3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu, tài liệu đã công bố từ các báo cáo thống kê định kỳ hàng năm, báo cáo mục tiêu phát triển, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công chức tại các cơ quan chuyên môn. Nghiên cứu sử dụng các tài liệu và thông tin để phân tích, lựa chọn các quan điểm về phương pháp luận về giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
Số liệu mới được tiến hành thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm với đội ngũ cán bộ công chức ngành LĐTBXH ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Bảng 3.5. Nguồn cung cấp thông tin, số liệu đã công bố
Tài liệu cần thu thập Nơi thu thập
Thông tin, tài liệu về cơ sở lý luận, thực tiễn về giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH
- Sách, báo, tạp chí, báo cáo chuyên ngành, báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… liên quan đến đề tài nghiên cứu Thông tin, số liệu về đặc điểm tự nhiên, điều
kiện kinh tế - xã hội của tỉnh
Thông tin, số liệu đánh giá thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành LĐTBXH
- Cục Thống kê, UBND tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh và các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh
Các thông tin liên quan đến chất lượng, các hoạt động nâng cao chất lượng công chức
Các cơ quan chuyên môn QLNN được lựa chọn khảo sát
Ngành LĐTBXH có 364 công chức được bố trí tại 3 cấp, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Với mong muốn mẫu điều tra đủ lớn để suy ra chất lượng công chức toàn ngành LĐTBXH và giảm tỷ lệ sai số trong điều tra tổng thể công chức ngành, đề tài lựa chọn phát phiếu điều tra 113 công chức tại 10 phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở LĐTBXH, 5 phòng LĐTBXH cấp huyện và 3 đơn vị cấp xã; trong đó có 4 công chức là lãnh đạo cấp Sở, 32 lãnh đạo cấp phòng và tương
đương. Bên cạnh đó, điều kiện đi lại giữa các vùng của tỉnh rất khó khăn, đề tài chọn 113 mẫu gồm các nhóm đối tượng công chức thuộc ngành lao động thương bình xã hội tỉnh Hòa Bình đảm bảo đại diện trên các khí cạnh như chức năng, nhiệm vụ, vị trí công tác, cụ thể mẫu điều tra như sau:
Số lượng mẫu điều tra: 113 phiếu
- Cấp tỉnh: 57 phiếu, trong đó lãnh đạo Sở 4 phiếu; Trưởng phòng và Phó trưởng phòng của Sở 22 phiếu; Chuyên viên 31 phiếu. Điều tra công chức tại 10 phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cấp huyện: 41 phiếu, trong đó Trưởng phòng, Phó trưởng phòng LĐ TBXH 10 phiếu; Chuyên viên 31 phiếu. Điều tra công chức tại phòng Lao động TBXH huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong và thành phố Hòa Bình,
- Cấp xã: 15 phiếu. Điều tra công chức tại 3 xã, phường, thị trấn của 5 huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong và thành phố Hòa Bình.
* Nội dung điều tra
- Các thông tin cơ bản: tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và quản lý Nhà nước…;
- Vị trí và thời gian đảm nhận chức vụ hiện tại;
- Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: khối lượng, chất lượng công việc, tiến độ hoàn thành và hiệu quả công việc....
- Trình độ hiểu biết kiến thức: nắm được đường lối, chính sách chung của Đảng và Nhà nước; kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ của ngành...;
- Năng lực chuyên môn: hiểu biết sâu sắc những văn bản chính sách của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực Lao động và xã hội; những nguyên tắc cơ bản của hành chính Nhà nước, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, khả năng nhận diện và phát hiện vấn đề...;
- Năng lực quản lý và lãnh đạo: xây dựng kế hoạch, xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện...;
- Các kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ được giao: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng quan sát, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện...;
Bảng 3.6. Cơ cấu mẫu điều tra
TT Đối tượng khảo sát Số lượng (người) Loại thông tin thu thập
1
Công chức cấp tỉnh - Công chức tại 10 phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 57 Trong đó có 4 lãnh đạo Sở; 22 phó, trưởng phòng - Mức độ thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; - Trình độ hiểu biết kiến thức; - Năng lực chuyên môn; - Năng lực quản lý lãnh đạo; - Khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp và xử lý thông tin nhanh nhạy
- Kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Kỹ năng trong giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ
- Phẩm chất chính trị, đạo đức.
- Kết quả và hiệu quả công việc
2
Công chức cấp huyện - Công chức của phòng LĐTBXH huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong và TP. Hòa Bình 41 Trong đó có 10 phó, trưởng phòng 3 Công chức cấp xã
- Công chức tại 3 xã, phường, thị trấn của 5 huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong và TP. Hòa Bình
15
Tổng cộng 113
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
- Ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực thực hiện; yếu tố thuộc về phía công chức; yếu tố thuộc về phía cán bộ quản lý.
b. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia chuyên về công tác tổ chức cán bộ. Các cán bộ quản lý ở các đơn vị, thuộc các cấp chính quyền thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lượng cán bộ...từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Đối với tài liệu thứ cấp: Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm theo từng phần của đề tài bao gồm: những tài liệu về lý luận; những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung; những tài liệu thu thập được của địa bàn nghiên cứu.
Đối với tài liệu sơ cấp: Tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua mẫu câu hỏi theo yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài và số liệu được điều tra được xử lý qua phần mềm Excel.