Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức ngành Lao động Thương binh và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 25 - 28)

trị được thể hiện qua phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi công chức và cơ cấu, số lượng hợp lý của cả đội ngũ công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội binh và Xã hội

Luật Cán bộ, công chức (2008) nêu rõ: “Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức”.

Theo Lê Quang Hoan (2004), đánh giá chất lượng công chức trong thời kỳ mới, có đủ tài, đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ Đảng và nhà nước giao phó, các cá nhân phải đạt được những yếu tố về phẩm chất chính trị, đạo đức, về trình độ, năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Như vậy, đánh giá chất lượng công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình căn cứ các tiêu chí cơ bản như sức khỏe của công chức (thể lực), trình độ năng lực của công chức (trí lực) và thái độ đạo đức của công chức (tâm lực).

- Sức khỏe của công chức (thể lực):

Sức khoẻ công chức được xem xét là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng công chức. Một con người khoẻ mạnh là người không có bệnh tật về thể chất và tinh thần minh mẫn. Một tinh thần “bệnh tật” là tinh thần luôn có những suy nghĩ hằn học, tức giận, lo âu, buồn phiền, căng thẳng dồn nén khiến tư duy con người bị ảnh hưởng, có thể không kiểm soát được những hành vi của bản thân. Sức khoẻ thể hiện sự dẻo dai về thể lực của công chức trong quá trình làm việc. Chất lượng công chức không chỉ được thể hiện qua trình độ hiểu biết của

con người mà còn cả sức khoẻ của bản thân người đó. Nếu không có sức khoẻ, bao nhiêu kiến thức, kỹ năng cũng nằm lại trong thể xác con người đó. Có sức khoẻ tốt mới làm việc tốt, cống hiến được chất xám của mình. Tiêu chí sức khoẻ đối với công chức nói chung và công chức ngành LĐTBXH nói riêng không những là một tiêu chuẩn chung, phổ thông cần thiết cho mọi công chức, mà tuỳ theo những hoạt động đặc thù của từng đơn vị còn có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng. Theo Luật cán bộ công chức (2008), đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ là một trong 7 điều kiện quy định bắt buộc khi tuyển chọn công chức, mà sức khỏe công chức còn phải là yêu cầu được duy trì trong suốt quá trình thực hiện cuộc đời công vụ của người công chức. Sức khoẻ của công chức ngành LĐTBXH cần được xem xét, đánh giá thông qua tần suất bị ốm, phải đi khám bệnh khi bị ốm, tình trạng giảm cân do ốm đau hoặc tai nạn trong quá trình công tác. Tình trạng ốm đau thường xuyên hay không.

- Thái độ đạo đức của công chức (tâm lực):

Đạo đức công chức là nền tảng, là sức mạnh của công chức. Mỗi công chức ngành Lao động- Thương binh và Xã hội thực sự phải là người luôn rèn luyện đạo đức cách mạng mọi lúc mọi nơi, trung thực, gương mẫu chấp hành, hướng dẫn vận động, tuyên truyền nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; gắn bó mật thiết với nhân dân; đồng thời tích cực phát hiện, đấu tranh, ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực xã hội như: Quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chính sách nhà nước trục lợi cho cá nhân…Bên cạnh đó, mỗi công chức phải luôn nêu cao phẩm chất chính trị. Đây là tiêu chí quan trọng, quyết định đến chất lượng của mỗi công chức. Phẩm chất chính trị là nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng, với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng phụng sự nhân dân; là bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã đề ra; cương quyết đấu tranh chống lại các quan điểm lệch lạc, sai trái hoặc chống đối những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của nhân dân.

- Trình độ năng lực của công chức (trí lực):

Trình độ của công chức ngành LĐTBXH thể hiện trên 4 khía cạnh sau: Thứ nhất, trình độ học vấn: Trình độ học vấn là một trong những yếu tố

quyết định hiệu quả hoạt động của công chức vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của đội ngũ công chức. Trình độ học vấn là nền tảng cho việc nhận thức, là nền tảng cho việc đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Hạn chế về trình độ học vấn sẽ hạn chế về khả năng nhận thức dẫn đến năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật hạn chế, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của công chức kho bạc cũng bị cản trở. Do đó trình độ học vấn là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực quản lý nhà nước của công chức.

Thứ hai, trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định, được biểu hiện qua những cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Đây là những kiến thức mà cán bộ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải có ở một trình độ nhất định để giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Nếu không có trình độ chuyên môn, việc thực thi chức trách, nhiệm vụ sẽ bị hạn chế, hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực lao động, người có công và xã hội sẽ thấp.

Thứ ba, trình độ lý luận chính trị: Trình độ lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm, lập trường giai cấp công nhân của công chức nói chung và công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nói riêng. Công chức có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì quá trình quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội sẽ được thực hiện theo đúng định hướng phát triển của đất nước; sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và tạo được sự đồng thuận trong nhân dân trong quá trình thực thi các chính sách của ngành. Ngược lại, nếu công chức nào lập trường chính trị không vững vàng, làm việc vì lợi ích cá nhân, thoái hóa, biến chất, sẽ gây mất lòng tin của xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, thậm chí còn gây hại cho Nhà nước và nhân dân.

Thứ tư, trình độ quản lý nhà nước: Đó là những kiến thức đòi hỏi các nhà quản lý phải có để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình quản lý điều hành nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất, mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước và nhân dân trong điều kiện nguồn lực có hạn. Yêu cầu cán bộ công chức của ngành phải am hiểu sâu sắc về kiến thức quản lý và phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giải quyết những vụ việc cụ thể, đó là yêu cầu cơ bản và rất bức thiết.

Năng lực của công chức: Năng lực được hiểu chung nhất là những phẩm chất tâm lý mà nhờ chúng con người tiếp thu tương đối dễ dàng những kiến thức, kỹ năng - kỹ xảo và tiến hành một hoạt động nào đó có hiệu quả. Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ của con người và trình độ văn hóa. Năng lực thể hiện ở chỗ, con người làm việc tốn ít sức lực, ít thời gian, vật chất nhưng đem lại hiệu quả cao. Trong năng lực có năng lực chung và năng lực chuyên môn, giữa chúng có mối quan hệ ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau. Năng lực chung cho phép con người có thể thực hiện đạt kết quả những hoạt động khác nhau như học tập, lao động, quản lý. Việc phát hiện ra năng lực con người căn cứ vào những dấu hiệu cơ bản như sự hứng thú đối với công việc nào đó, sự dễ dàng tiếp thu kỹ năng nghề nghiệp, hiệu quả lao động cao đối với một loại công việc cụ thể nào đó. Năng lực bao gồm các loại như năng lực tư duy lý luận, năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực sáng tạo, kỹ năng giao tiếp.

Bên cạnh các tiêu chí đánh gia trên, còn một số tiêu chí khác phản ánh chất lượng như: tiêu chí đánh giá theo độ tuổi, giới tính; sự tuân thủ kỷ luật; thực hiện văn hóa nơi công sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh hòa bình (Trang 25 - 28)