Nguồn lực thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 100 - 103)

Yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình đó là chính sách tiền lương. 90,74% công chức được khảo sát cho rằng chính sách tiền lương có ảnh hưởng tới chất lượng của đội ngũ công chức ngành, còn 9,26% công chức cho rằng ảnh hưởng ít. Vấn đề tiền lương của công chức nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người công chức.

Tiền lương của công chức phụ thuộc vào hệ số bằng cấp, vị trí công việc, thâm niên công tác. Theo Quốc hội khóa XIII (2015), Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội, từ ngày 01/5/2016 sẽ tăng lương cơ sở lên 1.210.000 đồng/tháng và thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với công chức có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống) được quy định tại Nghị quyết số 78/2014/QH13 ngày 10/11/2014 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 của Quốc hội. Chính sách này có tác dụng hỗ trợ thêm thu nhập cho công chức có thu nhập thấp. Theo Nghị quyết Quốc hội khóa XIV (2016), Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016 về dự toán ngân sách nhà nước năm

2017 thì mức lương cơ sở của công chức tiếp tục được tăng thêm từ tháng 7 năm 2017 từ mức lương 1.210.000 đồng/ tháng lên mức lương 1.300.000 đồng/ tháng. Vì vậy, chính sách tiền lương hợp lý sẽ tạo động lực thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả công tác, nâng cao chất lượng công chức.

Hộp 4.1. Chế độ tiền lương còn bất hợp lý và thiếu công bằng

Với mức lương hiện tại của tôi thì không đủ để trang trải các hoạt động cần thiết trong gia đình, nên phải làm thêm, buôn bán để có đủ tiền trang trải cuộc sống, lo cho con ăn học ... Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, tôi còn buôn bán thêm ở nhà cũng góp đáng kể vào thu nhập của gia đình. Giả sử tiền lương được cải thiện hơn nữa thì công việc làm thêm của tôi sẽ không ảnh hưởng đến công việc chuyên môn, tôi sẽ chuyên tâm vào công việc và hiệu quả làm việc sẽ tốt hơn.

Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Dương Thị Nguyệt, Phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (2017)

Do các chế độ tiền lương, phụ cấp đối với đội ngũ công chức còn hạn chế, việc học tập để nâng cao trình độ cũng bị ảnh hưởng nhiều. Một số công chức cho rằng tiền lương chưa đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình thì chưa nghĩ tới việc học tập, nâng cao trình độ.

Theo Thanh tra tỉnh Hòa Bình (2017), Báo cáo số 89/KL-TTr, ngày 13 tháng 9 năm 2017 của Thanh tra tỉnh kết luận thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý nhà nước, cơ cấu tổ chức và biên chế đối với Sở LĐTBXH tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 -2016, Văn phòng Sở đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tham mưu cho Giám đốc Sở ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo đúng các quy định, các công chức đi học đảm bảo về tiêu chuẩn và phù hợp với tiêu chí đã được các đơn vị thực hiện đào tạo, bồi dưỡng yêu cầu. Tuy nhiên, Văn phòng Sở chưa tổng hợp, theo dõi được công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng do ngành thực hiện. Trong kết luận của Thanh tra tỉnh, ngân sách Nhà nước dành cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng công chức của ngành còn hạn chế, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng với số lượng ít và kinh phí cơ quan, đơn vị cử công chức đi học chủ yếu căn cứ theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính; đó là chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ Tết nguyên đán), chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho công chức trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo và đơn vị tổ chức đào

tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ). Căn cứ địa điểm tổ chức lớp học và khả năng ngân sách, các cơ quan, đơn vị cử công chức đi học sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác của mình để hỗ trợ cho công chức được cử đi học hai khoản chi phí nêu trên đảm bảo nguyên tắc: Các khoản chi hỗ trợ này không vượt quá mức chi hiện hành của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.

Hộp 4.2. Chính sách về chế độ tiền lương còn nhiều bất cập

Tiền lương vừa là vấn đề chính sách, vừa phản ánh bản chất xã hội, phản ánh mục đích lao động của con người; phải tương xứng với trình độ, năng lực thực tế, khả năng đóng góp của công chức đối với xã hội, tương xứng với giá trị xã hội của mỗi công chức. Giải quyết bài toán tiền lương ở đất nước ta hiện nay nói chung, tiền lương công chức ngành LĐTBXH tỉnh nói riêng là công việc hết sức khó khăn, liên quan đến nhiều vấn đề khác của kinh tế - xã hội, không thể chủ quan, nóng vội.

Nguồn: Phỏng vấn sâu Ông Nguyễn Trọng Nam, Chánh Văn phòng Sở LĐTBXH tỉnh Hòa Bình (2017)

Chính sách tiền lương là một vấn đề xã hội mang tính cấp bách, trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, do vậy phải khẩn trương thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương cho công chức, coi chính sách tiền lương là chính sách đầu tư cho con người, cho phát triển kinh tế - xã hội và là một giải pháp hạn chế những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ công chức.

Để công chức thực sự chuyên tâm vào công việc, có điều kiện phát triển thì tiền lương phải là nguồn thu nhập chính, chủ yếu, đảm bảo cuộc sống cho họ và đủ tái sản xuất sức lao động.

Đổi mới chính sách tiền lương phải gắn liền với chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích tài năng. Muốn thu hút nhân tài và khuyến khích tài năng phải biết quan tâm đến lợi ích chính đáng của công chức. Do vậy, cần có chế độ đãi ngộ, khen thưởng thỏa đáng đối với các hoạt động sáng tạo tùy theo các công trình và giá trị thực tế để thu hút, khuyến khích nhân tài, cần thực hiện chế độ trả lương cao cho các chuyên gia và ưu tiên tối đa về điều kiện làm cho họ. Cùng với việc trả lương đúng, cần có những cơ chế mới về trọng dụng nhân tài và được cụ

thể hóa ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, nếu không thì tình trạng “chảy máu chất xám”, “bạc chất xám” ngày càng tăng. Trong chính sách sử dụng nhân tài cần xét theo giá trị xã hội của mỗi người, bất kể ai có tài thì được trọng dụng chứ không được ưu tiên theo chức vụ, thứ bậc, tuổi tác… Mặt khác cần có nhiều hình thức trọng dụng nhân tài phù hợp với xu thế của kinh tế tri thức như: Làm việc cộng tác, xã hội hóa từng công việc, từng phần công việc, tổ chức thi để tuyển chọn, đấu thầu các chương trình, đề án… để chọn những công chức giỏi phục vụ tốt cho quá trình cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)