Thực hiện phân tích nhân tố cho biến độc lập

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố tạo động lực lao động cho nhân viên tại tổng công ty CP đầu tư DHC (Trang 80 - 85)

Sau khi đã loại một số biến trong phần đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, 33 biến quan sát còn lại được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Nhiệm vụ của EFA nhằm khám phá cấu trúc của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực lao động thông qua nhóm 10 yếu tố trong mô hình Kovach.

tố ảnh hưởng đến động lực lao động theo phương pháp trích Pincipal Components với phép xoay varimax, tác giả thu được kết quả

KMO = 0,822 (>0,5), điều này thể hiện phương pháp phân tích nhân tố áp dụng là phù hợp. Đồng thời thống kê Chi - Square của kiểm định Barlett đạt giá trị 5086,236 với mức ý nghĩa sig = 0,000 (<0,05), nên ở độ tin cậy 95% các biến quan sát có sự tương quan với nhau trong tổng thể. Và có thể kết luận EFA là phù hợp.

Bảng 4.7. Đo lường độ xác thực của dữ liệu nghiên cứu KMO các biến độc lập

Đo lường độ xác thực của dữ liệu trong mẫu nghiên cứu (KMO) 0,822

Kiểm định Barlett’s Giá trị Chi – Square 5086,236

Bậc tự do (df) 528

Mức ý nghĩa (sig) 0,000

Phân tích phương sai trích theo bảng bên dưới cho thấy phương sai trích đạt 64,501%, giá trị này khá cao, như vậy 64,501% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 8 nhân tố (sau khi nhóm gộp), các thang đo được rút ra và được chấp nhận. Điểm dừng khi trích các yếu tố tại yếu tố thứ 8 (sau nhóm gộp) với eigenvalue = 1,183.

Bảng 4.8. Bảng trích Tổng phương sai trích sau khi loại bỏ các biến

Thành phần

Giá trị riêng Tổng bình phương tải nhân tố trích được

Tổng bình phương tải nhân tố trích được sau

khi xoay Tổng % phương sai % phương sai tích lũy Tổng % phương sai % phương sai tích lũy Tổng % phương sai % phương sai tích lũy 1 5.695 17.257 17.257 5.695 17.257 17.257 4.619 13.996 13.996 2 4.992 15.127 32.384 4.992 15.127 32.384 2.921 8.850 22.846 3 3.445 10.440 42.824 3.445 10.440 42.824 2.816 8.532 31.378 4 1.779 5.390 48.213 1.779 5.390 48.213 2.303 6.978 38.356 5 1.572 4.763 52.977 1.572 4.763 52.977 2.237 6.779 45.135 6 1.411 4.275 57.252 1.411 4.275 57.252 2.181 6.608 51.743 7 1.209 3.665 60.916 1.209 3.665 60.916 2.157 6.538 58.281 8 1.183 3.585 64.501 1.183 3.585 64.501 2.053 6.220 64.501 … … … … 32 0,202 0,611 100,000

Phương pháp phân tích: Phân tích nhân tố chính (Principal Component Analysia)

Với phép xoay Varimax được trình bày tại phụ lục 5, ta thấy tất cả các biến quan sát có hệ số truyền tải đều lớn hơn 0,5. Kết quả cho thấy không có biến nào bị loại. Các biến được trích thành 8 nhóm yếu tố như sau:

Yếu tố 1 gồm 8 biến quan sát: CN1, CN2, GB1, GB2, GB3, OD1, OD2, TT1. Yếu tố này được đặt tên “Được công nhận và gắn bó ổn định”, ký hiệu là CNGBOD

CN1 Cấp trên đánh giá đúng năng lực của Anh/chị

CN2 Mọi người ghi nhận đóng góp của anh/chị vào sự phát triển của Công ty GB1 Trong Công ty anh/chị luôn được cấp trên tôn trọng

GB2 Cấp trên hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan đến công việc của Anh/chị GB3 Cấp trên bảo vệ quyền lợi hợp lý của Anh/chị

OD1 Anh/chị không cảm thấy lo lắng về nguy cơ mất việc OD2 Công ty hoạt động ổn định và kinh doanh hiệu quả

TT1 Công ty có chính sách đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên

Yếu tố 2 gồm 5 biến quan sát: CV1, CV2, CV3, CV4, CV5. Yếu tố này được đặt tên “Công việc thú vị”, ký hiệu là CVTV

CV1 Công việc phù hợp với năng lực, tính cách của bản thân CV2 Công việc có nhiều thách thức

CV3 Anh/chị được khuyến khích để phát triển công việc theo hướng chuyên nghiệp

CV4 Anh/chị cảm thấy công việc thú vị CV5 Sự phân chia công việc là hợp lý

Yếu tố 3 gồm 4 biến quan sát: LC1, LC3, LC4, LC5. Yếu tố này được đặt tên “Lương cao”, ký hiệu là LC

LC1 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc

LC3 Tiền lương ngang bằng với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực LC4 Trả lương công bằng giữa các nhân viên

LC5 Tiền lương phù hợp với năng lực của anh/chị

Yếu tố 4 gồm 4 biến quan sát: XL1, XL2, XL3, GD2. Yếu tố này được đặt tên “Kỷ luật khéo léo và hỗ trợ khi cần”, ký hiệu là KLHT

XL1 Cấp trên xử lý kỷ luật một cách tế nhị

XL2 Cấp trên không làm cho nhân viên cảm thấy xấu hổ mà phải tự biết lỗi sai của mình

XL3 Cấp trên luôn góp ý tích cực cho nhân viên

Yếu tố 5 gồm 3 biến quan sát: TT2, TT3, TT4. Yếu tố này được đặt tên “Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp”. ký hiệu là TTPT.

TT2 Công ty cho anh/chị nhiều cơ hội phát triển cá nhân TT3 Công ty luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực

TT4 Mọi nhân viên trong Công ty có cơ hội học tập và thăng tiến công bằng

Yếu tố 6 gồm 3 biến quan sát: DK1, DK2, DK3. Yếu tố này được đặt tên “Điều kiện làm việc”, ký hiệu là DKLV.

DK1 Nơi làm việc đảm bảo sự an toàn thoải mái

DK2 Được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho công việc DK3 Thời gian làm việc phù hợp

Yếu tố 7 gồm 3 biến quan sát: TC1, TC2, TC3. Yếu tố này được đặt tên “Sự tự chủ trong công việc”, ký hiệu là TCCV

TC1 Anh/chị được giao quyền hạn phù hợp tương ứng với trách nhiệm trong công việc

TC2 Anh/chị được tự chủ trong công việc, tự kiểm soát & chịu trách nhiệm với công việc

TC3 Công ty thường khuyến khích Anh/chị tạo ra sự thay đổi, cải tiến

Yếu tố 8 gồm 3 biến quan sát: GD1, GD3, GD4. Yếu tố này được đặt tên “Cấp trên ”, ký hiệu là CT.

GD1 Cấp trên thân thiện, dễ tiếp cận

GD3 Bất cứ vấn đề gì anh/chị cũng có thể thảo luận được với cấp trên của mình GD4 Anh/chị được cấp trên quan tâm kèm cặp, đào tạo về nghiệp vụ và chỉ

bảo đúng lúc

Với phương sai trích 64,501% cho biết 8 nhân tố này giải thích được 64,501% độ biến thiên của dữ liệu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố tạo động lực lao động cho nhân viên tại tổng công ty CP đầu tư DHC (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)