Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn (Trang 93 - 94)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.4.2.Những mặt hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm soát RRTD đối với các khoản cho vay của khách hàng cá nhân còn chưa được đáp ứng tốt so với khả năng của chi nhánh, cụ thể:

- Tỷ lệ nợ xấu tuy thấp nhưng trong năm 2016 có dấu hiệu tăng lại, đây là dấu hiệu tiềm ẩn nhiều rủi ro trong công tác kiểm soát tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Ngũ Hành Sơn.

- Mục tiêu, kế hoạch kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD thực hiện chưa cụ thể, chất lượng, hiệu quả hệ thống thông tin đạt được chưa cao, chi nhánh chưa chú trọng công tác đào tạo, nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị kịp thời, số lượng cán bộ chủ chốt để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh còn

84

thiếu, đặc biệt cán bộ làm công tác tín dụng.

- Công tác thu thập thông tin khách hàng và những cảnh báo cũng như dự báo rủi ro chưa hiệu quả, chưa có tính chính xác cao. Do đó, việc tăng trưởng tín dụng còn thận trọng nên cũng chưa khai thác hết tiềm năng trên địa bàn của Chi nhánh. Cán bộ quản lý khách hàng không cập nhật hoặc thiếu thông tin vì vậy kỹ năng thẩm định của cán bộ quản lý khách hàng về tình hình báo cáo tài chính, quy mô và năng lực SXKD, tài sản đảm bảo, uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng chưa phản ánh thực chất từ đó dẫn đến việc quyết định cấp tín dụng không hiệu quả và đúng đắn.

- Kết quả thẩm định chưa mang lại hiệu quả và phản ánh chính xác tình hình khách hàng. Qua những kết quả chi nhánh đã được thì công tác hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng CNKD được tiến hành nhưng vẫn còn nhiều bất cập như hạn chế RRTD theo hướng thận trọng, các biện pháp thực hiện chỉ mang tính chất tình thế trong giai đoạn hiện nay như chi nhánh chỉ thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng có TSĐB và lựa chọn đảm bảo bằng tài sản đối với khách hàng CNKD hầu hết là bất động sản.

- Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát RRTD đối với các khoản vay của khách hang CNKD tại chi nhánh chưa thực sự đa dạng. Biện pháp kiểm soát chủ yếu mà chi nhánh sử dụng chủ yếu đẩy mạnh thu hồi nợ trực tiếp, xử lý tài sản đảm bảo, dùng quỹ dự phòng rủi ro, phân loại nợ, chuyển giao rủi ro.

- Sự tuân thủ quy trình tín dụng của Chi nhánh có những thời điểm chưa nghiêm và thiếu thận trọng. Quá trình kiểm tra giám sát sau khi cho vay vẫn chưa đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn (Trang 93 - 94)