Định hướng chung về họat động kinh doanh của NHNo&PTNT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn (Trang 99)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.1.1. Định hướng chung về họat động kinh doanh của NHNo&PTNT

NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Ngũ Hành Sơn

Trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh của mình trong những năm qua, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Ngũ Hành Sơn xác định rằng hoạt động tín dụng không những đem lại lợi nhuận cho chi nhánh mà cũng chưa đựng nhiều rủi ro và chưa mang lại hiệu quả cao, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến lợi thế cạnh tranh, sự tồn tại và phát triển bền vững của chi nhánh, vì vậy, định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian đến như sau:

- Mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh là an toàn và hiệu quả, đảm bảo yếu tố rủi ro luôn luôn thấp, tập trung tái cơ cấu các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong giai đoạn 2017-2019. Giữ vững vị trí hàng đầu của chi nhánh về các mảng nghiệp vụ: thẻ, ngân hàng - điện tử, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và Ngân hàng bán lẻ.

- Tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm bán lẻ, các sản phẩm liên kết trên nền tảng công nghệ hiện đại, bên cạnh đó từng bước phát triển các sản phẩm ngân hàng đầu tư, dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ báo cáo tài chính và phi báo cáo tài chính khác, phát triển mạng lưới khách hàng đa dạng, phong phú và vững chắc.

- Xây dựng cơ chế động lực, gắn thu nhập của cán bộ công nhân viên vào kết quả công việc nhằm động viên, khuyến khích cán bộ hoàn thành tốt

90

công việc được giao góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng như tạo sự gắn bó lâu dài với Chi nhánh.

- Chuyên nghiệp hóa hoạt động Marketing và bán hàng, Cá nhân sở chính xây dựng chính sách, quản lý và hỗ trợ bán hàng các chi nhánh là đơn vị trực tiếp marketing và bán hàng, phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản lý theo chuẩn mực quốc tế.

Mục tiêu của Chi nhánh

- Tăng trưởng nguồn vốn huy động: từ 12%/năm đến 17% /năm; Cơ cấu nguồn vốn trung, dài hạn/Tổng nguồn vốn ≥ 10%; Cơ cấu nguồn vốn dân cư/Tổng nguồn vốn ≥ 80%.

- Tăng trưởng tín dụng: từ 10% /năm đến 15%/năm, số tăng trưởng dư nợ phải thấp hơn tăng trưởng nguồn vốn sau khi trừ đi phần trích lập các quỹ theo quy định; Cơ cấu dư nợ/tổng tài sản ≤ 60%; Cơ cấu dư nợ trung hạn/tổng dư nợ ≤ 40%; Tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn/Tổng dư nợ cho vay ≥ 70%

- Tỷ trọng thu dịch vụ/Tổng thu ≥ 15%; Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ ≤ 3%; Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế: từ 5%/năm đến 10%/năm.

3.1.2. Định hướng kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay kinh doanh đối với cá nhân của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Ngũ Hành Sơn

a. Định hướng và mục tiêu của Cho vay cá nhân kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Ngũ Hành Sơn

Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân được xác định là một hướng kinh doanh quan trọng trong chỉ tiêu kế hoạch của Chi nhánh. Để thúc đẩy hoạt động tín dụng cá nhân trong thời gian tới nhằm tiếp tục mở rộng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời phải duy trì và nâng cao chất lượng các khoản cho vay cá nhân, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Ngũ Hành Sơn xác định cần triển khai những nội dung sau:

91

- Cơ cấu lại mô hình tổ chức hoạt động của khối khách hàng cá nhân. Đây là một việc thực sự cần thiết và được Ban giám đốc quan tâm hàng đầu.

- Chuẩn hóa các sản phẩm đang được áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thêm đối tượng khách hàng, áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Tập trung nhiều vốn hơn cho hoạt động tín dụng cá nhân, tiếp tục tăng doanh số và dư nợ cho vay.

- Nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng.

- Tường xuyên đánh giá và phân loại khách hàng nhằm lựa chọn những khách hàng tốt, có tiềm năng.

Mục tiêu cho vay CNKD của Chi nhánh thể hiện bảng 3.1

Bảng 3.1. Kế hoạch phát triển tín dụng cá nhân tại Chi nhánh

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2018 2019

Dư nợ cho vay cá nhân 503,140 553,454 Số lượng khách hàng vay CN kinh doanh 1,556 1,712

Nợ quá hạn 8,271 7,444 Tỷ lệ 1.64% 1.34% Số lượng KH quá hạn 35 30 Nợ xấu 5,865 5,279 Tỷ lệ 1.17% 0.95% Số lượng KH nợ xấu 20 15

(Nguồn: Kế hoạch kinh doanh của phòng tín dụng)

b. Định hướng kiểm soát RRTD trong cho vay kinh doanh đối với cá nhân của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Ngũ Hành Sơn

92

phù hợp với kế hoạch đề ra, chi nhánh đưa ra một số định hướng và mục tiêu để kiểm soát RRTD trong Cho vay cá nhân kinh doanh như sau:

- Tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an toàn hiệu quả, tăng trưởng tín dụng ở mức độ vừa phải, đạt mục tiêu an toàn tín dụng là trên hết, tăng cường công tác rà soát, quản lý nhằm hạn chế RRTD trong cho vay CNKD một cách tối ưu nhất.

