7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Căn cứ vào yêu cầu của QLNN đối với DNFDI trong thời gian tới.
tới
a. Giữ vững và phát huy những mặt đã đạt được trong công tác QLNN đối với DNFDI
- Tiếp tục thực hiện QLNN bằng pháp luật, tuân thủ pháp luật do cấp trên ban hành, đồng thời đã sử dụng đúng thẩm quyền để vận dụng đúng những tƣ tƣởng đổi mới của pháp luật do cấp trên ban hành vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể của thành phố.
76
- Thực hiện công tác quản lý một cách toàn diện, không sót, lọt và lơi lỏng ở khâu nào.
- Coi trọng và làm tốt hai khâu: nhân lực - nhân sự và tổ chức bộ máy QLNN đối với DNFDI để công tác QLNN của thành phố đối với DNFDI có hiệu lực và hiệu quả.
- Coi trọng các khâu nhạy cảm về quan hệ lợi ích trong QLNN đối với các DNFDI.
b. Nâng cao chất lượng pháp luật và thể chế quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN phù hợp nhằm tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho DNFDI trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định hƣớng XHCN có sự quản lý của Nhà nƣớc. Khắc phục khuynh hƣớng không coi chức năng quản lý là để phát triển KT-XH, mà coi quản lý nhƣ là để quản lý, để chứng minh quyền hành của một tổ chức. Phải thực hiện tốt cơ chế một cửa, tạo niềm tin trong quan hệ giữa chính quyền Đà Nẵng với các DNFDI làm cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phấn khởi, không sợ phải đối phó với những thay đổi trong một số chủ trƣơng, chính sách của thành phố. Điều đó giúp nhà đầu tƣ dành đƣợc nhiều thời gian, công sức cho việc SXKD nhằm đạt đƣợc kết quả cao, có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, nhƣ việc sử dụng lao động, việc nộp thuế, thuê mặt bằng... Đồng thời, nhà đầu tƣ cũng sẵn sàng cùng với thành phố giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình SXKD với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao.
Việc tạo lập một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi bao gồm môi trƣờng an ninh, trật tự về chính trị, xã hội, môi trƣờng pháp chế rõ ràng, môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định, môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng để các DNFDI yên tâm đầu tƣ phát triển SXKD. Nhƣng cũng không phải vì thế mà buông lỏng sự
77
QLNN mà Đà Nẵng cũng cần phải tăng cƣờng sự quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của DNFDI.
c. Nâng cao tính toàn diện và đồng bộ của quản lý nhà nước
Trong vấn đề này, các cấp, các ngành cần hiểu một cách thống nhất các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về DNFDI, khẳng định nhất quán và bằng hành động cụ thể: kinh tế có vốn ĐTNN là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, để không có những hành vi khác trong quá trình quản lý, gây khó khăn cho ĐTNN nói chung và hoạt động của DNFDI nói riêng. Từ đó phải xây dựng và thực hiện cho đƣợc một hệ thống giải pháp đồng bộ về thu hút FDI và quản lý hoạt động của DNFDI nhằm đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ĐTNN, với yêu cầu phải gắn ĐTNN với kế hoạch phát triển KT-XH của thành phố, của đất nƣớc, với quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, không chạy theo số lƣợng.
d. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của QLNN đối với các DNFDI
Để hoạt động của các DNFDI ngày một phát triển và ổn định thì công tác QLNN đối với các DNFDI góp một phần không nhỏ vào sự phát triển đó. Tuy nhiên, để QLNN hiệu lực và hiệu quả hơn thì không chỉ cần chính sách tốt, điều kiện môi trƣờng thông thoáng mà còn cần một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi để đảm bảo công việc đƣợc thuận lợi, bởi vì một chính sách tốt chỉ đƣợc hiện thực hóa trong cuộc sống khi có một đội ngũ cán bộ triển khai tốt. Nếu không có đƣợc một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ và đủ phẩm chất cần thiết thì mọi chính sách khuyến khích ĐTNN dù có hấp dẫn đến mấy cũng rất khó lôi kéo đƣợc các nhà đầu tƣ.
