HÀM Ý GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố tạo động lực lao động cho nhân viên tại tổng công ty CP đầu tư DHC (Trang 104 - 106)

Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tạo động lực lao động cho nhân viên tại Tổng Công ty CP Đầu tư DHC như sau:

 Hàm ý giải pháp đối với yếu tố Được công nhận và gắn bó ổn định

- Xây dựng các tiêu chí, sử dụng KPI (Key Performance Indicator – Chỉ số đánh giá công việc) để đánh giá vai trò năng lực của nhân viên cấp quản lý trung gian theo từng quý, từng năm. Chính điều này hướng họ vào mối quan hệ tương tác hiệu hơn với nhân viên cấp dưới và lãnh đạo cấp trên.

- Xây dựng các dịch vụ bổ trợ, phục vụ cuộc sống, động viên tinh thần cho nhân viên, khuyến khích họ làm việc hăng say, yên tâm công tác và gắn bó với công ty.

tôn trọng giá trị trong công việc mà họ tạo ra. Sự tôn trọng tạo ra sự tin tưởng, niềm tin lại rút ngắn khoảng cách trong công việc.

 Hàm ý giải pháp đối với yếu tố Sự thăng tiến và phát triển nghề

nghiệp

- Tổ chức các chương trình, khóa học, đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý, cũng như cử Cán bộ nhân viên đi học, đi đào tạo sẽ tạo cho người lao động thấy được mối quan tâm của công ty đối với họ. Đồng thời, khơi gợi trong cách suy nghĩ của nhân viên về việc khai phá giá trị bản thân để tỏa sáng. Cách định hướng này giúp cho nhân viên nỗ lực nhiều hơn nữa để phát triển nghề nghiệp và thăng tiến tốt hơn trong công việc, trước hết là cho sự thịnh vượng chung của Công ty và sau đó là giá trị cá nhân.

- Xây dựng các chính sách đào tạo và thăng tiến rõ ràng, cụ thể đối với từng bộ phận, phòng ban. Với những nấc thang tiêu chí rõ ràng và khả thi, mỗi nhân viên có chí tiến thủ luôn mong muốn phấn đấu cao hơn nữa để giành lấy địa vị xã hội, thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Điều này sẽ góp phần kích thích, tăng động lực lao động của họ.

- Mở rộng các mô hình hoạt động tạo điều kiện cho Cán bộ công nhân viên thăng tiến, phát triển nghề nghiệp. Bởi cơ hội thăng tiến còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và sự phù hợp trong cương vị nơi mà người lao động thể hiện được hết các tố chất vốn có.

 Hàm ý giải pháp đối với yếu tố Cấp trên

- Xây dựng bầu không khí tập thể hòa thuận, bình đẳng, mối quan hệ cấp trên gần gũi với cấp dưới, thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn của họ để làm cho hoạt động của công ty tốt hơn.

- Các cấp quản lý cần phải có kỹ năng lắng nghe, tiếp thu những vấn đề mà cấp dưới trao đổi, tạo cho họ cơ hội để nói ra những chính kiến của mình. Khi có những vấn đề xảy ra trong công việc, người lãnh đạo nên đặt mình vào

hoàn cảnh cụ thể, để từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích, kịp thời. Điều này tạo ra sự tương tác cùng pha giữa hai bên và hiệu quả cũng như động lực lao động của nhân viên tăng lên.

Ngoài ra, có thể lắng nghe, thông cảm và ứng xử phù hợp bằng cách chia nhân viên làm 4 nhóm tương ứng dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của họ.

 Nhóm 1: nhóm thiếu kỹ năng, kinh kiệm và chưa có ý thức học hỏi.

 Nhóm 2: nhóm kỹ năng chưa tốt, ít kinh nghiệm nhưng nhiệt tình và chịu khó học hỏi.

 Nhóm 3: nhóm kỹ năng tốt, có kinh nghiệm nhưng thái độ chưa tốt

 Nhóm 4: nhóm kỹ năng tốt, dày dạn kinh nghiệm và thái độ làm việc nghiêm túc nhiệt tình.

Đối với mỗi nhóm có cách quản lý phù hợp như mức độ chỉ bảo, mức độ tự do thảo luận công việc hay cách cư xử của cấp trên.

 Hàm ý giải pháp đối với các yếu tố khác

Hầu hết nhân viên được khảo sát đều đồng ý rằng họ lựa chọn các yếu tố tạo động lực mới từ kết quả phân tích thay vì Công việc thú vị, sự tự chủ trong công việc, lương cao, điều kiện làm việc tốt, kỷ luật khéo léo. Bởi vì chúng không phải là cách tiếp cận duy nhất mà họ cần. Tuy vậy, trên góc độ quản lý, những yếu tố này vẫn là những yếu tố quan trọng giúp cho nhân viên không cảm thấy bất mãn hoặc thiếu động lực. Thêm vào đó, mỗi nghiên cứu sẽ có mức độ tin cậy tùy vào mỗi giai đoạn khác nhau của sự phát triển. Đối với nhóm yếu tố này cần hoàn chỉnh cơ chế chính sách về lương thưởng, đảm bảo điều kiện làm việc khi số lượng nhân viên tăng lên, bao gồm trang thiết bị, không gian làm việc. Đưa ra bảng mô tả công việc dựa trên sự đầu tư thiết kế, trao quyền và tự chịu trách nhiệm. Đưa ra các hình thức kỷ luật thấu tình đạt lý, không làm người lao động cảm thấy xấu hổ hoặc có cảm giác bức ép.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố tạo động lực lao động cho nhân viên tại tổng công ty CP đầu tư DHC (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)