Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 34 - 37)

chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

2.1.4.1. Nguồn lực thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng công chức

Nâng cao chất lượng công chức ngành, cơ quan, đơn vị đòi hỏi phải có tài chính. Nếu ngành, cơ quan, đơn vị cấp kinh phí cho các công tác này đáp ứng

yêu cầu kế hoạch về đào tạo, cũng như thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp và các quyền lợi khác đầy đủ và có hiệu quả, sẽ tác động tích cực đến nâng cao trình độ, chuyên môn, sức khỏe cho cán bộ. Vì vậy đây là yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng công chức ngành, cơ quan, đơn vị.

Nâng cao chất lượng công chức đòi hỏi nguồn kinh phí cũng phải được tăng cường và sử dụng có hiệu quả đối với các nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương; nguồn ngân sách địa phương; nguồn dự án, tài trợ; nguồn tự huy động hay các nguồn khác phải được phối kết hợp, sử dụng có hiệu quả. Hàng năm, khi lập kế hoạch dự toán thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh, thành phố theo Luật ngân sách, cần có quy định tỷ lệ trích ngân sách nhà nước thích đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức. Tuy nhiên, thực tế nguồn kinh phí được cấp phát từ ngân sách Trung ương lâu nay chỉ mới đáp ứng được khoảng 40% kinh phí thực hiện. Do đó, việc huy động các nguồn kinh phí khác ngoài ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức là rất quan trọng. Vì vậy, phải có chủ trương rõ ràng và quy định thống nhất dựa trên nhu cầu đào tạo công chức và điều kiện thực tế về việc thu hút quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ này.

2.1.4.2. Yếu tố thuộc về phía cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý là người chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của công chức. Để công chức hoàn thành tốt được nhiệm vụ, công vụ; cán bộ quản lý phân công công việc phù hợp với năng lực chuyên môn của công chức và căn cứ vào kế hoạch công tác hàng năm, hàng tháng của cá nhân công chức trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ. Cán bộ quản lý phải tiên lượng các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới nhiệm vụ, công vụ cũng như các công việc được giao đột xuất, bổ sung để có phương án giao cho công chức thực hiện kịp thời.

Bên cạnh đó, cán bộ quản lý cần tạo môi trường làm việc tốt và điều kiện cơ sở vật chất tốt để công chức phát huy hết năng lực bản thân; đồng thời đề xuất đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ công chức và ưu tiên những người chưa đạt chuẩn về chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, tin học ngoại ngữ. Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá công chức; thực hiện có hiệu quả việc đánh giá công chức theo định kỳ hàng năm, trong đó chú trọng đến việc đánh giá công chức, phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao; chú

trọng thành tích, công trạng, kết quả công tác của công chức coi đó là thước đo chính để đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực của công chức.

2.1.4.3. Yếu tố thuộc về phía công chức

Để hoàn thành tốt được nhiệm vụ, công vụ thì công chức phải có đủ trình độ, năng lực và vận dụng vào thực thi công việc; mặt khác nhiệm vụ, công vụ luôn đòi hỏi phải hoàn thành tốt hơn, luôn biến đổi, thay đổi theo hoàn cảnh, điều kiện, phương tiện, từ đó đòi hỏi công chức phải không ngừng học tập nhằm có những năng lực mới, kỹ năng, khả năng thích ứng để thực thi tốt nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, công chức phải nêu cao lòng yêu nghề, trách nhiệm vì công việc; luôn có nhu cầu tự hoàn thiện bản thân, năng lực; tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; mong muốn và cố gắng nhận thức thế giới được nhiều hơn, tạo cho mình các năng lực, kỹ năng làm việc và sử dụng nó một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn, được trả công ngày càng tốt hơn, nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao hơn.

Tuy nhiên mỗi công chức có những khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau xuất phát từ năng lực thể chất và hoàn cảnh lịch sử, điều kiện khác nhau. Đây là một nhân tố cần chú ý trong đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng công chức; không phải cứ muốn đào tạo là được mà cần phải xem xét có khả năng học tập được hay không.

2.1.4.4. Cơ chế, chính sách

Cơ chế chính sách là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng đội ngũ công chức. Nếu các cơ chế, chính sách được thiết lập một cách chặt chẽ và được thực hiện tốt thì sẽ tuyển dụng được những công chức có năng lực, trình độ và phẩm chất tốt bổ sung cho lực lượng cán bộ nói chung và cán bộ công chức của ngành nói riêng; ngược lại, nếu các cơ chế, chính sách chưa nhận được sự quan tâm đúng mức thì sẽ rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện để lựa chọn được những người đủ năng lực và phẩm chất bổ sung cho lực lượng cán bộ công chức của ngành.

Các chính sách liên quan đến việc nâng cao chất lượng công chức đã được cụ thể hoá trong các Nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; trong chính sách về tiền lương (có yếu tố trả lương theo bằng cấp đào tạo), chế độ bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… Từ chính sách, thể chế tác động đến công chức buộc họ phải suy nghĩ, học tập, phấn đấu tốt hơn.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)