6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong Cho vay cá nhân kinh
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong Cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại kinh doanh của ngân hàng thương mại
a. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong Cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại
Kiểm soát rủi ro đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Công tác quản trị rủi ro có đạt được mục tiêu như mong muốn hay không phụ thuộc hiệu quả sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro hiệu quả giúp cho ngân hàng ngăn ngừa được khả năng xảy ra rủi ro, giảm thiểu mức độ tổn thất xảy ra. Theo cách tiếp cận quản trị rủi ro, kiểm soát rủi ro nói chung được hiểu là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và (hoặc) mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích.
Do vậy, kiểm soát RRTD trong cho vay của ngân hàng cũng được hiểu là việc ngân hàng sử dụng những kỹ thuật (phương pháp), những công cụ (phương tiện), những chiến lược (cách thức thực hiện) và những quá trình nhằm biến đổi RRTD thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và (hoặc) mức độ của rủi ro tín dụng và tổn thất hoặc lợi ích.
Như vậy kiểm soát RRTD trong Cho vay cá nhân kinh doanh là việc ngân hàng sử dụng những cách thức, phương pháp, biện pháp và những quá trình nhằm chủ động điều khiển, biến đổi rủi ro RRTD Cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thông qua việc kiểm soát tần suất, mức độ rủi ro nhằm
23
đạt mục tiêu mà ngân hàng đặc ra. Những cách thức được sử dụng là né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, chuyển giao RRTD trong cho vay.
b. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong Cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại
+ Khoản vay thường có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn.
So với các khoản vay của các doanh nghiệp thì các khoản vay của khách hàng cá nhân vay kinh doanh thường có giá trị nhỏ hơn rất nhiều lần, tuy nhiên, số lượng khách hàng thường rất lớn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soát RRTD bới số lượng các khoản vay phát sinh nhiều và khối lượng công việc cần phải xử lý lớn. Do đó, cần có phương thức tổ chức kiểm soát RRTD phù hợp, nếu không, hiệu quả của công tác kiểm soát RRTD sẽ không đạt được như mong muốn.
+ Các khoản cho vay có độ rủi ro cao.
Khách hàng cá nhân vay kinh doanh có một số đặc điểm như: - Quy mô hoạt động SXKD và tiềm lực tài chính nhỏ
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phong phú
- Nguồn lực vật chất (vốn, tài nguyên, đất đai, công nghệ) hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, trình độ công nghệ lạc hậu, nhà xưởng, trụ sở giao dịch nhỏ
- Năng lực quản trị điều hành, chiến lược SXKD, năng lực cạnh tranh hạn chế
- Hoạt động kinh doanh thường bị động, phụ thuộc vào biến động của môi trường kinh doanh.
Với những đặc điểm hoạt động kinh doanh nêu trên, rủi ro và thất bại của khách hàng vay vốn kinh doanh là khá lớn. Nguyên nhân là do thiếu trình độ và kinh nghiệm quản lý, chất lượng kế toán và báo cáo khác kém, có vấn đề về quản lý tài chính và thanh khoản, thiếu tư vấn của các chuyên gia và
24
quá tín nhiệm vào việc dùng khoản vay. Tuy nhiên, đứng trên giác độ người cho vay, NH thường đối mặt với các RRTD khi cho cá nhân vay vốn kinh doanh hạn như sau:
- Rủi ro liên quan đến người đứng đầu: do đặc thù về tổ chức quản lý, SXKD của khách hàng vay cá nhân kinh doanh nên khi người quan trọng bị chết, mất năng lực pháp lý do tai nạn, ốm đau thì hoạt động SXKD của họ trở nên đáng ngại và dòng tiền dùng để trả nợ theo nguyên tắc thứ nhất sẽ trở nên khó khả thi. Rủi ro này là khá cao đối với khách hàng vay vốn mà hoạt động của họ có một người vận hành, nhưng cũng trầm trọng hơn với khách hàng có quy mô lớn hơn tùy thuộc vào sự liên quan của ông chủ với những người khác trong quá trình vận hành kinh doanh.
- Rủi ro thiếu vốn: nguyên nhân là do giới hạn nguồn tài chính của khách hàng. Hơn nữa, khách hàng cá nhân vay kinh doanh muốn tiết kiệm thuế nên họ muốn đi vay hơn là sử dụng vốn tự có (lãi vay NH được khấu trừ thuế). Ngoài ra, khách hàng cũng ưa thích tài trợ hoạt động SXKD bằng vốn vay hơn là vốn chủ, lợi nhuận đạt được rút ra, không để lại tái đầu tư. Vì vậy, hoạt động SXKD của khách hàng luôn trong tình trạng thiếu vốn, nợ vay thường lớn và thường xuyên bị đặt vào tình trạng rủi ro tài chính rất cao.
- Rủi ro thiếu hồ sơ theo dõi: Khi cho vay, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng cung cấp lịch sử kinh doanh để dự báo dòng tiền trong hoạt động kinh doanh, thời gian và khả năng trả nợ trong tương lai và đây là bằng chứng quan trọng để tin rằng khách hàng có thể trả nợ. Tuy nhiên, khách hàng cá nhân vay kinh doanh có thể kinh doanh lần đầu, mua lại hoạt động kinh doanh đã có ở thị trường khác nên ngân hàng không thể phân tích tình hình tài chính của họ với số liệu nhiều năm mà chủ yếu ngân hàng phân tích dòng tiền từ dự án kinh doanh.
25
thường không chuẩn bị, hoặc thiếu báo cáo tài chính bởi để tiết kiệm chi phí, khách hàng không có nhân viên kế toán, người chủ kinh doanh là người chuẩn bị báo cáo tài chính nên thông tin ưu tiên liệt kê các công việc cần làm, nếu có, họ thuê kế toán bên ngoài để chuẩn bị báo cáo tài chính. Do đó, báo cáo tài chính thường chuẩn bị chậm trể hoặc chuẩn bị chủ yếu phục vụ về thuế (tối thiểu hóa thuế hơn là tối đa lợi nhuận nên số liệu bị sai lệch so với thực tế), ngoài ra, hoặc được lập theo hướng tích cực, rất khác so với thực tế.
Với đặc điểm RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh khá cao, cùng số lượng khách hàng lớn, có quy mô vốn vay nhỏ, với tần suất cao hơn và các giao dịch có giá trị thấp hơn sẽ tăng thêm mức độ phức tạp trong công tác kiểm soát RRTD trong cho vay đối với đối tượng này. Đó là làm thế nào để giải quyết được hai vấn đề chính là kết quả đạt được và chí phí thực hiện công tác kiểm RRTD.