Đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 67 - 76)

chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình

4.1.1.1. Quy hoạch

Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy (2016), công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng và khả năng lãnh đạo quản lý đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của địa phương. Để có cơ sở quy hoạch, ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình đã cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp, theo đó cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực thực tiễn; về uy tín; sức khỏe; chiều hướng và triển vọng phát triển, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được bố trí vào chức danh cao hơn. Các tiêu chuẩn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý được phổ biến tới các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc và công chức ủng hộ, phấn đấu thực hiện.

3 năm qua (2015-2017), công tác quy hoạch các cấp lãnh đạo Sở, lãnh đạo phòng và tương đương ở bộ phận công chức đã được thực hiện thường xuyên. Theo Đảng ủy Sở LĐTBXH (2016), kết quả rà soát quy hoạch lãnh đạo, quản lý năm 2015 các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc Sở LĐTBXH là 133 người. Đến cuối năm 2016, kết quả quy hoạch lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2020 - 2025 các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc Sở LĐTBXH giảm đi 3 người, số lượng còn lại 130 người. Năm 2015, các chức danh lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình quản lý của Sở LĐTBXH nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các nhiệm kỳ tiếp theo là 9 người, sau đó bổ sung quy hoạch tăng 01 người vào cuối năm 2016. Theo Tỉnh ủy Hòa Bình (2017) các chức danh lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình quản lý của Sở LĐTBXH nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các nhiệm kỳ tiếp theo là 13 người. Số lượng công chức của ngành được quy hoạch thể hiện rõ nét trong bảng số liệu 4.1. Quan sát số liệu tại bảng ta thấy, tổng số công chức của ngành được quy hoạch năm 2015 là 142

người, sang năm 2016 số công chức ngành được quy hoạch giảm xuống còn 140 người. Năm 2017, số lượng công chức của ngành được quy hoạch tăng lên 143 người. Trong 3 năm, số lượng công chức ngành LĐTBXH được quy hoạch đã liên tục tăng nhẹ với tốc độ bình quân 0,4%.

Bảng 4.1. Kết quả quy hoạch công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2017

Diễn giải

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Bình quân 1. Quy hoạch lãnh đạo quản lý cấp phòng 133 93,7 130 92,9 130 90,9 97,7 100 98,5 2. Quy hoạch lãnh đạo quản lý cấp Sở 9 6,3 10 7,1 13 9,1 111 130 120,2 Tổng cộng 142 100,0 140,0 100,0 143 100,0 104,4 115 100,4 Nguồn: Tổ chức Sở LĐTBXH tỉnh Hòa Bình, (2018)

Các công chức được bổ sung vào quy hoạch là công chức tại chỗ đã phấn đấu đạt yêu cầu, điều kiện được tín nhiệm trong cơ quan đơn vị hoặc công chức được tuyển dụng mới, công chức được điều động tiếp nhận từ cơ quan khác chuyển đến có đủ điều kiện để bổ sung quy hoạch. Song song với công tác quy hoạch, việc thực hiện đưa công chức ra ngoài quy hoạch cũng được thực hiện hàng năm. Trong giai đoạn 2015 - 2017, toàn ngành đã có 15 công chức được đưa ra ngoài quy hoạch. Những công chức đưa ra ngoài quy hoạch chủ yếu là nằm trong trường hợp chuyển công tác, quá tuổi quy định.

Trong 3 năm (2015-2017), toàn ngành cũng đã rà soát công chức trong diện quy hoạch đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh làm các quy trình để bổ nhiệm cho 01 công chức làm Phó Giám đốc Sở; Giám đốc Sở bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại 20 trưởng, phó phòng và tương đương, trong đó bổ nhiệm mới là 11 người; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố bổ nhiệm 6 trưởng, phó phòng LĐTBXH các huyện, thành phố. Việc tiến hành bổ nhiệm công chức trong danh sách quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý đã trở thành động lực thúc đẩy cho

công chức toàn ngành tiếp tục phấn đấu để nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc được giao.

Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của ngành LĐTBXH Hòa Bình đã có những hạn chế nhất định. Qua khảo sát lấy ý kiến đánh giá của công chức về nội dung quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý, các ý kiến tập trung cho rằng: Công tác quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý của ngành còn thiếu tầm nhìn (56 công chức đánh giá chiếm 49,6% tổng số phiếu điều tra), nhiều khi còn đưa một số công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ (53 công chức đánh giá chiếm 46,9% tổng số phiếu điều tra) và chưa có kinh nghiệm công tác, thậm chí có công chức mới vào cơ quan làm việc và công chức theo diện hợp đồng 68 cũng đưa tên vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo các phòng chuyên môn. Việc quy hoạch, bổ nhiệm còn nể nang, không căn cứ vào đánh giá công chức thực chất để xem xét đưa vào hoặc đưa ra khỏi quy hoạch (32 công chức đánh giá chiếm 28,3% tổng số phiếu điều tra); chất lượng công tác quy hoạch tại các đơn vị, phòng Lao động TBXH các huyện, thành phố không đồng đều về trình độ đào tạo và cơ cấu công chức trong quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Số lượng công chức của ngành được quy hoạch còn hạn chế thể hiện rõ nét trong bảng số liệu 4.2.

