Bảng 4.9. Đo lường độ xác thực của dữ liệu nghiên cứu KMO biến phụ thuộc
Đo lường độ xác thực của dữ liệu trong mẫu nghiên cứu (KMO) 0,726
Kiểm định Barlett’s Giá trị Chi – Square 421,770
Bậc tự do (df) 3
Mức ý nghĩa (sig) 0,000
Thực hiện phân tích EFA cho tổng thể 5 biến của thang đo “Động lực lao động chung”, với hệ số KMO = 0,726 và Sig. = 0,000. Điều đó khẳng định giá trị KMO đảm bảo tính thích hợp của việc phân tích nhân tố khám phá và mức độ ý nghĩa của dữ liệu đưa vào thực hiện phân tích nhân tố. Thống kê Chi- Square của kiểm định Bartlett đạt giá trị 421,770 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05. Như vậy, các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.
Phương sai trích được đạt 75,864%. Do đó EFA là phù hợp, đảm bảo đạt yêu cầu cho các phân tích tiếp theo. Như vậy, Động lực lao động gồm 3 biến là: DL1, DL2, DL3. Ký hiệu là DONGLUC
DL1 Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại DL2 Anh/chị thấy được động viên trong công việc
DL3 Tâm trạng làm việc của anh/chị luôn đạt ở mức độ tốt, vui vẻ lạc quan Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, không có biến nào bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu, các biến quan sát được tổng hợp thành 8 nhóm và mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh lại như sau:
Hình 4.1. Mô hình hiệu chỉnh đối với động lực lao động tại Tổng Công ty CP Đầu tư DHC
Sau khi mô hình được hiệu chỉnh thì các giả thuyết tương ứng cũng được hiệu chỉnh lại cho phù hợp như sau:
Giả thuyết H1’: Được công nhận và gắn bó ổn định được đánh giá với tác động cao hoặc thấp cùng chiều với động lực lao động của nhân viên.
Biến kiểm soát:
+ Độ tuổi + Giới tính + Tình trạng hôn nhân + Trình độ học vấn H1’ ’ H2’ H3’ H8’ H4’ H5’ H6’ H7’ Động lực lao động (1) Được công nhận và gắn bó ổn định (2) Công việc thú vị (3) Lương cao (8) Cấp trên
(4) Kỷ luật khéo léo và hỗ trợ khi cần
(5) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
(6) Điều kiện làm việc tốt
Giả thuyết H2’: Công việc thú vị được đánh giá với tác động cao hoặc thấp cùng chiều với động lực lao động của nhân viên.
Giả thuyết H3’: Lương cao được đánh giá với tác động cao hoặc thấp cùng chiều với động lực lao động của nhân viên.
Giả thuyết H4’: Kỷ luật khéo léo và hỗ trợ khi cần được đánh giá với tác động cao hoặc thấp cùng chiều với động lực lao động của nhân viên.
Giả thuyết H5’: Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp được đánh giá với tác động cao hoặc thấp cùng chiều với động lực lao động của nhân viên.
Giả thuyết H6’: Điều kiện làm việc tốt được đánh giá với tác động cao hoặc thấp cùng chiều với động lực lao động của nhân viên.
Giả thuyết H7’: Sự tự chủ trong công việc được đánh giá với tác động cao hoặc thấp cùng chiều với động lực lao động của nhân viên.
Giả thuyết H8’: Cấp trên được đánh giá với tác động cao hoặc thấp cùng chiều với động lực lao động của nhân viên.