- Tập trung quyết liệt rà soát cụ thể từng khoản nợ đã được xử lý, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ đã được xử lý tới từng cán bộ tín dụng, hàng tháng có đánh giá kết quả thực hiện.

- Thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động SXKD của khách hàng để có hướng xử lý kịp thời khi khách hàng có vấn đề trong hoạt động SXKD.

- Xây dựng và thực hiện tốt chính sách tín dụng dành cho khách hàng tại chi nhánh trong từng thời kỳ, trong đó chú trọng đối tượng khách hàng vay vốn là CNKD. Duy trì, tăng quy mô khách hàng cũ, khách hàng truyền thống, tìm kiếm và thu hút khách hàng mới với các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh ít rủi ro.

- Bố trí, sắp xếp luân chuyển cán bộ làm công tác tín dụng, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng chuyên ngiệp, có năng lực chuyên môn giỏi cũng như đạo đức nghề nghiệp tốt. Bên cạnh việc áp dụng chế tài xử lý trách nhiệm chặt chẽ hơn trong công tác tín dụng thì chi nhánh cũng phải có cơ chế thưởng, động viên kịp thời đối với cán bộ, từ đó tạo động lực để cho cán bộ đạt chỉ tiêu kế hoạch cao và phát triền khách hàng tốt.

- Đào tạo và nâng cao công nghệ thông tin trong khai thác, quản lý và kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu, tăng cường công tác kiểm tra giám sát đột xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý RRTD theo quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng.

93

trình, quy định mà NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành.

- Rà soát đúng bản chất các khoản nợ theo thông tư 02 và 09 của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD, tích cực thu hồi nợ xấu.

3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT - CHI NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN

Từ thực trạng về hoạt động cho vay cũng như công tác kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Ngũ Hành Sơn và định hướng về hoạt động này của chi nhánh trong thời gian đến, luận văn xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

3.2.1. Hoàn thiện các biện pháp né tránh RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh nhân kinh doanh

a. Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng cá nhân kinh doanh

NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Ngũ Hành Sơn thực hiện chính sách xây dựng cơ cấu tín dụng và đa dạng danh mục tín dụng trong cho vay CNKD như là không tập trung cấp tín dụng vào một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực mà đa dạng hóa danh mục tín dụng là đầu tư tín dụng vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, từng nhóm khách hàng có liên quan với mức độ rủi ro khác nhau, mức sinh lời khác nhau. Xây dựng quan hệ lâu dài, bềnh vững với khách hàng, ưu tiên hướng vào thị trường là khối khách hàng CNKD. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi về phân phối sản phẩm nông nghiệp, đánh bắt hải sản và dịch vụ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng; kiểm soát, hạn chế nợ xấu phát sinh, xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý phù hợp với nền kinh tế.

Đa dạng hóa danh mục tín dụng là biện pháp mang tính chủ động cao nhằm phân tán RRTD, khi lĩnh vực kinh tế mà ngân hàng tập trung vốn nhiều vào đầu tư nếu gặp phải những biến động bất lợi thì thiệt hại của ngân hàng

94

đã đầu tư vào lĩnh vực đó sẽ rất lớn. Do đó, ngân hàng phòng ngừa RRTD bằng cách phân tán rủi ro là đa dạng hóa các danh mục tín dụng như:

- Chi nhánh luôn tránh cấp tín dụng quá lớn đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng CNKD có liên quan, luôn đảm bảo tỷ lệ vay nhất định trong tổng số nhu cầu vốn phục vụ SXKD của khách hàng.Đảm bảo quy trình kiểm tra, giám sát trong khi cho vay: Giúp cho CBTD cho vay đúng đối tượng, kiểm chứng được nhu cầu vay của cá nhân kinh doanh. Việc kiểm chứng này thực hiện thông qua kiểm tra chứng từ giải ngân…Bên cạnh đó, CBTD cần phải thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng, thực hiện việc định kỳ hạn trả nợ chính xác, phù hợp với chu kỳ sản xuất, dòng tiền của CNKD.Ngay cả những hồ sơ tín dụng đã được chấp nhận phê duyệt cũng không được phép lơ là, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào dẫn đến sự nghi ngờ, CBTD kiên quyết yêu cầu dừng giải ngân, thực hiện kiểm tra giám sát đối với các khoản tiền đã giải ngân trước đó, hoặc yếu cầu chấm dứt cho vay nếu xảy ra các dấu hiệu xấu.

