Cán bộ quản lý của ngành LĐTBXH chính là lãnh đạo cấp phòng và tương đương, là người chịu trách nhiệm về kết quả nhiệm vụ được giao của phòng và thực hiện phân công công việc cho chuyên viên trong phòng, đơn vị. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của ngành và kế hoạch công tác của từng công chức trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, lãnh đạo cấp phòng và tương đương của ngành đã phân công công việc phù hợp đối với từng công chức trong phạm vi phòng, đơn vị để công chức phát huy được sở trường, năng lực của bản thân; góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của phòng được giao. Chính vì vậy, 87% công chức ngành đánh giá cao về năng lực quản lý lãnh đạo của lãnh đạo cấp phòng và tương đương, theo bảng 4.15 đánh giá của công chức ngành LĐTBXH đối với lãnh đạo cấp phòng và tương đương. Công chức đánh giá lãnh đạo cấp phòng và tương đương có năng lực quản lý, lãnh đạo ở mức trung bình đạt tỷ lệ thấp chiếm 5,2%. Chính việc phân công công việc cho công chức thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao từ lãnh đạo cấp phòng và tương đương, công chức đã nỗ lực hết mình làm việc, hoàn thành đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Số lượng công chức được đánh giá hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao chiếm tỷ lệ cao (94,8%) theo bảng 4.18.
Bảng 4.27. Đánh giá của công chức lãnh đạo, quản lý ngành LĐTBXH tỉnh về môi trường làm việc, trang thiết bị làm việc
Đơn vị tính %
Các chỉ tiêu (n=32) Tốt Khá Trung bình Không ý kiến
1. Môi trường làm việc 75 18,8 6,3 0,0 2. Trang thiết bị làm việc (máy vi tính, máy photo,
máy in, máy chiếu, loa...) 71,9 15,6 12,5 0,0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017)
Bên cạnh đó, lãnh đạo cấp phòng và tương đương của ngành luôn tạo môi trường làm việc và điều kiện cơ sở vật chất tốt để công chức phát huy hết năng lực bản thân, phấn đấu và cạnh tranh lành mạnh và hoàn thành công việc được giao đạt hiệu quả. Số liệu tại bảng 4.27. đã thể hiện sự đánh giá của công chức lãnh đạo, quản lý ngành đối với môi trường làm việc và trang thiết bị làm việc, kết quả cho thấy:
93,8% công chức được khảo sát cho rằng họ hài lòng với môi trường làm việc của ngành, đó là nơi làm việc rộng rãi, thoải mái không có hiện tượng công chức phải dùng chung bàn làm việc; 87,5% công chức được khảo sát cho rằng trang thiết bị làm việc (máy vi tính, máy photo, máy in, máy chiếu, loa) được cung cấp đầy đủ và vừa ý, tuy nhiên có một số máy tính được sử dụng từ lâu dẫn tới tình trạng không ổn định khi sử dụng cần được thay mới và đang chờ nguồn ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý của ngành còn nắm bắt năng lực thực tiễn của công chức và đề xuất lãnh đạo cấp trên tạo điều kiện cho công chức đi tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng. Khuyến khích công chức tham gia tích cực vào quá trình quản lý, mạnh dạn trao quyền, trao trách nhiệm cho công chức trẻ, có đủ năng lực và triển vọng tham gia vào đội ngũ lãnh đạo quản lý, tránh tư duy lạc hậu kìm hãm sự phát huy sức trẻ theo kiểu “Tre già măng mọc”. Do vậy, mạnh dạn trao quyền cho công chức tham gia đội ngũ lãnh đạo quản lý nhằm phát huy tính tự lực, không thụ động, trông chờ đồng thời tạo ra động lực đối với công chức làm cho họ cảm nhận được sâu sắc hơn nhiệm vụ, trách nhiệm được giao và thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Song song với việc tạo môi trường làm việc tích cực trong cơ quan, đơn vị, Cán bộ quản lý ngành còn khuyến khích sự sáng tạo, thi đua đoàn kết, tổ chức các hoạt động có ý nghĩa nhân dịp ngày truyền thống của ngành; đồng thời phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm chia sẻ, giúp đỡ những công chức có hoàn cảnh khó khăn để giảm bớt gánh nặng về tinh thần và vật chất.
Cùng với việc tạo môi trường, cơ sở vật chất để công chức làm việc, lãnh đạo cấp phòng và tương đương của ngành cũng luôn chú trọng công tác đánh giá công chức, khen thưởng và kỷ luật. Thông qua thi đua, khen thưởng mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của công chức và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, thúc đẩy công việc phát triển đi lên.
Hộp 4.3. Công tác đánh giá, khen thưởng và kỷ luật cần phải đảm bảo tính khách quan, minh bạch, đúng người, đúng thời điểm
Công tác đánh giá, khen thưởng và kỷ luật cần phải đảm bảo tính khách quan, minh bạch, đúng người, đúng thời điểm. Đánh giá công chức phải lấy hiệu quả công tác thực tế làm thước đo chủ yếu, ngoài chế độ khen thưởng theo quy định của Nhà nước, ngành cần có chế độ khen thưởng riêng, khen thưởng phải được thực hiện một cách nghiêm túc đi liền với nó là các hình thức xử phạt nghiêm minh những hành vi sai phạm”.
Nguồn: Phỏng vấn sâu Ông Nguyễn Đức Cường, Phó giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Hòa Bình (2017)
Qua khảo sát cho thấy, công tác đánh giá khen thưởng, kỷ luật có sự mức ảnh hưởng nhất định đối với chất lượng công chức ngành. Số liệu tại bảng 4.28. đã thể hiện sự đánh giá của công chức ngành đối với khen thưởng, kỷ luật, kết quả cho thấy:
Khen thưởng, kỷ luật có mức ảnh hưởng lớn tới chất lượng đội ngũ công chức chiếm 78,8% công chức được khảo sát, 12,4% công chức cho rằng ảnh hưởng ít và 8,8% công chức cho rằng không ảnh hưởng. Trên thực tế hiện nay, công tác đánh giá công chức, khen thưởng, kỷ luật chưa tương xứng, chưa kịp thời chưa khích lệ được lòng đam mê và tâm huyết với nghề của công chức. Việc thực hiện kỷ luật chưa nghiêm minh, chưa tạo ra tính răn đe để công chức không dám vi phạm kỷ luật. Điều này có ảnh hưởng nhiều đến tâm lý công tác, sự nỗ lực trong công việc từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công chức. Vì thế, cấp ủy, chính quyền cần quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt công tác đánh giá công chức, khen thưởng, kỷ luật để tạo động lực cho đội ngũ công chức thực hiện tốt công việc của mình.
Bảng 4.28. Yếu tố khen thưởng, kỷ luật ảnh hưởng tới công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình
Diễn giải Số lượng (n=113)
Tỷ lệ (%)
1. Khen thưởng, kỷ luật ảnh hưởng lớn 89 78,8 2. Khen thưởng, kỷ luật ảnh hưởng ít 14 12,4 3. Khen thưởng, kỷ luật không ảnh hưởng 10 8,8