6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan
- Thông tin doanh nghiệp vay vốn: Bất cứ một lĩnh vực SXKD nào, thông tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đối với lĩnh vực tín dụng, thông tin luôn là yếu tố đầu tiên, cơ bản. Ngay từ khi tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn, ngân hàng phải cập nhật những thông tin về khách hàng như năng lực pháp lý, uy tín tính cách, năng lực tài chính…Sau đó là các thông tin về dự án, thông tin về thị trường và tiêu thụ sản phẩm… Những thông tin này không chỉ đòi hỏi tính chính xác mà còn nhanh chóng kịp thời để giúp ngân hàng sàn lọc khách hàng, đưa ra quyết định cho vay hay không và cho vay như thế nào. Đó là theo dõi, kiểm soát khoản vay với mục đích đảm bảo an
39
toàn và hiệu quả đối với khoản tín dụng. Do đó, có thể nói, thông tin là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh. Nếu ngân hàng có đầy đủ thông tin và thông tin được cung cấp kịp thời về khách hàng vay vốn, công tác nhận diện đánh giá RRTD sẽ được toàn diện và chính xác thì ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát RRTD kịp thời giúp ngăn ngừa, giảm thiểu tổn thất do RRTD gây ra.
- Môi trường kinh tế: Nếu như môi trường kinh tế biến động theo hướng xấu đi, SXKD bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm sút, vốn tín dụng đã giải ngân sẽ khó có thể được sử dụng hiệu quả hay không đảm bảo thanh toán đúng hạn cho ngân hàng. Như vậy, hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân sẽ suy giảm về quy mô, việc sàn lọc khách hàng và áp dụng các biện pháp kiểm soát RRTD sẽ trở nên khó khăn và kém hiệu quả. Ngược lại, nếu nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định, lạm phát chấp nhận được, SXKD tiến triển tốt đẹp mang lại hiệu quả kinh tế cho mọi chủ thể, nhiều khách hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ đều đặn, đúng hạn, việc sàn lọc khách hàng và áp dụng các biện pháp kiểm soát RRTD sẽ trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Điều này phản ánh rõ ràng ở chất lượng các khoản cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng sẽ tốt hơn.
- Môi trường pháp lý: Một môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ và chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tiến hành xét duyệt cho vay theo một quy chuẩn, đồng thời, đảm bảo phía đối tác nghiêm chỉnh chấp hành một cách triệt để, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện đầy đủ nhất và tốt nhất các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh, từ đó, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát RRTD. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở và tồn tại nhiều bất cập sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau, trục lợi ngân hàng. Không những thế, môi trường pháp lý không chặt chẽ, thiếu đồng bộ sẽ khiến các nhà đầu tư trung thực và có tiềm năng e dè, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển SXKD làm
40
hạn chế khả năng tăng trưởng các khoản cho vay có chất lượng của ngân hàng, đồng thời, ngân hàng không có điều kiện để thực hiện đầy đủ nhất và tốt nhất các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh, từ đó, chất lượng công tác kiểm soát RRTD sẽ giảm đáng kể.
41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ những nội dung đã trình bày ở chương 1, luận văn đã tổng hợp lý luận cho việc nghiên cứu đề tài với một số nội dung cơ bản sau:
Trước tiên, luận văn đã đề cập đến lý luận cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, trong đó đã khái quát được khái niệm, đặc điểm của kiểm soát rủi ro tín dụng. Chúng ta có thể thấy rằng rủi ro tín dụng có tác động rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó không chỉ gây ra sự biến động lớn trong lợi nhuận mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phá sản của ngân hàng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức mạnh của nền kinh tế. Tiếp theo, luận văn trình bày một số nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh, đồng thời đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá, đo lường kết quả kiểm soát RRTD cũng như tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát RRTD của NHTM. Trên cơ sở lý thuyết đó, chương 2 sẽ đi vào phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay Cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh quận Ngũ Hành Sơn, những thành công và hạn chế nhằm tiền ra các giải pháp cho vấn đề kiểm soát RRTD và làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.
42
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM -