Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 60)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành ở Sở LĐTBXH; một số huyện, thành phố trong tỉnh và một số xã, phường, thị trấn thuộc một số huyện, thành phố.

- Nghiên cứu tại 10 phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở LĐTBXH, bao gồm phòng chính sách người có công, Văn phòng, Phòng Việc làm - An toàn lao động, Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội, Phòng quản lý dạy nghề, Thanh tra, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Bảo trợ xã hội, Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội;

- Nghiên cứu tại 05 phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong và thành phố Hòa Bình;

- Nghiên cứu tại 03 xã, phường, thị trấn thuộc huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong và thành phố Hòa Bình;

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu, tài liệu đã công bố từ các báo cáo thống kê định kỳ hàng năm, báo cáo mục tiêu phát triển, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công chức tại các cơ quan chuyên môn. Nghiên cứu sử dụng các tài liệu và thông tin để phân tích, lựa chọn các quan điểm về phương pháp luận về giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra

Số liệu mới được tiến hành thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm với đội ngũ cán bộ công chức ngành LĐTBXH ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Bảng 3.5. Nguồn cung cấp thông tin, số liệu đã công bố

Tài liệu cần thu thập Nơi thu thập

Thông tin, tài liệu về cơ sở lý luận, thực tiễn về giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH

- Sách, báo, tạp chí, báo cáo chuyên ngành, báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… liên quan đến đề tài nghiên cứu Thông tin, số liệu về đặc điểm tự nhiên, điều

kiện kinh tế - xã hội của tỉnh

Thông tin, số liệu đánh giá thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH

- Cục Thống kê, UBND tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh và các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh

Các thông tin liên quan đến chất lượng, các hoạt động nâng cao chất lượng công chức

Các cơ quan chuyên môn QLNN được lựa chọn khảo sát

Ngành LĐTBXH có 364 công chức được bố trí tại 3 cấp, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Với mong muốn mẫu điều tra đủ lớn để suy ra chất lượng công chức toàn ngành LĐTBXH và giảm tỷ lệ sai số trong điều tra tổng thể công chức ngành, đề tài lựa chọn phát phiếu điều tra 113 công chức tại 10 phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở LĐTBXH, 5 phòng LĐTBXH cấp huyện và 3 đơn vị cấp xã; trong đó có 4 công chức là lãnh đạo cấp Sở, 32 lãnh đạo cấp phòng và tương

đương. Bên cạnh đó, điều kiện đi lại giữa các vùng của tỉnh rất khó khăn, đề tài chọn 113 mẫu gồm các nhóm đối tượng công chức thuộc ngành lao động thương bình xã hội tỉnh Hòa Bình đảm bảo đại diện trên các khí cạnh như chức năng, nhiệm vụ, vị trí công tác, cụ thể mẫu điều tra như sau:

Số lượng mẫu điều tra: 113 phiếu

- Cấp tỉnh: 57 phiếu, trong đó lãnh đạo Sở 4 phiếu; Trưởng phòng và Phó trưởng phòng của Sở 22 phiếu; Chuyên viên 31 phiếu. Điều tra công chức tại 10 phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cấp huyện: 41 phiếu, trong đó Trưởng phòng, Phó trưởng phòng LĐ TBXH 10 phiếu; Chuyên viên 31 phiếu. Điều tra công chức tại phòng Lao động TBXH huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong và thành phố Hòa Bình,

- Cấp xã: 15 phiếu. Điều tra công chức tại 3 xã, phường, thị trấn của 5 huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong và thành phố Hòa Bình.

* Nội dung điều tra

- Các thông tin cơ bản: tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và quản lý Nhà nước…;

- Vị trí và thời gian đảm nhận chức vụ hiện tại;

- Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: khối lượng, chất lượng công việc, tiến độ hoàn thành và hiệu quả công việc....