Đà Nẵng không thể hấp dẫn các nhà đầu tƣ nếu có đội ngũ cán bộ quản lý kém cỏi, hạch sách, nhũng nhiễu. Tình trạng một số cán bộ quản lý trên lĩnh vực này lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật Việt Nam của các nhà
78
ĐTNN để nhũng nhiễu, vòi vĩnh từng xảy ra ở nhiều nơi trong thời gian qua đã tạo ra cái nhìn không mấy thiện cảm của các chủ ĐTNN đối với đội ngũ CBCC của thành phố. Do đó, phải đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý, làm việc ở các DNFDI hoặc ở các cơ quan xét duyệt các dự án ĐTNN có đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng và phải biết đặt lợi ích của thành phố, của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân. Chỉ có nhƣ thế thì công tác QLNN trong lĩnh vực này mới có thể tiến triển và ngày càng có hiệu lực, hiệu quả hơn.
e. Đổi mới công tác thanh tra, giám sát các DNFDI
Đối với các chủ DNFDI, chúng ta cần nâng cao chất lƣợng công tác thẩm tra, thẩm định cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tƣ. Việc cấp GCNĐT cần đảm bảo các yêu cầu nhƣ các lĩnh vực đầu tƣ phù hợp với hệ thống quy hoạch của địa phƣơng, quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển ngành... hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án phải bằng hoặc cao hơn của Việt Nam, công nghệ sử dụng trong dự án phải là công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trƣờng...
Hiệu quả hoạt động SXKD của các dự án sau khi hoàn thành xây dựng công trình đi vào hoạt động có ý nghĩa rất lớn đến tăng trƣởng phát triển KT- XH của Đà Nẵng. Việc tạo môi trƣờng nhƣ nhau cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh bình đẳng, công bằng, đúng pháp luật trên thị trƣờng để nâng cao hiệu quả SXKD cho DNFDI, môi trƣờng đó phải bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp, cho xã hội và cho ngƣời lao động. Nắm bắt, đánh giá và khuyến khích các DNFDI hoạt động có lãi, tăng giá trị xuất khẩu, thực hiện đúng định hƣớng và quy định của Nhà nƣớc, đồng thời ngăn chặn kịp thời những tiêu cực, gian lận trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại của các DNFDI là rất cần thiết.
Nhìn chung, các DNFDI là những chi nhánh của các tập đoàn kinh tế hoạt động trên địa bàn rộng khắp thế giới, với nhiều kinh nghiệm và sự hiểu
79
biết sâu sắc về thị trƣờng, nhà đầu tƣ tận dụng các kẽ hở của pháp luật, thậm chí một số còn lợi dụng trình độ quản lý non kém của các cơ quan QLNN để thu lợi nhuận bất hợp pháp hoặc trốn tránh nghĩa vụ, gian lận thƣơng mại, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Việt Nam hoặc phía Việt Nam trong liên doanh. Trƣớc tình hình đó, việc tăng cƣờng theo dõi, giám sát và nâng cao trình độ quản lý, giám sát hoạt động của các DNFDI sau cấp giấy phép là một đòi hỏi hết sức bức thiết. Vừa kiểm soát nhƣng đồng thời vừa phải có những giải pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời những tiêu cực trƣớc khi phát sinh, có những giải pháp trợ giúp cần thiết để các DNFDI hoạt động theo đúng quy định, mục đích nhƣ trong giấy phép đã đƣợc cấp.
Hoàn thiện quy trình quản lý kiểm tra, giám sát hoạt động của các DNFDI tại thành phố Đà Nẵng sau khi đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ cần tập trung vào:
Quản lý, theo dõi chặt chẽ khâu đầu tƣ xây dựng cơ bản, thực hiện triển khai dự án trong giai đoạn đầu. Vấn đề rất quan trọng là phải đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ, đúng thiết kế; đúng mục đích thực hiện dự án đƣợc phê duyệt và giám sát đảm bảo về trình độ kỹ thuật, công nghệ lựa chọn, về mặt giá trị thiết bị công nghệ nhập và những vấn đề tài chính có liên quan trong triển khai thực hiện dự án. Tạo điều kiện để các dự án đƣợc triển khai nhanh chóng và theo dõi sát tình hình thực hiện dự án về tiến độ và giá trị thực hiện công trình.
