Sử dụng phương pháp phân tích phương sai Anova với mức ý nghĩa sig <0,05
Bảng 4.17. Phân tích phương sai Anova theo Trình độ học vấn
ANOVA
Ytb
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 7.657 3 2.552 3.723 .012
Within Groups 237.204 346 .686
Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0,012 < 0,05 nên có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về động lực lao động theo trình độ học vấn.
Tóm lại, sau kết quả kiểm định ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đến động lực lao động cho thấy rằng phần lớn các đặc điểm cá nhân không ảnh hưởng đến động lực lao động của nhân viên tại Tổng Công ty CP Đầu tư DHC, ngoại trừ Trình độ học vấn. Bởi suy cho cùng, mỗi nhân viên được đào tạo ở các cấp độ khác nhau. Do đó, khả năng thức cũng như mục tiêu đặt ra đối với công việc, đối với bản thân vì thế mà có sự khác biệt. Trên cơ sở đó, họ có động lực lao động khác nhau dựa trên trình độ học vấn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 đã trình bày các vấn đề nghiên cứu như:
Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và rút ra được 8 nhóm yếu tố có tác động đến động lực lao động của nhân viên.
Phân tích tương quan và hồi quy cho thấy còn 3 yếu tố tác động đến động lực lao động. Trong đó, yếu tố “Được công nhận và gắn bó ổn định” có mức tác động mạnh nhất, tiếp đến là các yếu tố “Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp” và “Cấp trên”
Thực hiện kiểm định T-Test và ANOVA cho thấy các biến kiểm soát thuộc về đặc điểm cá nhân như giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn cho thấy có sự khác biệt về động lực lao động theo trình độ học vấn.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP