Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 48)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Trên bản đồ Việt Nam, tỉnh Hoà Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 4.662,53 km2. Xét về vị trí địa lý, Hoà Bình là vùng đệm trung gian giữa một bên là vùng đồng bằng Bắc Bộ và một bên là núi cao, rừng rậm của miền Tây Bắc, được thông giao qua quốc lộ 6 (đường bộ) và sông Đà (đường thủy) ở phía bắc. Hoà Bình giáp ranh thủ đô Hà Nội và có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ của khu vực và cả nước.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Điểm nổi bật của địa hình Hoà Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây bắc - đông nam, chia thành 2 vùng: Vùng núi cao Tây Bắc bao gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc, kéo dài xuống huyện Tân Lạc, Lạc Sơn. Núi cao trung bình không quá 1.000 m, ngọn núi cao nhất là Pu Canh (cao 1.373 m). Độ cao trung bình của núi giảm dần xuống phía đông nam như: núi ở xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc) cao 1.136 m, núi ở xã Phú Lương (huyện Lạc Sơn) cao 934 m, núi ở xã Tự Do (huyện Lạc Sơn) cao 820 m,... Núi ở vùng này có cấu tạo bởi đá xâm nhập, chủ yếu là đá granít và gaborô. Vùng núi thấp và đồi phía Đông Nam: bao gồm các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ. Địa hình vùng này có sự xen kẽ giữa địa hình cáttơ và địa hình xâm thực, do đó có nhiều hang động, đất thường bị mất nước. Núi cao trung bình 200-500 m, bị chia thành nhiều khối rời rạc.

Về thổ nhưỡng: Do đặc điểm địa hình và khí hậu nên đất đai Hoà Bình chia thành hai vùng rõ rệt: Vùng núi cao trung bình, gồm đất feralít vàng đỏ có hàm lượng mùn 6 - 7%; do độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, vùng này rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Vùng đồi và núi thấp, gồm đất feralít vàng đỏ và vùng cỏ thứ sinh, trong đó đất bạc màu chiếm 45 - 80%. Vùng ven sông Đà và các suối khác do hàng năm được bồi một lớp phù sa khá dày nên rất thuận lợi cho việc trồng lúa, trồng màu.

Hệ thống sông, suối: Do địa hình bị chia cắt mạnh nên sông suối ở Hòa Bình thường dốc và ngắn. Mùa hè mưa nhiều, mực nước sông suối lên cao, chảy xiết gây ra lụt lội, ảnh hưởng đến nông nghiệp và giao thông trong vùng. Mùa đông thiếu nước, lượng nước ở các sông suối giảm mạnh, có nhiều suối nhỏ bị khô cạn.

3.1.1.3. Khí hậu

Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng: nóng, ẩm, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm 230c; lượng mưa trung bình 1.800 mm/năm; độ ẩm tương đối 85%; lượng bốc hơi trung bình năm 704 mm. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt:

Mùa hè: bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 9. Nhiệt độ trung bình trên 250c, có ngày lên tới 430c. Lượng mưa trung bình trong tháng trên 100 mm, thời điểm cao nhất là 680 mm (năm 1985). Mưa thường tập trung vào tháng 7,8. Lượng mưa toàn mùa chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm.

Mùa đông: bắt đầu từ tháng 10 năm trước, kết thúc vào tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong tháng dao động trong khoảng 16c - 200c. Ngày có nhiệt độ xuống thấp là 30c. Lượng mưa trong tháng 10 - 20mm. Do đặc điểm địa hình, Hoà Bình còn có các kiểu khí hậu Tây Bắc với mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm (ở vùng núi cao phía Tây Bắc); kiểu khí hậu đồng bằng Bắc Bộ thời tiết ôn hoà hơn (ở vùng đồi núi thấp).

3.1.2. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình

Dân số tỉnh Hòa Bình có 832.543 người. Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Kinh chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm ước đạt dưới 1%, đến năm 2017 quy mô dân số ước đạt 838.398 người.