Tăng cƣờng theo dõi, quản lý hoạt động xây dựng cơ bản, đảm bảo đúng thiết kế, hạn chế tối đa tình trạng vi phạm xảy ra sau khi công trình đã xây dựng xong, bởi vì việc giải quyết hậu quả sau khi xây dựng xong công trình vừa gây tốn kém nguồn lực, vừa gây dƣ luận không tốt trong xã hội, thậm chí thể hiện công tác QLNN của thành phố là kém hiệu quả. Đảm bảo trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan QLNN về trật tự xây dựng, thanh tra thành phố,
80
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng... Quy định rõ ràng trách nhiệm khi buông lỏng quản lý, không theo dõi thƣờng xuyên, phát hiện chậm hoặc để xảy ra những hậu quả phải khắc phục đối với từng tổ chức, cá nhân và cán bộ lãnh đạo. Nâng cao trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân thành phố của các trƣởng ban, ngành có chức năng quản lý trực tiếp, không để tình trạng đổ lỗi cho nhau.
Cùng với giám sát chặt chẽ hoạt động thi công công trình cần tăng cƣờng kiểm tra, giám sát công tác thanh quyết toán công trình sau khi hoàn thành xây dựng công trình. Tất cả các dự án đều phải có báo cáo đầy đủ theo đúng quy định về tình hình đầu tƣ xây dựng, nguyên vật liệu đầu vào và công nghệ nhập khẩu. Đây là khâu còn yếu do trình độ cán bộ quản lý và sự hiểu biết, nắm bắt thông tin về công nghệ trên thị trƣờng thế giới còn hạn chế. Thực hiện tốt công tác giám định, đánh giá, kiểm soát các chi phí đầu vào. Tránh tình trạng để các doanh nghiệp khai khống giá trị nguyên liệu đầu vào, giảm giá đầu ra và thực hiện chuyển lợi nhuận ra bên ngoài. Tổ chức đánh giá đúng giá trị thực của thiết bị, không để nâng giá quá cao, kiểm soát chặt chẽ về giá cả và trình độ công nghệ. Trong trƣờng hợp chúng ta chƣa đủ khả năng thẩm định chi phí, trình độ công nghệ, cần mạnh dạn thuê các tổ chức nƣớc ngoài để đánh giá. Tuy chi phí kiểm định có tăng lên những bù lại lợi ích từ hoạt động đó lớn hơn nhiều khi nhập phải công nghệ không thích hợp hoặc lạc hậu hoặc giá cả bị khai khống lên. Xây dựng và triển khai thực hiện chế tài xử lý các DNFDI không nộp báo cáo hoặc có báo cáo nhƣng nội dung sơ sài, không đúng yêu cầu hoặc nộp chậm so với quy định.
Đối với những DNFDI đã đi vào hoạt động cần tiếp tục tăng cƣờng giám sát, theo dõi quá trình hoạt động một cách thƣờng xuyên, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng quy định của pháp luật, đúng mục đích; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm quy định trong giấy phép đầu tƣ và pháp luật của Nhà nƣớc.
81
f. Điện tử hóa mối quan hệ QLNN giữa các cơ quan QLNN của Đà Nẵng với các DNFDI trên địa bàn thành phố
Đây là phƣơng thức thông tin có tính phổ thông trên toàn cầu. Do đó, việc điện tử hóa mối quan hệ QLNN giữa các cơ quan QLNN của Đà Nẵng với các DNFDI trên địa bàn thành phố phải đƣợc coi là việc tất yếu. Cách QLNN mới này giúp cho các chủ DNFDI nhận đƣợc kịp thời mọi sự điều chỉnh của QLNN của Việt Nam, của thành phố trừ các quyết định QLNN cần lƣu ấn thành văn bản pháp luật. Và các chủ DNFDI cũng dễ tiếp cận chủ thể QLNN của mình khi cần.
Các thông tin liên quan đến việc triển khai dự án đƣợc cập nhật thƣờng xuyên giúp cho các CBCC có thể khai thác, tra cứu, luân chuyển thông tin qua mạng máy tính một cách chính xác, nhanh chóng. Từ đó giảm bớt các công việc sự vụ cho CBCC làm việc liên quan đến lĩnh vực này.
Cơ quan đầu mối có thể dễ dàng kiểm soát đƣợc tiến độ giải quyết công việc của các cơ quan chức năng trong quản lý các dự án FDI, thông tin mở rộng và chính xác giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành đƣợc kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế cũng nhƣ sự phối hợp công tác giữa các sở, ban, ngành có liên quan đƣợc nhịp nhàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn nhiều.
Ngoài các nguồn thông tin về KT-XH của thành phố, các quy trình và hồ sơ cấp GCNĐT cho các nhà đầu tƣ nhƣ hiện nay đã làm, thì việc cung cấp các thông tin liên quan đến thu hút FDI cũng cần đƣợc quan tâm phát triển.