Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong Cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn (Trang 44 - 46)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong Cho vay

vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại

Trong điều kiện môi trường kinh doanh bất ổn, RRTD trong Cho vay cá nhân kinh doanh rất cao, công tác kiểm soát RRTD cần phải được chú ý nhằm đạt được mục tiêu vừa duy trì, mở rộng khách hàng của ngân hàng, đồng thời, vừa đảm bảo được an toàn tín dụng cho ngân hàng. Kết quả công tác kiểm soát RRTD trong Cho vay cá nhân kinh doanh có thể được đo lường qua các chỉ tiêu sau:

a. Cơ cấu dư nợ

Dư nợ cho vay của ngân hàng thường được phân thành năm nhóm khác nhau theo mức độ RRTD tăng dần từ nhóm 1 đến nhóm 5. Để đánh giá toàn diện hơn chất lượng tín dụng của một ngân hàng, cần xem xét chất lượng nợ đó xấu ở mức độ nào thông qua cơ cấu dư nợ. Mỗi nhóm nợ phản ánh hiệu quả công tác kiểm soát RRTD khác nhau, mức độ rủi ro và tổn thất tín dụng khác nhau và được xếp theo mức độ từ thấp đến cao. Như vậy, cùng một số dư nợ như nhau, nếu NHTM nào có tỷ lệ nợ nhóm 5 cao hơn thì rõ ràng khả năng tổn thất sẽ cao hơn và chất lượng tín dụng kém hơn. Việc đánh giá so sánh theo thời gian trong một ngân hàng cũng tương tự, nếu ngân hàng có cơ cấu các nhóm nợ theo chiều hướng tăng nợ nhóm 3 đến nợ nhóm 5 thì cơ cấu nợ xấu chuyển biến xấu hơn trước.

b. Tỷ lệ nợ có vấn đề, nợ xấu

- Tỷ lệ nợ có vấn đề: Nợ có vấn đề (còn gọi là nợ không bình thường) là các khoản nợ đã đến hạn trả nhưng khách hàng không trả được, hoặc các khoản nợ chưa đến hạn trả nhưng có nguy cơ khách hàng không trả được đúng hạn và ngân hàng tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thường bao gồm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Đây là khoản nợ có nguy cơ tổn thất cao và ngân hàng cần có những biện pháp mạnh hơn nhằm tăng cường kiểm soát RRTD.

35

Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ có vấn đề theo chiều hướng tăng thì khả năng tổn thất sẽ cao hơn, chất lượng tín dụng kém hơn và công tác kiểm soát RRTD không tốt. Tỷ lệ nợ có vấn đề được tính theo công thức sau:

Nợ nhóm 2 đến nhóm 5 trong cho vay kinh doanh của cá nhân/ Tổng dư nợ cho vay kinh doanh của cá nhân.

- Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu bao gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh được chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ RRTD thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu tăng cho biết các biện pháp kiểm soát RRTD của NHTM đang có vấn đề. Tỷ lệ nợ xấu được tính theo công thức sau:

Nợ nhóm 3 đến nhóm 5 trong cho vay kinh doanh của cá nhân/ Tổng dư nợ cho vay kinh doanh của cá nhân.

c. Tỷ lệ trích lập dự phòng

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD cho biết tỷ lệ nợ xấu sau khi trừ phần tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này càng cao cho biết khả năng tổn thất của nợ xấu càng cao, được tính như sau:

Số dư quỹ dự phòng RRTD trong cho vay kinh doanh của cá nhân/ Tổng dư nợ cho vay kinh doanh của cá nhân.

d. Tỷ lệ xóa nợ ròng

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu chưa phải là căn cứ tin cậy để đánh giá mức ñộ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Có những hợp đồng vay vốn do những nguyên nhân nào đó không thực hiện việc trả nợ kịp thời (đúng theo hợp ñồng), nhưng ngân hàng vẫn có thể thu hồi đầy đủ số nợ này. Xóa nợ ròng là một số khoản cho vay không còn giá trị và ngân hàng xóa khỏi sổ sách (theo dõi ngoại bảng) được gọi là khoản cho vay được xóa nợ. Nếu một trong những khoản cho vay đó mà cuối cùng ngân hàng cũng thu được thì khoản thu nhập

36

đó sẽ khấu trừ tổng các khoản xóa nợ tạo thành khoản xóa nợ ròng. Khoản xóa nợ ròng là mức tổn thất thật sự, phản ảnh mức RRTD trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Giá trị xóa nợ ròng bằng dư nợ xóa trừ các khoản thu hồi được. Do vậy, để đánh giá chính xác hơn về mức ñộ rủi ro, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xóa ròng. Nếu tỷ lệ này cao cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng bị tổn thất lớn, danh mục cho vay có chất lượng thấp, công tác kiểm soát RRTD của ngân hàng càng hạn chế, được tính như sau:

Giá trị xóa nợ ròng trong cho vay kinh doanh của cá nhân/ Tổng dư nợ cho vay kinh doanh của cá nhân.

Tóm lại, mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác kiểm soát RRTD trong cho vay kinh doanh cá nhân ở một phương diện nhất định nên muốn đánh giá kết quả công tác kiểm soát RRTD trong cho vay kinh doanh cá nhân của ngân hàng tại một thời điểm, cần đánh giá đồng bộ các chỉ tiêu trên.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Để công tác tối thiểu hóa các tổn thất do RRTD gây ra trong cho vay, ngân hàng phải thực hiện tốt công tác kiểm soát RRTD thông qua một hệ thống các biện pháp như: tránh né, phòng ngừa, giảm thiểu và chuyển giao tổn thất RRTD như đã trình bày trong nội dung trên đây. Tuy nhiên, kết quả đạt được của công tác này cũng chịu tác động, chi phối bởi nhiều nhân tố khác nhau bởi điều kiện và cách thức vận dụng hiệu quả các biện pháp biện pháp kiểm soát RRTD. Nhìn chung công tác kiểm soát RRTD trong Cho vay cá nhân kinh doanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)