Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn (Trang 94 - 99)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.4.3.Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân khách quan:

- Hoạt động kinh tế của Thành phố Đà Nẵng về cơ bản tập trung nhiều vào ngành công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch, trong khi đó Chi

85

nhánh thì hầu như ưu tiên các hoạt động cho vay đối với các khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay và giảm sự phân tán rủi ro của chi nhánh.

- Đối tượng khách hàng của chi nhánh đa số là khách hàng cá nhân gia đình và cá nhân nhỏ lẻ khả năng kinh tế còn hạn chế, ngành nghề đa dạng do đó khó đánh giá trong thẩm định tín dụng và chất lượng thông tin được cung cấp vẫn còn chưa đạt yêu cầu.

- Các ngân hàng hiện nay hoạt động trong điều kiện hệ thống pháp lý nước ta vừa thiếu ổn định và chưa hoàn thiện, nhiều quy định và văn bản lại không rõ ràng hoặc có luật nhưng chưa có văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện. Các văn bản, chế độ tín dụng được sửa đổi, bổ sung thường xuyên theo chủ trương chính sách của Nhà nước nhưng để áp dụng trong điều kiện thực tế còn nhiều bất cập và chưa phù hợp là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác kiểm soát RRTD.

- Thị trường cho vay ở Quận Ngũ Hành Sơn tương đối phát triển, tuy nhiên đây vẫn là một Quận chậm phát của Thành Phố Đà Nẵng và CNKD trong địa bàn phần lớn là CNKD vừa và nhỏ, nên quy mô tín dụng chưa cao. Tính đến nay trên thành phố Đà nẵng đã có đến 56 ngân hàng thương mại đặt trụ sở kinh doanh chưa kể một số lượng lớn phòng giao dịch trực thuộc, sự cạnh tranh trong hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng là rất lớn. Do sức ép cạnh tranh gay gắt cùng với tình trạng khan hiếm khách hàng, phương án, dự án có chất lượng cao, ít có sự chọn lựa, nhiều ngân hàng để mở rộng tín dụng và tăng thị phần đã có xu hướng nới lỏng và hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện cấp tín dụng. Trong bối cảnh đó thì chi nhánh cũng khó có thể đi ngược lại xu hướng này do đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kiểm soát rủi ro.

- Về việc thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế làm cho ngân hàng gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Trong các vụ kiện đòi nợ vay thời gian thụ lý hồ sơ của Tòa án còn kéo dài, thi hành án chậm. Việc thi hành

86

án các vụ đòi nợ của ngân hàng chỉ được thực hiện thật sự hiệu quả trong cưởng chế để bán tài sản bảo đảm, còn các biện pháp khác để thi hành án hầu như không hữu hiệu.

Nguyên nhân chủ quan

- Việc cụ thể hóa chính sách tín dụng khách hàng CNKD vẫn còn nhiều điểm cần phải hoàn thiện. Chính sách tín dụng hiện nay của chi nhánh vẫn ưu tiên cho khách hàng tổ chức vì các khoản vay lớn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với vay CNKD.

- Mô hình quản lý tín dụng tại Chi nhánh chưa có sự tách bạch giữa các bộ phận với chức năng chuyên biệt: chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng quản lý rủi ro (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng, xử lý nợ xấu…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, giải ngân, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…). Hiện nay phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ mọi chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu cho một khoản vay. Trong mô hình quản lý tín dụng hiện nay tại chi nhánh mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tín dụng đều được thực hiên tại phòng tín dụng.

- CBTD thực hiện gần như hoàn toàn quy trình cho vay và quản lý khoản vay: từ tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, đánh giá tài sản thế chấp, thu nợ vay đến xử lý nợ xấu. Với việc thực hiện công việc “một cửa” như vậy dễ xảy ra rủi ro đạo đức, nhiều khi việc quyết định cho vay dựa vào cảm tính, ý chí chủ quan của CBTD hoặc dể bị sự can thiệp, áp đặt ý muốn chủ quan của cấp lãnh đạo ngân hàng bởi vì quyết định cấp tín dụng không cần sự đồng thuận của các bộ phận chức năng có vai trò độc lập trong quá trình tác nghiệp. Ngoài ra mỗi CBTD tại chi nhánh được phân công phụ trách tất cả các loại hình khách hàng vay vốn, không phân biệt cho vay cá nhân hay

87

CNKD cùng với việc nhiều công việc tập trung hết một nơi bởi mô hình quản lý tín dụng như vậy nên tính chuyên nghiệp hóa trong chuyên môn chưa cao, thực tế công việc đòi hỏi CBTD phải có kiến thức rộng, liên quan quá nhiều các lĩnh vực sẽ dẫn đến thiếu sự chuyên sâu.

- Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích và không có thiện chí trả nợ, các khách hàng vay vốn khi đi vay đều có phương án kinh doanh cụ thể và có tính khả thi nhưng sau khi vay không ít khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích

- Chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. Lực lượng cán bộ quản lý khách hàng còn mỏng và thiếu so với yêu cầu thực tế. Do đó, việc quản lý và giám sát nợ vay chưa được chặt chẽ và sát sao. Cán bộ bị áp lực cao trong chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao nên việc cho vay chưa được sàn lọc khách hàng mà còn chạy theo số lượng và thành tích làm cho chất lượng tín dụng không hiệu quả.

- Quy trình quản lý tín dụng của chi nhánh chưa chặt chẽ nhất là trong khâu thẩm định dự án còn thiếu thông tin thu thập từ khách hàng dẫn đến việc đánh giá tính khả thi của dự án bị thiếu cơ sở làm tăng cường nợ xấu tại chi nhánh trong năm 2016.

- Nguồn thông tin định giá tài sản đảm bảo không tin cậy, dễ bị nhiều đối tượng khác tung tin rao bán giá cao so với thực tế dẫn đến rủi ro trọng việc định giá tài sản đảm bảo. Các thông tin giao dịch mua bán trên thực tế rất khó tìm kiếm. Hầu hết các hợp đồng mua bán qua công chứng đều có giá không sát với thực tế do người dân kê khai thấp hơn giá trị thanh toán thực tế để giảm số tiền nộp thuế trước bạ sang tên, thuế thu nhập.

- Việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý RRTD còn rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý RRTD nói chung và

88

kiểm soát RRTD nói riêng tại Chi nhánh như chưa ước tính được tổn thất trong cho vay CNKD, tính toán dự phòng rủi ro, chưa áp dụng công nghệ vào việc quản lý cán bộ quan hệ thực hiện các công việc tác nghiệp trong công tác kiểm soát RRTD.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về RRTD trong cho vay CNKD và kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD ở Chương 1, Chương 2 tác giả đã trình bày và phân tích thực trạng công tác kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD tại chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2014 – 2016 với những điểm khái quát như sau:

Chương 2 của luận văn đã chỉ ra khá rõ thực trạng công tác kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ngũ Hành Sơn từ năm 2014 – 2016, xu hướng phát triển của chi nhánh. Với nội dung chính là các hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD tại chi nhánh, luận văn đã đưa ra các số liệu, chỉ tiêu đánh giá về chất lượng của các hoạt động này. Bên cạnh đó, luận văn cũng lý giải các nguyên nhân, đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế mà chi nhánh còn tồn tại, từ đó làm cơ sở đề xuất những giải pháp khắc phục trong chương 3 để góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD tại chi nhánh trong thời gian tới.

89

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN

KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn (Trang 94 - 99)