nhiệm vụ 65,7%; khả năng nhận diện, phát hiện vấn đề 65,6%; khả năng phân tích, đánh giá, đánh giá, tổng hợp, xử lý thông tin nhanh nhạy 68,7%; sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ 65,7%.

Bên cạnh đó, lãnh đạo cấp phòng còn đánh giá chất lượng công chức về mức độ thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; trình độ hiểu biết kiến thức; năng lực quản lý lãnh đạo; kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ được giao

Bảng 4.11. Đánh giá của lãnh đạo cấp phòng về mức độ thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình

Đơn vị tính %

Các chỉ tiêu (n=32) Tốt Khá Trung

bình Kém

Không ý kiến

1. Khối lượng và chất lượng công việc 21,9 59,4 12,5 3,1 3,1 2. Tiến độ hoàn thành công việc 25,0 53,1 12,5 6,3 3,1 3. Hiệu quả công việc 18,8 62,5 15,6 3,1 - 4. Tinh thần trách nhiệm trong công tác 28,1 62,5 6,3 3,1 - Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017)

Đối với mức độ thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao: Đây là một trong những tiêu chí đầu tiên trong việc đánh giá chất lượng công chức hành chính, chất lượng công chức hành chính Nhà nước có tốt thì mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Qua nghiên cứu tiến hành khảo sát 32 người giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng trong ngành ở 4 chỉ tiêu nghiên cứu trên cho thấy, chỉ tiêu về tinh thần trách nhiệm trong công tác được công chức lãnh đạo cấp phòng đánh giá ở mức cao nhất, đánh giá tốt và khá đạt 90,6 %; có 2 chỉ tiêu cho kết quả tốt và khá đạt trên 80%, bao gồm chỉ tiêu về khối lượng và chất lượng công việc có 81,3% và hiệu quả công việc, đánh giá tốt và khá đạt 81,3 %; tiến độ hoàn thành công việc được đánh giá ở mức thấp nhất, có kết quả đánh giá tốt và khá đạt 78,1%.

Bảng 4.12. Đánh giá của lãnh đạo cấp phòng về trình độ hiểu biết kiến thức của công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình

Đơn vị tính %

Các chỉ tiêu (n=32) Tốt Khá Trung

bình Kém

Không ý kiến

1. Nắm được đường lối, chính sách chung 25,0 59,4 9,4 0,0 6,3 2. Nắm được kiến thức cơ bản về chuyên

môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực liên quan 21,9 62,5 9,4 3,1 3,1 3. Nắm được mục tiêu và đối tượng quản lý 28,1 53,1 18,8 0 0,0 4. Thành thạo việc lập kế hoạch, xây dựng chương

trình, đề án và thủ tục hành chính Nhà nước 12,5 62,5 12,5 9,4 3,1 5. Am hiểu tình hình và xu thế phát triển của

lĩnh vực mình trong nước và thế giới 18,8 50,0 21,9 6,3 3,1 6. Có trình độ tổng hợp nhanh nhạy 18,8 56,3 15,6 3,1 6,3

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017)

Đối với trình độ hiểu biết kiến thứccủa công chức ngành LĐTBXH tỉnh về cơ bản khá cao. Tuy nhiên, trong đó vẫn còn có một số công chức hiểu biết kiến thức thực sự không tương xứng với bằng cấp, không nắm bắt được tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực mình trong nước và thế giới. Số liệu tại bảng 4.12. đã thể hiện sự đánh giá của lãnh đạo cấp phòng về trình độ hiểu biết kiến thức của công chức ngành LĐTBXH. Với 6 tiêu chí nghiên cứu, khảo sát để công chức lãnh đạo cấp phòng đánh giá trình độ hiểu biết kiến thức của công chức ngành LĐTBXH thì có 3 chỉ tiêu cho kết quả đánh giá tốt

và khá ở mức trên 80%, đó là nắm được đường lối chính sách chung của Đảng và Nhà nước (84,4%); nắm được kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 76 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)