- Đầu tư cho vay đối với khách hàng sản xuất nông nghiệp cùng với nhiều ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác hay đầu tư vào khách hàng SXKD nhiều loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tránh tập trung cho vay đối với SXKD một số loại sản phẩm đặc thù hoặc những sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất hay sản phẩm đã có mặt quá nhiều trên thị trường. Ví dụ các sản phẩm về vật liệu xây dựng, các sản phẩm tiêu dùng như chất tẩy rửa, rượu…là những sản phẩm kinh doanh không được ưu đải khi vay vốn tại Chi nhánh.

- Ngân hàng cho vay vốn CNKD để kinh doanh với mong muốn hộ CNKD hoạt động có hiệu quả và có đủ tiền chi trả những khoản vốn đã đi vay và lãi suất phát sinh. NHTM không bao giờ mong muốn cho vay để cuối cùng dùng TSĐB thanh lý để thu hồi vốn. Chính vì vậy, đánh giá về tính khả thi của

95

phương án kinh doanh của CNKD là việc hết sức quan trọng. Khi đánh giá phương án kinh doanh của CNKD phải chú ý đến khả năng sinh lợi, rủi ro tiềm ẩn... CBTD phải quan tâm, cập nhật kịp thời các quy định, chính sách mới của nhà nước về phát triển kinh tế CNKD như các ưu tiên về giao đất, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp... cũng như rủi ro tiềm ẩn của CNKD vay vốn.

b. Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn và tổ chức thực hiện sàng lọc khách hàng cá nhân kinh doanh

- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng phù hợp: xếp hạng tín dụng là cơ sở để kiểm soát RRTD nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu. Đồng thời cũng hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Nhìn chung thì hệ thống xếp hạng tín dụng hiện nay của chi nhánh là hiện đại và khắc phục được chủ quan trong chấm điểm các chỉ tiêu định lượng bằng cách đưa vào các chỉ tiêu phi báo cáo tài chính. Tuy nhiên, từ thực tế hiện nay về công tác cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh vẫn cho thấy những hạn chế cần phải hoàn thiện hơn nữa, cụ thể như sau:

+ Xây dựng hệ thống thông tin kiểm soát RRTD đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên để phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. Cần thiết lập kênh trao đổi thông tin giữa các ngân hàng trên cơ sở cạnh tranh nhưng hợp tác nhằm đạt mục tiêu chung là ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Sử dụng tiến bộ công nghệ tin học trong quản trị thông tin là một trong những yếu tố then chốt để phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng.

+ Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng, thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý.

96

+ Ngoài ra, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc cho điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Nhóm các chỉ tiêu ngân hàng thường xem xét là: tình hình phát sinh nợ quá hạn, số lần khách hàng gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số lần chậm trả lãi vay, mức độ hoạt động của tài khoản tiền gửi.

- Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng: thẩm định hồ sơ vay vốn là công tác sàng lọc khách hàng quan trọng nhất, qua đó, lựa chọn được những khách hàng cá nhân có đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, xứng đáng để cho vay và từ chối những khách hàng không đáng được cho vay nhằm tránh sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Nhìn chung công tác thẩm định tín dụng trong cho vay CNKD hiện nay của chi nhánh vẫn cho thấy những hạn chế cần phải hoàn thiện hơn nữa về quy trình lẫn nội dung thẩm định, cụ thể như sau:

+ Thẩm định không chỉ dừng lại khi quyết định cho vay, quá trình kiểm tra sau khi giải ngân và sau khi dự án đi vào sử dụng cũng cần được chú trọng. Cán bộ tín dụng cần thường xuyên tiến hành kiểm tra hoạt động của dự án, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư, quá trình SXKD, tình hình sử dụng bảo quản tài sản thế chấp. Đồng thời cán bộ thẩm định có thể định kỳ phân tích tình hình báo cáo tài chính dự án bởi nhiều khách hàng vay vốn nhưng sử dụng sai mục đích hoặc sử dụng không hiệu quả… thông qua công tác này, ngân hàng sẽ kiểm soát được mục đích sử dụng tài khoản vay và hiệu quả của khoản vay để từ đó có những biện pháp xử lý nhanh chóng và thích hợp.

+ Thẩm định cần đúng theo quy trình, quy định tuy nhiên cần có sự mềm dẻo, linh hoạt. Sẽ rất khó để có một chuẩn nào trong công tác thẩm định, bởi mỗi phương án vay vốn sẽ có những đặc trưng khác nhau, do vậy không thể áp đặt các trường hợp thẩm định cần theo một mẫu chung. Ngoài ra, nếu các khoản vay có mức độ rủi ro cao có thể tăng lãi suất, tăng mức phí, tăng trích lập dự phòng rủi ro, điều quan trọng là cần phải có những biện pháp để

97

nhận diện rủi ro và đưa ra biện pháp kiểm soát rủi ro mà thôi.

+ Trong quá trình thẩm định phương diện thị trường, cán bộ thẩm định cần nghiên cứu kĩ lưỡng về cung – cầu của sản phẩm trên thị trường, so sánh sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)