Bảng 4.2. Bất cập trong quy hoạch công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015 – 2017

Diễn giải

Số lượng (người )

So sánh với tổng số người được quy hoạch LĐQL cấp phòng (%) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Công chức còn thiếu kinh

nghiệm công tác quy hoạch LĐQL cấp phòng

2 1 0 1,5 0,8 0

2. Công chức theo diện hợp đồng

68 quy hoạch LĐQL cấp phòng 1 0 0 0,8 0,0 0 Tổng cộng 3 1 0 2,3 0,8 0

Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Hòa Bình, (2018)

Nhìn chung, công tác quy hoạch công chức vào các chức danh lãnh đạo, quản lý và công tác bổ nhiệm công chức của ngành LĐTBXH cơ bản xuất phát từ

sự chỉ đạo và nguồn quy hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo đúng hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ.

4.1.1.2. Thực trạng thực hiện giải pháp tuyển dụng, phân công, sử dụng

Trước yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội, vấn đề cấp bách đặt ra là phải xây dựng và phát triển đội ngũ công chức. Việc xây dựng một đội ngũ công chức bao gồm những người có trình độ chuyên môn, có năng lực quản lý và có phẩm chất đạo đức tốt, làm việc nghiêm túc vì trách nhiệm của mình trước công vụ là yêu cầu cấp thiết trước tình hình đổi mới đất nước để xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Công tác tuyển dụng là bước đầu tiên để tuyển chọn được đội ngũ công chức có chất lượng cao, do công tác tuyển dụng chưa được quan tâm đúng mức trong thời gian qua nên chúng ta chưa phát hiện, tuyển chọn được những công chức thực sự có đức, có tài. Nhằm khắc phục những tồn tại hiện nay và đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, chiến lược về con người là một vấn đề cấp bách. Để xây dựng được đội ngũ công chức có chất lượng cao, uy tín thì cơ chế tuyển dụng là khâu quan trọng quyết định chất lượng của đội ngũ nòng cốt này. Qua kết quả điều tra nghiên cứu, quy trình tuyển dụng công chức tỉnh Hòa Bình vẫn tuân theo cơ chế của các năm trước đó là việc tuyển dụng, lựa chọn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thông báo

tuyển dụng Tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng Thi tuyển quả tuyển dụng Thông báo kết

Hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển

Nhận việc

Tập sự Công chức

Theo đánh giá của một số công chức làm việc tại các cơ quan chuyên môn, cơ chế tuyển dụng cần rõ ràng, minh bạch, tuyển dụng được đúng người có chuyên môn đáp ứng, đúng với tiêu chuẩn đặt ra, phù hợp với quy hoạch phát triển và đòi hỏi của tương lai. Trong tuyển dụng phải khuyến khích được đội ngũ công chức chất lượng cao, khuyến khích được người tài làm việc tại địa phương. Quy trình tuyển dụng phải được công khai hóa tới mọi người dân, đặc biệt với những người tham gia tuyển dụng.

Thực hiện Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công chức. Hàng năm, UBND tỉnh Hòa Bình giao cho Sở Nội vụ chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các bước tổ chức thi tuyển công chức, đồng thời có thông báo về kế hoạch tuyển dụng tới các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Trên cơ sở biên chế được giao, hàng năm ngành LĐTBXH tiến hành rà soát đội ngũ công chức, trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được giao hàng năm, nhiệm vụ các phòng chuyên môn và vị trí việc làm, tiến hành đăng ký tuyển dụng với Sở Nội vụ để tuyển dụng (đăng ký số lượng tuyển dụng, vị trí tuyển dụng, trình độ tuyển dụng…). Giai đoạn 2015 - 2017, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức 2 đợt tuyển dụng công chức bằng hình thức thi tuyển. Ngành LĐTBXH đã đăng ký tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển và tuyển dụng được 14 người vào làm việc tại các phòng chuyên môn của Sở và phòng LĐTBXH huyện, thành phố để thay thế cho số công chức đã đến tuổi nghỉ chế độ hưu và thuyên chuyển công tác. Số lượng công chức của ngành được tuyển dụng thể hiện rõ nét trong bảng số liệu 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả tuyển dụng công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2017

Diễn giải Số lượng công chức được tuyển dụng (người ) Kế hoạch tuyển dụng công chức (người) So sánh (%) Năm 2015 9 11 81,8 Năm 2016 0 4 0,0 Năm 2017 5 8 62,5 Tổng cộng 14 23 60,9 Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Hòa Bình, (2018)

Việc bố trí, phân công, sử dụng công chức là một việc rất quan trọng vì thông qua sử dụng công chức hợp lý, phân công sắp xếp đúng người, đúng việc

góp phần đảm bảo chất lượng của đội ngũ công chức của ngành, đồng thời thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ của từng phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở và phòng LĐTBXH huyện, thành phố. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 là cơ sở pháp lý để tạo ra cơ chế trong quản lý công chức về các mặt, trong đó có cơ chế bố trí, phân công, sử dụng công chức. Qua khảo sát nắm tình hình cho thấy, việc bố trí, sử dụng công chức ở một số phòng, đơn vị của ngành chưa có tỷ lệ phù hợp với tính chất và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ (54 công chức đánh giá chiếm 47,8% tổng số phiếu điều tra). Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ, chính sách đối với công chức còn nhiều bất hợp lý như Thông tư hướng dẫn chậm hay việc luân chuyển công chức từ tỉnh vào huyện công tác và ngược lại chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ công chức đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác.

4.1.1.3. Đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng công chức là nhu cầu bức thiết để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của từng công chức và của ngành. Những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm và ban hành nhiều Nghị quyết, chương trình, đề án, quyết định liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức. Trên cơ sở thực tiễn yêu cầu về trình độ công chức, các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Ngành Lao động TBXH tỉnh Hòa Bình đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức của ngành đến năm 2020. Đây là biện pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ công chức giỏi về chuyên môn, tinh thông chính sách, liêm khiết và làm việc có hiệu quả.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức phải lấy chất lượng làm trọng, tránh tình trạng chạy theo số lượng bằng cấp. Chất lượng đó phải là trình độ được đào tạo về chuyên môn bậc cao, có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn dày dạn, có năng lực quản lý, năng lực tổ chức và điều hành. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành LĐTBXH tỉnh được xác định gồm các nội dung cơ bản:

Thứ nhất, xác định nhu cầu đào tạo xuất phát từ thực trạng nhân lực hiện có, yêu cầu chức danh, vị trí việc làm; là bước đầu tiên để lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng.

Thứ hai, nội dung chương trình đào tạo phải xuất phát từ tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và yêu cầu công việc. Nội dung đào tạo có thể phân ra thành các nhóm nội dung sau: Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị; các chương trình bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyên môn; các kiến thức về quản lý nhà nước và các chương trình bồi dưỡng kiến thức bổ trợ phục vụ cho hiện đại hóa nền hành chính.

Thứ ba, hình thức đào tạo bồi dưỡng được tổ chức dưới các hình thức như tập trung, bán tập trung; hình thức tại chức; đào tạo dài hạn, ngắn hạn, trung hạn.

Bảng 4.4. Kết quả đào tạo công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2017

Diễn giải

Kết quả đào tạo So sánh với kế hoạch

Số lượng (người ) Tỷ lệ (%) Số lượng (người ) Tỷ lệ (%) 1. Chuyên môn 18 100 26 69,2 Tiến sỹ 1 5,6 2 50,0 Thạc sỹ 3 16,7 7 42,9 Đại học 14 77,8 17 82,4 2. Chính trị 58 100 87 66,7 Cử nhân, cao cấp 7 12,1 12 58,3 Trung cấp 51 87,9 75 68,0 Nguồn: Tổ chức Sở LĐTBXH tỉnh Hòa Bình, (2018)

Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả bồi dưỡng công chức ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2017

Diễn giải

Kết quả bồi dưỡng So sánh với kế hoạch

Số lượng (người ) Cơ cấu (%) Số lượng (người ) Cơ cấu (%) 1. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 142 43,7 154 92,2 2. Bồi dưỡng kiến thức QLNN 34 10,5 47 72,3 3. Bồi dưỡng ngoại ngữ 46 14,2 58 79,3 4. Bồi dưỡng tin học 103 31,7 146 70,5 Tổng cộng 325 100 405 80,2

Tuy nhiên công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của ngành LĐTBXH tỉnh Hòa Bình chưa toàn diện. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức phụ thuộc hoàn toàn vào sự chỉ đạo, triệu tập của Bộ LĐTBXH, Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình (80 công chức đánh giá chiếm 70,8% tổng số phiếu điều tra) hoặc mang tính tự phát của công chức (42 công chức đánh giá chiếm 37,2% tổng số phiếu điều tra). Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhiều khi không gắn với quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý (14 phiếu công chức đánh giá 12,4% tổng số phiếu điều tra); tình trạng người cần đi học thì không được đi học, người không hoặc chưa cần đi học lại phải đi học vẫn còn tồn tại. Do đó, công tác đào tạo và sử dụng công chức cũng gây nên lãng phí về nguồn lực cũng như trí tuệ của công chức. Trong giai đoạn 2015 - 2017, toàn ngành cũng chưa tổ chức được các lớp bồi dưỡng về kỹ năng cho công chức. Nội dung trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức mang nặng lý thuyết, thiên về lý luận chính trị, trùng lặp nhiều, chưa đi sâu vào chuyên ngành, kỹ thuật tác nghiệp hành chính, nghiệp vụ quản lý nhà nước và các kỹ năng mềm. Giảng viên truyền đạt những nội dung trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, nhiều khi chưa đúng người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)