Tình hình cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn (Trang 62 - 66)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.2.Tình hình cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của

nên quen thuộc với người dân đặc biệt là nông dân, nông thôn. Với ưu thế của mình chi nhánh thuộc hệ thống Agribank với bề dày, phát triển với mạng lưới rộng, hoạt động đa năng và chiếm thị phần lớn trong hệ thống ngân hàng. Chi nhánh luôn là một ngân hàng được khách hàng tin cậy và lựa chọn.

2.2.2. Tình hình cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Ngũ Hành Sơn NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Ngũ Hành Sơn

53

Bảng 2.4. Tình hình dư nợ cá nhân kinh doanh theo ngành 2014-2016

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ cho vay CNKD Dư Tỷ Dư Tỷ Dư Tỷ

Trọng Trọng Trọng theo ngành nghề nợ nợ nợ (%) (%) (%) Nông nghiệp 85.325 78 96.675 77 106.258 78 - Nông nghiệp 69.561 66 75.984 65 85.563 67 - Lâm nghiệp 9.657 8 13.524 9 16.925 9 - Thủy sản 6.107 4 7.617 3 7.770 2 Công nghiệp - XDCB 13.695 7 20.456 7 22.425 7 Thương mại, dịch vụ 20.567 15 28.753 16 31.524 15 Tổng cộng 120.093 100 145.529 100 173.570 100

( Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh chi nhánh)

Trong giai đoạn 2014-2016, dư nợ cho vay CNKD của chi nhánh tăng trưởng trung bình khoảng khoảng 8%/năm. Nhìn chung tình hình tăng trưởng qua các năm tương đối ổn định. Ngoài ra, trong giai đoạn này chi nhánh thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn theo hướng chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam cũng như căn cứ tình hình kinh tế của đất nước và thực tế của kinh tế xã hội, cá nhân tại địa phương, chi nhánh đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế sự tăng trưởng nóng trong hoạt động tín dụng nói chung cũng như cho vay CNKD nói riêng. Do vậy, dư nợ cho vay CNKD của chi nhánh chỉ tăng mức độ vừa phải.

- Về tốc độ tăng trưởng: Năm 2014, dư nợ cho vay CNKD của chi nhánh đạt 120.093 triệu đồng, đạt được kết quả khả quan như vậy do sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên chi nhánh. Chính vì vậy, tỷ trọng cho vay nông nghiệp chiếm đến 78% dư nợ cho vay CNKD của chi nhánh, trong khi đó thương mại dịch vụ chiếm 15% tỷ trọng cho vay

54

CNKD của chi nhánh, ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ 7% dư nợ cho vay CNKD của chi nhánh. Năm 2015, đây là năm rất khó khăn đối với nền kinh tế, với các chính sách nhằm ổn định tình hình kinh tế của chính phủ, NHNN được áp dụng nhằm hạn chế việc tăng trưởng nóng về tín dụng gây mất an toàn trong hoạt động ngân hàng đã làm cho tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong cho vay CNKD của chi nhánh chậm lại, dư nợ cho vay CNKD trong năm này đạt 145.529 triệu đồng, tăng 10.5% so với năm 2014. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay CNKD trong lĩnh vực ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (78%) và tỷ trọng cho vay các ngành thương mại , dịch vụ và công nghiệp- xây dựng cơ bản vẫn không thay đổi. Năm 2016, đây là năm mà lãi suất cho vay và lãi suất huy động đã giảm rất nhiều so với các năm trước, đây là một tín hiệu rất thuận lợi cho việc tăng trưởng tín dụng. Vì vậy trong năm này dư nợ cho vay CNKD đạt 173.570 triệu đồng, tăng 8.7% so với năm 2015.

- Về cơ cấu dư nợ theo ngành: Cho vay CNKD nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay CNKD của chi nhánh, cơ cấu cho vay kinh doanh nông nghiệp đạt mức 65,3% trong năm 2014, 64,4% trong năm 2015 và 62,2% trong năm 2016. Số khách hàng vay vốn SXKD nông nghiệp trong năm 2015 tăng lên 90 khách hàng (15%) so với năm 2014, năm 2016 số khách hàng gia đình sản xuất nông nghiệp tăng lên 53 khách hàng (8%). Nhìn chung số khách hàng tăng đều qua các năm, tuy nhiên xét về tỷ lệ tăng trưởng thì năm 2016 tỷ lệ tăng trưởng có thấp hơn năm 2015.