- Trình độ hiểu biết kiến thức: nắm được đường lối, chính sách chung của Đảng và Nhà nước; kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ của ngành...;

- Năng lực chuyên môn: hiểu biết sâu sắc những văn bản chính sách của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực Lao động và xã hội; những nguyên tắc cơ bản của hành chính Nhà nước, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, khả năng nhận diện và phát hiện vấn đề...;

- Năng lực quản lý và lãnh đạo: xây dựng kế hoạch, xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện...;

- Các kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ được giao: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng quan sát, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện...;

Bảng 3.6. Cơ cấu mẫu điều tra

TT Đối tượng khảo sát Số lượng (người) Loại thông tin thu thập

1

Công chức cấp tỉnh - Công chức tại 10 phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 57 Trong đó có 4 lãnh đạo Sở; 22 phó, trưởng phòng - Mức độ thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; - Trình độ hiểu biết kiến thức; - Năng lực chuyên môn; - Năng lực quản lý lãnh đạo; - Khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp và xử lý thông tin nhanh nhạy

- Kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Kỹ năng trong giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ

- Phẩm chất chính trị, đạo đức.

- Kết quả và hiệu quả công việc

2

Công chức cấp huyện - Công chức của phòng LĐTBXH huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong và TP. Hòa Bình 41 Trong đó có 10 phó, trưởng phòng 3 Công chức cấp xã

- Công chức tại 3 xã, phường, thị trấn của 5 huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong và TP. Hòa Bình

15

Tổng cộng 113

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;

- Ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực thực hiện; yếu tố thuộc về phía công chức; yếu tố thuộc về phía cán bộ quản lý.

b. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia chuyên về công tác tổ chức cán bộ. Các cán bộ quản lý ở các đơn vị, thuộc các cấp chính quyền thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lượng cán bộ...từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Đối với tài liệu thứ cấp: Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm theo từng phần của đề tài bao gồm: những tài liệu về lý luận; những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung; những tài liệu thu thập được của địa bàn nghiên cứu.

Đối với tài liệu sơ cấp: Tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua mẫu câu hỏi theo yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài và số liệu được điều tra được xử lý qua phần mềm Excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp này để đánh giá thực trạng chất lượng công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc. Thông qua mô tả thực trạng, nhận dạng đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn của công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và nâng cao chất lượng.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh giữa thực tế năng lực công chức ngành LĐTBXH với năng lực mà công chức ngành cần phải có trong tương lai để đáp ứng yêu cầu công việc. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH trong thời gian tới.

3.2.4.3. Phương pháp đánh giá theo điểm, xếp hạng

Đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để đánh giá thực hiện công việc. Theo phương pháp này, người đánh giá xem xét từng tiêu chí đánh giá và cho điểm hoặc xếp hạng dựa trên một thang đánh giá được xây dựng từ trước. Thông thường thang đánh giá (thang điểm) gồm một số bậc được xếp hạng từ thấp tới cao, từ “kém” cho tới “xuất sắc” hoặc một cách sắp xếp tương tự nào đó. Khi lựa chọn tiêu chí đánh giá, người thiết kế phải luôn giữ nguyên tắc là các đặc điểm bắt buộc phải liên quan tới công việc của người được đánh giá.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài

3.2.5.1. Các chỉ tiêu thể hiện thực trạng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình

a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện đánh giá giải pháp quy hoạch công chức

- Số lượng và tỷ lệ công chức được bổ sung vào trong quy hoạch; - Số lượng và tỷ lệ công chức đưa ra ngoài quy hoạch.

- Số lượng, tỷ lệ công chức đã quy hoạch được bổ nhiệm

b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng, phân công, sử dụng

- Số lượng, tỷ lệ, trình độ công chức được tuyển dụng mới

- Số lượng và tỷ lệ công chức bố trí đúng chuyên môn được đào tạo - Số lượng và tỷ lệ công chức chưa bố trí đúng chuyên môn được đào tạo

c. Nhóm chỉ tiêu đánh giá giải pháp đào tạo và bồi dưỡng

- Số lượng và tỷ lệ công chức ngành được bồi dưỡng (chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học) hàng năm.

d. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng công chức được hưởng chế độ đãi ngộ và bị kỷ luật

3.2.5.2. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình

a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng công chức

Cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, dân tộc.

b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng công chức

Tỷ lệ công chức theo ngạch công chức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học và ngoại ngữ, kinh nghiệm và thâm niên công tác.

3.2.5.3. Các chỉ tiêu thể hiện đánh giá của các bên liên quan về chất lượng công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình

a. Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; - Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; - Không hoàn thành nhiệm vụ.

b. Chỉ tiêu đánh giá của cấp lãnh đạo Sở đối với chất lượng lãnh đạo cấp phòng và tương đương

- Mức độ thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao;

- Trình độ hiểu biết kiến thức về chuyên môn và các lĩnh vực khác; - Khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, xử lý thông tin nhanh nhạy; - Năng lực quản lý, lãnh đạo;

- Các kỹ năng trong giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ; - Tư tưởng chính trị;

- Đạo đức, lối sống.

c. Chỉ tiêu đánh giá của cấp lãnh đạo phòng về chất lượng công chức

- Mức độ thực hiện chức trách hiệm vụ được giao; - Trình độ hiểu biết kiến thức;

- Năng lực chuyên môn; - Năng lực quản lý lãnh đạo;

- Kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ được giao; - Phẩm chất chính trị, đạo đức.

d. Chỉ tiêu đánh giá của công chức đối với cấp lãnh đạo phòng và tương đương

- Mức độ thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao;

- Trình độ hiểu biết kiến thức về chuyên môn và các lĩnh vực khác; - Khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, xử lý thông tin nhanh nhạy; - Năng lực quản lý, lãnh đạo;

- Các kỹ năng trong giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ; - Tư tưởng chính trị;

- Đạo đức, lối sống.

3.2.5.4. Các chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình

a. Chỉ tiêu về nguồn lực thực hiện

- Chính sách tiền lương (lương, phụ cấp….) - Kinh phí học tập, nâng cao trình độ

- Tổng hợp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức do ngành thực hiện

b. Chỉ tiêu thể hiện về phía cán bộ quản lý

- Môi trường làm việc - Trang thiết bị làm việc

- Công tác đánh giá công chức, khen thưởng, kỷ luật

c.Chỉ tiêu thể hiện về phía công chức

- Nhận thức và ý thức

- Tinh thần yêu nghề, trách nhiệm vì công việc

d.Chỉ tiêu thể hiện cơ chế, chính sách

- Hệ thống các cơ chế, chính sách đồng bộ liên quan đến lợi ích công chức - Việc chậm cải cách đồng bộ chính sách tiền lương.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ LƯỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HÒA BÌNH

4.1.1. Đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình

4.1.1.1. Quy hoạch

Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy (2016), công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng và khả năng lãnh đạo quản lý đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của địa phương. Để có cơ sở quy hoạch, ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình đã cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp, theo đó cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực thực tiễn; về uy tín; sức khỏe; chiều hướng và triển vọng phát triển, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được bố trí vào chức danh cao hơn. Các tiêu chuẩn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý được phổ biến tới các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc và công chức ủng hộ, phấn đấu thực hiện.

3 năm qua (2015-2017), công tác quy hoạch các cấp lãnh đạo Sở, lãnh đạo phòng và tương đương ở bộ phận công chức đã được thực hiện thường xuyên. Theo Đảng ủy Sở LĐTBXH (2016), kết quả rà soát quy hoạch lãnh đạo, quản lý năm 2015 các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc Sở LĐTBXH là 133 người. Đến cuối năm 2016, kết quả quy hoạch lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2020 - 2025 các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc Sở LĐTBXH giảm đi 3 người, số lượng còn lại 130 người. Năm 2015, các chức danh lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình quản lý của Sở LĐTBXH nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các nhiệm kỳ tiếp theo là 9 người, sau đó bổ sung quy hoạch tăng 01 người vào cuối năm 2016. Theo Tỉnh ủy Hòa Bình (2017) các chức danh lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình quản lý của Sở LĐTBXH nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các nhiệm kỳ tiếp theo là 13 người. Số lượng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)