Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 49 - 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Hòa Bình

Dân số tỉnh Hòa Bình có 832.543 người. Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Kinh chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm ước đạt dưới 1%, đến năm 2017 quy mô dân số ước đạt 838.398 người.

Trong bối cảnh kinh tế cả nước có nhiều khởi sắc, môi trường kinh doanh được cải thiện, phát triển doanh nghiệp, thu hút khách quốc tế và đàu tư nước ngoài đều đạt kết qủa nổi bật, kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình 3 năm (2015-2017) cũng đạt được những kết quả tích cực. Song, Hòa Bình còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức như giá nông sản, thực phẩm nhất là giá thịt lợn giảm mạnh tác động tiêu cực đến chăn nuôi; thiên tai, bão lũ gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương trong tỉnh.

Cả 3 năm có 171 dự án (trong đó có 9 dự án FDI) đầu tư vào tỉnh, bình quân mỗi năm có 57 dự án đầu tư vào tỉnh. Đến hết năm 2017 có 495 dự án đăng ký đầu tư; số dự án triển khai thực hiện chưa nhiều, chỉ có khoảng 220 dự án đi vào sản xuất và có sản phẩm đưa ra thị trường. Hàng năm có khoảng 412 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký thành lập mới. Cả giai đoạn 2015- 2017 có 1.237 doanh nghiệp chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký thành lập mới. Đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 2.773 doanh nghiệp và hơn 538 chi nhánh, văn phòng đại diện, tổng số vốn đăng ký trên 29.379,44 tỷ đồng.

Hòa Bình là một tỉnh nghèo, chưa cân đối được nguồn thu chi ngân sách; mặc dù nguồn thu ngân sách có tăng qua từng năm, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2015 đạt 2.435 tỷ đồng, năm 2016 đạt 3.072,3 tỷ đồng, năm 2017 đạt 3.188 tỷ đồng, tăng bình quân 13,03%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 3 năm ước đạt 30.190 tỷ đồng, trung bình hàng năm tăng khoảng19,42%. Tốc độ ăng trưởng kinh tế (GRDP) các năm 2015 -2017 ước đạt 8,16%, ngành nông lâm, thủy sản tăng 3,79%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 11,8%, ngành dịch vụ tăng 6,83%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng; giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản; cụ thể ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 44,61% năm 2015 lên 48,59% vào năm 2017, tương ứng ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 23,13% xuống còn 20,03%. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 505 triệu USD, tăng bình quân hàng năm khoảng 51,4%; nhập khẩu năm 2017 đạt 413,8 triệu USD, tăng bình quân hàng năm khoảng 63,81%. GRDP bình quân đầu người năm 2017 đạt khoảng 40,5 triệu đồng gấp 1,27 lần so với năm 2015, cao hơn bình quân chung của khu vực miền núi phía Bắc và bằng 75,7% của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp trong 3 năm (2015-2017) đạt khoảng 3,79%/năm, duy trì diện tích gieo trồng cây lương thực hàng năm khoảng 40 nghìn ha, sản lượng lương thực cây có hạt đạt 36 vạn tấn/năm, bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu cây trồng chuyển biến tích cực theo hướng tăng các loại cây trồng có năng suất, chất lượng, giá trị trên đơn vị diện tích canh tác cao; nhiều sản phẩm đã được cấp thương hiệu, chỉ dẫn địa lý; phát triển vùng trồng cây ăn quả tập trung như cam ở Cao Phong, bưởi ở Tân Lạc… Trồng rừng bình quân đạt 8.300 ha/năm, độ che phủ rừng năm 2017 đạt 19,9% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Toàn tỉnh đã có 45 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trung bình toàn tỉnh 1 xã đạt 13,6 tiêu chí (theo tiêu chí mới là 12 tiêu chí).

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 ước đạt 18,27%/năm. Tỷ trọng công nghiệp chế biến ngày càng tăng, tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản ngày càng giảm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân hàng năm tăng 23,17%, đạt giá trị 22.368 tỷ đồng năm 2017. Về du lịch, trung bình hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 có trên 2 triệu lượt khách (18 nghìn lượt khách quốc tế) tới thăm quan, du lịch. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển, mức lưu chuyển hàng hóa tăng trên 5%/năm.

Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển. Kết cấu hạ tầng giao thông với nhiều công trình quan trọng đã và đang được dàu tư cải tạo, nâng cấp như đường Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, đường 438 đi Ninh Bình, mở rộng nâng cấp quốc lộ 6, đường 12 B, quốc lộ 21….Đến nay, toàn tỉnh có trên 11.238 km đường giao thông các loại, chất lượng mặt đường cũng được nâng lên đáng kể. Đô thị trng tâm thành phố Hòa Bình được đầu tư mở rộng, triển khai xây dựng một số dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị như chương trình đô thị miền núi phía Bắc - thành phố Hòa Bình, khu trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm… toàn tỉnh có 11 thị trấn là đô thị loại V, hiện đang nâng cấp hai thị trấn Mai Châu và Lương Sơn lên đô thị loại IV và thành phố Hòa Bình lên đô thị loại III, tỷ lệ đô thị hóa năm 2017 đạt 18,96%. Hạ tầng khu, cụm công nghiệp đã hoàn thành việc lập và công bố quy hoạch cho tiết 8 khu công nghiệp, 15 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1.880 ha đất; giao chủ đầu tư hạ tầng được 8 khu, cụm công nghiệp. Hạ tầng công nghệ thông tin từng bước được đầu tư hoàn chỉnh, hạ tầng viễn thông phát triển nhanh; mạng truyền dẫn đã được cáp quang hóa đến 11 huyện, thành phố; 100 % xã có cáp quang đến trung tâm; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có máy chủ, mạng nội bộ và kết nối Internet băng thông rộng… Đến năm 2017, tỷ lệ xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 49,52% theo tiêu chí mới; số bác sỹ và số giường bệnh/vạn dân tương ứng đạt 8,38 bác sỹ và 24 giường; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đạt 16,5%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 7 loại vacine ước đạt trên 95%. Vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội, hàng năm có 16.632 người được tạo việc làm mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 45% năm 2015 lên 51% năm 2017. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công và hỗ trợ các đối tượng chính sách. Giai đoạn 2016 -2017 tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 3,15% theo chuẩn nghèo đa chiều, đến hết năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 18,08%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)