Hoàn thiện các biện pháp ngăn ngừa RRTD trong cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn (Trang 108 - 113)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.2.2. Hoàn thiện các biện pháp ngăn ngừa RRTD trong cho vay cá nhân

nhân kinh doanh

a. Hoàn thiện công tác đảm bảo tiền vay

- Hoàn thiện công tác thu thập thông tin để định giá tài sản đảm bảo: Giá của tài sản đảm bảo cần phải được định giá chính xác, sát với giá trên thị trường. Để công tác định giá chính xác, đáng tin cậy trước hết cần có căn cứ định giá chính xác.

- Thành lập tổ định giá chuyên trách thực thuộc Giám đốc chi nhánh: Việc thành lập tổ định giá chuyên trách sẽ giúp cho Chi nhánh định giá tài sản đảm bảo được tốt hơn, cụ thể:

+ Giá tài sản sẽ thống nhất trong toàn Chi nhánh do chỉ sử dụng một nguồn thông tin và cán bộ định là chỉ nằm trong một tổ duy nhất.

+ Công tác định giá sẽ được nhanh chóng, không phải mất thời gian thu thập thông tin về giá giao dịch mua bán của tài sản đảm bảo cần định giá do các tài sản cùng loại có thể sử dụng cùng một nguồn thông tin.

+ Tạo ra sự độc lập trong công tác định giá tài sản đảm bảo với công tác thẩm định, phân tích tín dụng, tránh được tình trạng cho vay trên cơ sở giá trị tài sản đảm bảo chứ không căn cứ vào nhu cầu vốn thực tế của khách hàng vay vốn, phòng ngừa các trường hợp khách hàng vay vốn được vay vượt nhu

99

cầu thực tế, đồng thời khách hàng cũng có thể lập hồ sơ chứng từ vay vốn giả để rút vốn vay ngân hàng nhằm sử dụng sai mục đích và đây là một trong những nguyên nhân gây ra RRTD trong cho vay CNKD.

- Thực hiện định giá lại tài sản kịp thời khi tài sản đảm bảo giảm giá: Để đảm bảo giá của tài sản đảm bảo không thấp hơn so với giá trị thị trường tại mọi thời điểm, đảm bảo cho các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng của Chi nhánh đem lại hiệu quả cao hơn, Chi nhánh cần phải tổ chức định giá lại tài sản đảm bảo khi tài sản đảm bảo giảm giá chứ không phải định giá tài sản đảm bảo theo định kỳ 12 tháng/ lần.

Hiện nay, giá bất động sản trên thị trường luôn biến động, do vậy nếu không định giá lại tài sản đảm bảo kịp thời, dư nợ vay có tài sản đảm bảo tại chi nhánh không có giá trị thực tế. Chi nhánh cần phải tổ chức định giá lại kịp thời, đồng thời rà soát lại toàn bộ giá của tài sản đảm bảo là bất động sản hiện đang thế chấp tại chi nhánh.

- Tăng cường kiểm tra tài sản đảm bảo là động sản: Phần lớn tài sản đảm bảo là động sản (máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải...) dễ hư hỏng, mất mát trong quá trình bảo quản và sử dụng. Thậm chí khách hàng vay vốn đã có cam kết thế chấp tài sản cho ngân hàng nhưng vẫn đem tài sản thế chấp đi bán cho các đối tác mà ngân hàng không biết vì đối với máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất không được đăng ký sở hữu tại các cơ quan quản lý nhà nước nên việc bán tài sản thường không có trở ngại gì. Để hạn chế việc mất mát, hư hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau, Chi nhánh cần phải yêu cầu cán bộ quan hệ khách hàng phải thực hiện kiểm tra định kỳ hàng quý 1 lần hoặc khi có dấu hiệu rủi ro chứ không phải 12 tháng 1 lần như hiện đang thực hiện. Việc tăng cường tần suất kiểm tra tài sản đảm bảo, Chi nhánh có thể phát hiện kịp thời các trường hợp hư hỏng, mất mát tài sản, định giá lại tài sản hư hỏng, xuất toán giá trị tài sản đảm bảo bị mất mát

100

kịp thời đồng thời thu nợ trước hạn tương ứng với phần giá trị tài sản đảm bảo giảm nếu khách hàng vay vốn không thể bổ sung tài sản khác thay thế. Có như thế tài sản đảm bảo mới phát huy được vai trò phòng ngừa RRTD và là nguồn thu nợ thứ hai thiết thực cho Chi nhánh.

b. Hoàn thiện quy định về vốn tự có của khách hàng cá nhân

Hiện nay việc thẩm định kế hoạch kinh doanh và bắt buộc phải có vốn tự có của CNKD đã được chi nhánh chú ý, tuy nhiên công tác thẩm định còn chủ quan và mang tính cảm tín nên công tác đánh giá còn thiếu chính xác và cần các giải pháp hoàn thiện hơn. Vốn tự có không cần lớn nhưng rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh của khách hàng cá nhân vay kinh doanh. Nó đảm bảo cho quá trình SXKD đươc tiến hành thường xuyên liên tục. Tương ứng với một quy mô kinh doanh phải có lượng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu nhất định nằm trong giai đoạn luân chuyển như tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, và nợ phải thu từ khách hàng, những tài sản đó được hình thành từ vốn tự có. Nói chung vốn tự có tạo ra mức độ an toàn cho khách hàng trong kinh doanh, làm cho tình trạng báo cáo tài chính của khách hàng được đảm bảo vững chắc hơn. Do vậy NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Ngũ Hành Sơn yêu cầu khách hàng cá nhân vay kinh doanh phải có vốn tự có từ 20% trở lên trong kế hoạch kinh doanh hoặc trình bày đối với ngân hàng.

c. Hoàn thiện công tác tổ chức cho vay

Kiểm tra xác minh số liệu, thông tin khách hàng cung cấp:

RRTD xảy ra nguyên nhân chính là do CBTD thực hiện sơ sài hoặc bỏ qua các quy tắc về thẩm định và xác minh các thông tin của khách hàng, khi thực hiện kiểm tra điều kiện vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý, tình hình thực hiện phương án, dự án, khả năng báo cáo tài chính, nhu cầu vay, phân tích và thẩm định chính xác mức độ rủi ro của CNKD, xác định đúng giá

101

trị tài sản bảo đảm và quan trọng nhất là tính hiệu quả của dự án, phương án SXKD của khách hàng có khả thi hay không để cân nhắc quyết định cho vay và bảo đảm thu hồi nợ cho ngân hàng.

