6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng
- Công nghệ và trang thiết bị của ngân hàng: Trong cuộc sống hiện nay khoa học kĩ thuật đóng một vai trò khá lớn, trong ngành ngân hàng, khoa học kĩ
37
thuật là một công cụ đắc lực giúp ngân hàng có thể nâng cao chất lượng hoạt động, dịch vụ cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản trị RRTD nói chung và hoạt động kiểm soát RRTD trong Cho vay cá nhân kinh doanh nói riêng. Những trang thiết bị của ngân hàng sẽ là công cụ, phương tiện hỗ trợ trong việc tổ chức, quản lý, kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Nhờ có công nghệ và các trang thiết bị mà các ngân hàng có thể cập nhật thông tin, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, giúp nhanh chóng phát hiện sớm, chính xác RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh, trên cơ sở đó có quyết định kiểm soát RRTD đúng đắn. Với hệ thống thông tin hiện đại đảm bảo cho ngân hàng có thể thu thập, phân tích và xử lý những thông tin liên quan đến hoạt động cho vay của ngân hàng một cách nhanh chóng kịp thời, đặc biệt là trong việc đánh giá RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng. Với những phương tiện hiện đại đó giúp ngân hàng làm tốt công tác đánh giá RRTD, ước tính tổn thất và đồng thời độ tin cậy của kết quả cao.
- Yếu tố đạo đức và chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng: Năng lực cán bộ là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh. Nếu cán bộ được trang bị trình độ đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm soát RRTD thì công tác kiểm soát RRTD sẽ được tổ chức và thực hiện tốt, chất lượng tín dụng sẽ tốt. Bên cạnh đó, yếu tố đạo đức của cán bộ ngân hàng cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh. Đó là những gian lận trong quá trình thu thập thông tin dẫn đến công tác đánh giá, tính toán trích lập dự phòng rủi ro không phản ánh đúng tổn thất trong cho vay cá nhân kinh doanh, cán bộ có đạo đức kém còn tìm cách đề xuất cho vay và đề xuất các biện pháp kiểm soát RRTD sai dẫn đến các tổn thất trong công tác cho vay của ngân hàng.
38
- Chính sách tín dụng của Ngân hàng: Mỗi Ngân hàng có một chính sách tín dụng riêng, nó bao gồm những đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo hoặc mở rộng hoặc thu hẹp tín dụng, nhằm đạt được các mục tiêu của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Một chính sách tín dụng đúng đắn, được xây dựng và thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ, kết hợp hài hòa lợi ích của Ngân hàng, khách hàng và lợi ích xã hội sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo giúp ngân hàng có điều kiện để sàn lọc, né tránh những khách hàng có mức RRTD cao. Nếu chính sách tín dụng là hạn chế thì có nghĩa là quy mô hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng đó sẽ bị thu hẹp và ngân hàng không có nhiều lựa chọn, từ đó, chất lượng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng sẽ có vấn đề. Ngoài ra, chính sách tín dụng của Ngân hàng còn bao gồm một loạt các vấn đề như quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng, lĩnh vực tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay; quy trình quản lý tín dụng, lãi suất…có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay đối với khách hàng cá nhân.