Trong bối cảnh kinh tế cả nước có nhiều khởi sắc, môi trường kinh doanh được cải thiện, phát triển doanh nghiệp, thu hút khách quốc tế và đàu tư nước ngoài đều đạt kết qủa nổi bật, kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình 3 năm (2015-2017) cũng đạt được những kết quả tích cực. Song, Hòa Bình còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức như giá nông sản, thực phẩm nhất là giá thịt lợn giảm mạnh tác động tiêu cực đến chăn nuôi; thiên tai, bão lũ gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương trong tỉnh.

Cả 3 năm có 171 dự án (trong đó có 9 dự án FDI) đầu tư vào tỉnh, bình quân mỗi năm có 57 dự án đầu tư vào tỉnh. Đến hết năm 2017 có 495 dự án đăng ký đầu tư; số dự án triển khai thực hiện chưa nhiều, chỉ có khoảng 220 dự án đi vào sản xuất và có sản phẩm đưa ra thị trường. Hàng năm có khoảng 412 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký thành lập mới. Cả giai đoạn 2015- 2017 có 1.237 doanh nghiệp chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký thành lập mới. Đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 2.773 doanh nghiệp và hơn 538 chi nhánh, văn phòng đại diện, tổng số vốn đăng ký trên 29.379,44 tỷ đồng.

Hòa Bình là một tỉnh nghèo, chưa cân đối được nguồn thu chi ngân sách; mặc dù nguồn thu ngân sách có tăng qua từng năm, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2015 đạt 2.435 tỷ đồng, năm 2016 đạt 3.072,3 tỷ đồng, năm 2017 đạt 3.188 tỷ đồng, tăng bình quân 13,03%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 3 năm ước đạt 30.190 tỷ đồng, trung bình hàng năm tăng khoảng19,42%. Tốc độ ăng trưởng kinh tế (GRDP) các năm 2015 -2017 ước đạt 8,16%, ngành nông lâm, thủy sản tăng 3,79%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 11,8%, ngành dịch vụ tăng 6,83%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng; giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản; cụ thể ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 44,61% năm 2015 lên 48,59% vào năm 2017, tương ứng ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 23,13% xuống còn 20,03%. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 505 triệu USD, tăng bình quân hàng năm khoảng 51,4%; nhập khẩu năm 2017 đạt 413,8 triệu USD, tăng bình quân hàng năm khoảng 63,81%. GRDP bình quân đầu người năm 2017 đạt khoảng 40,5 triệu đồng gấp 1,27 lần so với năm 2015, cao hơn bình quân chung của khu vực miền núi phía Bắc và bằng 75,7% của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp trong 3 năm (2015-2017) đạt khoảng 3,79%/năm, duy trì diện tích gieo trồng cây lương thực hàng năm khoảng 40 nghìn ha, sản lượng lương thực cây có hạt đạt 36 vạn tấn/năm, bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu cây trồng chuyển biến tích cực theo hướng tăng các loại cây trồng có năng suất, chất lượng, giá trị trên đơn vị diện tích canh tác cao; nhiều sản phẩm đã được cấp thương hiệu, chỉ dẫn địa lý; phát triển vùng trồng cây ăn quả tập trung như cam ở Cao Phong, bưởi ở Tân Lạc… Trồng rừng bình quân đạt 8.300 ha/năm, độ che phủ rừng năm 2017 đạt 19,9% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Toàn tỉnh đã có 45 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trung bình toàn tỉnh 1 xã đạt 13,6 tiêu chí (theo tiêu chí mới là 12 tiêu chí).

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 ước đạt 18,27%/năm. Tỷ trọng công nghiệp chế biến ngày càng tăng, tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản ngày càng giảm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân hàng năm tăng 23,17%, đạt giá trị 22.368 tỷ đồng năm 2017. Về du lịch, trung bình hàng năm giai đoạn 2015 - 2017 có trên 2 triệu lượt khách (18 nghìn lượt khách quốc tế) tới thăm quan, du lịch. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển, mức lưu chuyển hàng hóa tăng trên 5%/năm.

Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển. Kết cấu hạ tầng giao thông với nhiều công trình quan trọng đã và đang được dàu tư cải tạo, nâng cấp như đường Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, đường 438 đi Ninh Bình, mở rộng nâng cấp quốc lộ 6, đường 12 B, quốc lộ 21….Đến nay, toàn tỉnh có trên 11.238 km đường giao thông các loại, chất lượng mặt đường cũng được nâng lên đáng kể. Đô thị trng tâm thành phố Hòa Bình được đầu tư mở rộng, triển khai xây dựng một số dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị như chương trình đô thị miền núi phía Bắc - thành phố Hòa Bình, khu trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm… toàn tỉnh có 11 thị trấn là đô thị loại V, hiện đang nâng cấp hai thị trấn Mai Châu và Lương Sơn lên đô thị loại IV và thành phố Hòa Bình lên đô thị loại III, tỷ lệ đô thị hóa năm 2017 đạt 18,96%. Hạ tầng khu, cụm công nghiệp đã hoàn thành việc lập và công bố quy hoạch cho tiết 8 khu công nghiệp, 15 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1.880 ha đất; giao chủ đầu tư hạ tầng được 8 khu, cụm công nghiệp. Hạ tầng công nghệ thông tin từng bước được đầu tư hoàn chỉnh, hạ tầng viễn thông phát triển nhanh; mạng truyền dẫn đã được cáp quang hóa đến 11 huyện, thành phố; 100 % xã có cáp quang đến trung tâm; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có máy chủ, mạng nội bộ và kết nối Internet băng thông rộng… Đến năm 2017, tỷ lệ xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 49,52% theo tiêu chí mới; số bác sỹ và số giường bệnh/vạn dân tương ứng đạt 8,38 bác sỹ và 24 giường; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đạt 16,5%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 7 loại vacine ước đạt trên 95%. Vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội, hàng năm có 16.632 người được tạo việc làm mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 45% năm 2015 lên 51% năm 2017. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công và hỗ trợ các đối tượng chính sách. Giai đoạn 2016 -2017 tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 3,15% theo chuẩn nghèo đa chiều, đến hết năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 18,08%.

3.1.3. Chức năng nhiệm vụ, hệ thống tổ chức của ngành Lao động - Thương binh Xã hội tỉnh binh Xã hội tỉnh

3.1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của ngành Lao động Thương binh và Xã hội

a. Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, giải pháp về việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động của tỉnh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;

- Hướng dẫn và thực hiện các quy định của pháp luật về: + Chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm tăng thêm;

+ Chính sách tạo việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân;

+ Chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người khuyết tật, người chưa thành niên, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc tại nhà, lao động dịch chuyển và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật;

+ Bảo hiểm thất nghiệp.

- Quản lý các tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật; cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy phép hoạt động địch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật lao động.

b.Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;

- Hướng dẫn, tiếp nhận đăng ký hợp đồng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân và của doanh nghiệp đưa người lao động đi thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài có thời hạn dưới 90 ngày và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đăng ký hợp đồng;

- Thống kê số lượng các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Thông báo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết theo thẩm quyền các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

c. Về lĩnh vực dạy nghề

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt;

- Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia sau khi được phân cấp; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo thẩm quyền;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề; tổ chức hội giảng giảng viên, giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên quan đến công tác học sinh, sinh viên học nghề.

d. Về lĩnh vực lao động, tiền lương:

- Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và đình công; chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp cổ phần hóa, giao, bán doanh nghiệp;

- Hướng dẫn việc thực hiện chế độ tiền lương theo quy định của pháp luật; - Hướng dẫn chế độ, chính sách ưu đãi đối với lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động tại địa phương;

- Thống kê số lượng các doanh nghiệp cho thuê lại lao động, thực hiện việc cho thuê lại lao động, bên thuê lại lao động và số lượng người lao động thuê lại.

đ. Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện:

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền;

- Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định số lượng lao động tạm thời nghỉ việc đối với trường hợp doanh nghiệp xin tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)