Cơ cấu cho vay khách hàng sản xuất phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu cho vay CNKD của chi nhánh, các CNKD vay vốn chủ yếu tập trung ở những nơi có lợi thế về kinh doanh tiểu thương, kinh doanh du lịch, ăn uống, kinh doanh vận tải… chiếm tỷ trọng 34,7%, 35,6%, 37,8% lần lượt cho các năm từ 2014 đến 2016. Năm 2015 số lượng khách hàng gia

55

đình sản xuất phi nông nghiệp vay vốn tại chi nhánh tăng 63 khách hàng (19,7%), năm 2016 tăng 69 khách hàng (18%).

Cơ cấu cho vay chiếm tỷ trọng nhiều nhất tại chi nhánh là cho vay về nông nghiệp. … và phần lớn khách hàng CNKD tại đây đều hoạt động SXKD trong lĩnh vực này, bên cạnh đó chính sách khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam là lấy khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là khách hàng chủ đạo, vì vậy điều này cũng thể hiện rõ trong cơ cấu cho vay của chi nhánh khi ngành này chiếm tỷ trọng khá lớn (78%) trong tổng dư nợ cho vay CNKD của chi nhánh. Với diện tích đất nông nghiệp: 770,536 ha chiếm 19,70% diện tích Quận, trong đó bao gồm đất sản xuất nông nghiệp: 733,723 ha chiếm 18,76%, đất lâm nghiệp: 26,698 ha chiếm 0,67%, đất nuôi trồng thủy sản: 10,113 ha chiếm 0,26%. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 733,723 ha, tập trung phần lớn ở các phường Hòa Hải và Hòa Quý, các CNKD vay vốn để tận dụng đất nông nghiệp nhằm trồng rau sạch và chăn nuôi. Về lâm nghiệp chủ yếu là việc trồng trọt các cây gỗ nhằm chắn biển đồng thời khai thác gỗ như cây bạch đàn, dương. Ngoài ra có nhiều CNKD vay vốn nhằm chế biến và kinh doanh sản phẩm lâm nghiệp như sản xuất gỗ dăm, lâm sản nguyên liệu từ gỗ, tre, nứa. Các cá nhân vay vốn SXKD ngành lâm nghiệp thường tập trung cại các phường ven biển như Khuê Mỹ, Mỹ An. Về thủy sản, với diện đất nuôi trồng thủy sản: 10,113 ha tập trung ở các khu vực ven biển và ven sông Hàn phường Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải. Các CNKD vay vốn chủ yếu phục vụ các mục đích nuôi các hải sản như cá, tôm, nghêu, sò và sắm tàu thuyền đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó còn nuôi các thủy sản nước ngọt và nước lợ khu vực ven sông Hàn.

Bên cạnh đó, ngành thương mại, dịch vụ cũng góp phần tương đối trong cơ cấu cho vay CNKD của chi nhánh, chiếm 15% tổng dư nợ cho vay. Ngành thương mại và dịch vụ tập trung ở những khu vực đông dân cư tại các

56

phường Hòa Quý, Khuê Mỹ, Hòa Hải và Mỹ An. Các CNKD vay vốn chủ yếu kinh doanh các dịch vụ liên quan đến du lịch như nhà nghỉ, khách sạn, ăn uống, các sản phẩm lưu niệm…

Cho vay về công nghiệp – xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các ngành của CNKD vay vốn tại chi nhánh, chiếm tỷ trọng 7% trong tổng dư nợ cho vay CNKD của chi nhánh. Về công nghiệp của Quận chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp như cơ khí, chế tạo và điêu khắc đá tại khu vực Non Nước.

- Về thời hạn cho vay

Bảng 2.5. Tình hình dư nợ cá nhân kinh doanh theo thời hạn 2014-2016

(ĐVT: Triệu đồng)

Thời hạn vay Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền trọng Tỷ Số tiền Tỷ trọng

Ngắn hạn 78.372 65,26 103.354 71,02 111.518 64,25 Trung dài hạn 41.721 34,74 42.175 28,98 62.052 35,75

Tổng 120.093 100 145.529 100 173.570 100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Thống kê Agribank CN Ngũ Hành Sơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể thấy, các dựa án cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Ngũ Hành Sơn đa số là vay ngắn hạn với tỷ lệ 65.26% năm 2014, chiếm 71.02% năm 2015 và năm 2016 chiếm 64.25%. Việc cho vay các dự án ngắn hạn giúp cho chi nhánh dễ kiểm soát các khoản vay và hạn chế được mức rủi ro cũng như tổn thất đối với các khoản tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên vay ngắn hạn cũng có phần hạn chế là mức lãi suất áp dụng thường thấp hơn nên doanh thu thu được không cao bằng các khoản vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn (Trang 62 - 66)