Hoàn thiện các biện pháp giảm thiểu RRTD trong cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn (Trang 113 - 117)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.2.3.Hoàn thiện các biện pháp giảm thiểu RRTD trong cho vay cá nhân

nhân kinh doanh

a. Vận dụng lãi suất cho vay theo mức độ RRTD của từng khoản vay

Chi nhánh nên áp dụng lãi suất cho vay có tính toán đưa vào khoản phí bù rủi ro (cấu thành trong lãi suất) đối với từng trường hợp khách hàng dựa trên mức độ rủi ro, đối với khách hàng có mức độ rủi ro cao thì áp dụng lãi suất cao hơn và ngược lại thay vì thực hiện lãi suất cho vay cào bằng như hiện nay. Rủi ro khi có sự thay đổi lãi suất bình quân trên thị trường ảnh hưởng đến mức lãi suất ngân hàng đang áp dụng trong các giao dịch cho vay.Lãi xuất cho vay của các ngân hàng thương mại được xác định trên lãi xuất bình quân trên thị trường và chính sách lãi suất của ngân hàng. Mức lãi xuất này được áp dụng cho người đi vay trong suốt thời gian vay (hợp đồng vay lãi suất cố định). Vì vậy trong thời gian đó, nếu có sự biến động lớn về lãi suất sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng đặc biệt là khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Cụ thể hiện nay ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay kinh doanh theo phương pháp sau:

- Đối với khoản vay ngắn hạn dưới 1 năm lãi suất sẽ dựa vào lãi suất liên ngân hàng và quy định của ngân hàng nhà nước và trong hợp đồng sẽ có điều

104

khoản điều chỉnh lãi suất theo quy định của ngân hàng nhà nước.

- Đối với khoản vay trung và dài hạn: Chi nhánh áp dụng lãi suất cố định trong vòng 6 tháng đến 1 năm sau. Sau đó tránh những rủi ro về lãi suất chi nhánh quy định, lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động cộng 4% .

b. Định kỳ đánh giá giới hạn tín dụng trên một khách hàng

- Sử dụng điều khoản hợp đồng để hạn chế rủi ro: Dựa vào mẫu hợp đồng tín dụng soạn sẵn của NHNo&PTNT Việt Nam với các nội dung cơ bản, chi nhánh cần cụ thể, chi tiết hơn nữa các trường hợp có thể xảy ra về các nội dung như điều kiện giải ngân, chứng từ và thông tin phải cung cấp, biện pháp giám sát kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, các trường hợp giảm hạn mức cho vay, ngừng và chấm dứt cho vay,…để có cơ sở hơn trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng và tránh tranh chấp về pháp lý có thể xảy ra. Ngoài ra, cần đưa vào nội dung hợp đồng các biện pháp áp dụng bổ sung cần thiết khác để ngăn ngừa rủi ro như: bổ sung tài sản thế chấp, mua bảo hiểm tài sản, các hình thức yêu cầu bảo lãnh, công cụ phái sinh…

Định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, chi nhánh tiến hành phân tích và thẩm định rủi ro tổng thể của CNKD. Công việc này tuy làm mất nhiều thời gian của chi nhánh nhưng sẽ giúp cho chi nhánh có cái nhìn tổng thể về tình hình báo cáo tài chính,chất lượng hoạt động kinh doanh của CNKD. Hơn nữa, một CNKD có thể có khoản tín dụng ở các NHTM khác, những dấu hiệu về việc chậm trả nợ hoặc không trả được nợ tại các NHTM đó cũng sẽ gây ra rủi ro và thể hiện khả năng trả nợ của khách hàng, do vậy công tác này nhằm giúp chi nhánh có thể nhận thấy những rủi ro phát sinh của CNKD nhằm có các ứng xử tín dụng kịp thời.

- Thời gian cho vay, phân kỳ trả nợ vay sát hơn so với đặc điểm, chu kỳ kinh doanh của khách hàng: Việc áp dụng thời gian cho vay, phân kỳ trả nợ

105

chu kỳ SXKD trên cơ sở dựa vào thời gian của vòng quay vốn, thời gian thu hồi công nợ, dòng tiền bán hàng, thời hạn thanh toán trên hợp đồng nhằm tránh trường hợp khi dòng tiền thu về sau khi bán hàng, khách hàng không trả nợ mà tiếp tục sử dụng quay vòng tiếp dẫn đến khi đến hạn khách hàng không trả được nợ đúng theo cam kết.

3.2.4. Hoàn thiện các biện pháp chuyển giao RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh

a. Qui định về mua bảo hiểm cho các khoản cho vay cá nhân kinh doanh

- Mua bảo hiểm tài sản, mua bảo hiểm tín dụng: Việc yêu cầu bên vay mua bảo hiểm không những chỉ giới hạn đối với tài sản thế chấp mà còn áp dụng như là một điều kiện cho vay đối với các loại tài sản liên quan đến vốn vay như: máy móc thiết bị, kho tàng, nhà xưởng, công trình xây dựng, vật tư hàng hóa… Ngoài ra, chi nhánh cần chuẩn bị phương án mua bảo hiểm tín dụng đối với từng khoản vay riêng lẽ hoặc toàn bộ danh mục khi xuất hiện loại hình kinh doanh này trên thị trường. Nếu tài sản thế chấp là căn hộ, nhà phố hoặc khoản vay quá nhỏ so với giá trị tài sản thế chấp thì thường NH không yêu cầu mua bảo hiểm, trừ trường hợp nhân viên NH thẩm định thấy quá rủi ro. Tương tự, Chi nhánh cũng chỉ yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm với một số tài sản thế chấp có rủi ro cao và trong thông báo cấp tín dụng NH nêu rõ điều khoản này.Trong khi đó, một số NH khác coi điều khoản này là bắt buộc. Số tiền khách hàng phải chi để mua bảo hiểm cũng khác nhau. Có nơi chỉ khoảng 0,2% giá trị tài sản đảm bảo, tương ứng vài triệu đồng nếu khoản vay nhỏ, nhưng cũng có nơi lên đến vài chục triệu đồng với khoản vay từ 700 triệu đến 1 tỉ đồng. Việc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm vì các hợp đồng vay này kéo dài nhiều năm, thậm chí đến 20 năm, trong quá trình vay vốn nếu xảy ra những bất trắc như cháy nổ, động đất… làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản thế chấp thì

106

công ty bảo hiểm sẽ thay người vay tiếp tục trả nợ cho NH. Chỉ khi nào người vay đã trả hết số tiền nợ bao gồm cả vốn và lãi cho NH thì người thụ hưởng bảo hiểm mới được chuyển từ NH sang người vay.

- Sử dụng công cụ phái sinh: RRTD của ngân hàng gắn liền với rủi ro từ hoạt động SXKD của khách hàng cá nhân vay kinh doanh. Trong điều kiện môi trường kinh doanh với giá cả thị trường, tỷ giá hối đoái đầy biến động như hiện nay làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân vay kinh doanh đối mặt với những rủi ro rất lớn. Vì vậy chi nhánh cần nghiên cứu và sử dụng công cụ phái sinh hàng hóa (hợp đồng tương lai, kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi) nhằm kiểm soát rủi ro về giá cả các vật tư hàng hóa, nguyên nhiên liệu chính yếu phục vụ hoạt động SXKD của khách hàng cá nhân vay kinh doanh. Trong điều kiện có thể áp dụng hiện nay, trước mắt cần yêu cầu khách hàng cá nhân vay kinh doanh thực hiện các hợp đồng giao sau hoặc các hình thức như đơn đặt hàng, đặt cọc mua hàng ứng trước để kiểm soát chi phí đầu vào và ổn định giá cả đầu ra, sau đó mở rộng qua các hình thức khác khi thị trường cho phép.

b. Yêu cầu về sự bảo lãnh của bên thứ ba

Với các khoản vay dài hạn, thời gian trả nợ trên 5 năm, khách hàng có thể giảm được áp lực trả nợ. Nhưng, kỳ hạn vay vốn dài càng bao hàm yếu tố rủi ro ngay cả khi đã có tài sản đảm bảo. Đó là những rủi ro khó lường như nếu không may người vay qua đời do mắc bệnh hiểm nghèo, hoặc gặp tai nạn nghiêm trọng không có khả năng trả nợ. Trong những trường hợp đó, người vay không còn hoặc không có khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo của người vay sẽ thuộc về ngân hàng xử lý. Theo nguyên tắc cho vay của ngân hàng, trong trường hợp người vay qua đời, nếu có tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ phát mại tài sản (nhà ở, phương tiện đi lại, sổ tiết kiệm…) trừ khi vợ/chồng hoặc con cái người vay trả nợ thay. Tuy nhiên, trên thực tế, người vay luôn luôn muốn

107

để lại cho vợ/chồng hoặc con cái các tài sản này mà không muốn bị ngân hàng phát mại, cũng không muốn người thân phải trả nợ thay. Để bảo vệ tài sản đảm bảo và người thân không phải mang gánh nặng trả nợ thay, người vay có thể tham gia lãnh tín dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn (Trang 113 - 117)