Thông qua việc đánh giá khách hàng bằng các phân tích định lượng bằng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng CNKD, cùng với việc phân tích định tính về điều kiện kinh tế, quan hệ với ngân hàng, các đánh giá cảm quan của CBTD về CNKD… từ đó sẽ có cái nhìn tổng quát về những rủi ro tiềm ẩn, nhu cầu vay vốn và khả năng chi trả thực sự của CNKD để có thể cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận khi quyết định cho vay.

Ngay cả những hồ sơ tín dụng đã được chấp nhận phê duyệt cũng không được phép lơ là, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào dẫn đến sự nghi ngờ, CBTD kiên quyết yêu cầu dừng giải ngân, thực hiện kiểm tra giám sát đối với khoản tiền đã giải ngân trước đó, hoặc yêu cầu chấm dứt cho vay nếu xảy ra dấu hiệu xấu.

- Đảm bảo quy trình giám sát, kiểm tra sau khi cho vay: Quá trình giám sát nhằm theo dõi, nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi diến biến của quá trình sử dụng tiền vay và tình hình SXKD của CNKD để phát hiện kịp thời nhữn phát sinh rủi ro. Sau khi giải ngân CBTD cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả hay không, kiểm tra lại thực tế tài sản sau khi vay nhằm ngăn ngừa các hành vi lừa đảo dựa trên TSBĐ, xem xét CNKD có hoàn trả gốc, lãi đúng hạn hay không, đồng thời thực hiện đầy đủ các biên pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ và đúng hạn cam kết. Đây là bước công việc đặc biệt quan trọng sau khi cho vay, nếu bỏ sót và xem nhẹ giai đoạn này thì khả năng xảy ra RRTD rất cao.

Trong trường hợp có sự thay đổi về nhân sự trong việc chuyển giao hồ sơ từ CBTD này sang CBTD khác, cần phải có sự quy định rõ ràng về trách nhiệm của người bàn giao và người nhận bàn giao, nội dụng bàn giao. Có thể

102

lập sổ theo dõi về các lần về các lần phát tiền vay, thu nợ, biến động TSBĐ, tình hình hoạt động kinh doanh… để CBTD nhận bàn giao nắm bắt được nhanh chóng tình hình của CNKD, đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ.

Thẩm định PAKD/DAĐT:

Trong nội dung thẩm định cần yêu cầu cán bộ tín dụng so sánh đối chiếu các chỉ tiêu xây dựng kế hoạch mới của khách hàng với số liệu đã thực hiện các năm trước đó (nếu có), ngoài ra còn phải so sánh đối với các PAKD/DAĐT tương đương cùng với việc đưa ra giá cả, định mức kinh tế kỹ thuật… hiện tại trên thị trường để tiện đối chiếu.

Phân tích rủi ro:

Cần đưa nội dung phân tích rủi ro như là một nội dung bắt buộc trong báo cáo thẩm định. Nội dung phân tích rủi ro cần nêu và nhận định các trường hợp rủi ro cụ thể có thể xảy ra và mức độ ảnh hưởng, trường hợp rủi ro nào đã có biện pháp ngăn ngừa, trường hợp nào chưa có để trên cơ sở đó người có trách nhiệm phê duyệt có căn cứ đưa ra quyết định.

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra sau

Để tránh xảy ra tình trạng kiểm tra sau chỉ mang tính hình thức, đối phó, chi nhánh cần yêu cầu và kiểm tra việc thực hiện đối với CBTD các nội dung kiểm tra cụ thể qua mẫu kiểm tra với các nội dung mang tính bắt buộc như:

- Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ: hợp đồng mua vật tư hàng hóa, phiếu chi tiền mặt, chuyển khoản, hóa đơn, phiếu nhập kho đối chiếu công nợ, chứng từ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng. Yêu cầu photocopy kẹp vào biên bản kiểm tra hoặc kê lên danh sách chi tiết (nhưng phải ghi cụ thể số xeri, ngày lập, đơn vị cung cấp). Ngoài ra còn phải kiểm tra sổ sách theo dõi hạch toán, sổ quỹ của CNKD (có thể chọn mẫu điển hình đối với các khoản lớn).

103

- Kiểm tra tại hiện trường: thị sát tiến độ thực hiện, công trường thi công, quá trình giao nhận vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị,.., mang tính thường xuyên và sát sao hơn.

Công tác kiểm tra sau tại chi nhánh cần phải được đặc biệt chú trọng hơn nữa, nhất là trong tình hình hiện nay khi mà nhiều khách hàng cá nhân vay kinh doanh sử dụng vốn vay không đúng mục đích lâm vào cảnh khó khăn, mất khả năng thanh toán, thua lỗ, phá sản bởi đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, mua USD, dùng vốn vay ngắn hạn đầu tư dự án trung dài hạn, không đưa dòng tiền vào sản xuất, kinh doanh chính…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ngũ hành sơn (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)