Tình hình DNFDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các doang nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố đà NẴNG (Trang 49 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Tình hình DNFDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

a. Tình hình về vốn

Bảng 2.1. Vốn FDI cấp mới và tăng thêm theo giai đoạn

Giai đoạn Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số dự án tăng vốn Vốn tăng thêm (triệu USD) Tổng vốn cấp mới & tăng

thêm

(triệu USD) 2001-2004 35 195,00 08 13,33 208,33 2005-2008 93 1.936,67 19 153,98 2.090,65 2009-2014 192 765,96 88 844,82 1.610,78

(Nguồn: Trung tâm Xúc tiến đầu tư thành phố Đà Nẵng) - Giai đoạn 2001-2004: các dự án FDI đầu tƣ vào thành phố giai đoạn này tƣơng đối ít và quy mô nhỏ với 35 dự án mới và 8 dự án điều chỉnh tăng vốn, tống số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 208,33 triệu USD.

- Giai đoạn 2005-2008: giai đoạn này chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các dự án cũng nhƣ nguồn vốn FDI đầu tƣ vào thành phố. Đã thu hút 93 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho 19 dự án, tống vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 2.090,65 triệu USD.

- Giai đoạn 2009-2014: Thu hút 192 dự án cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 88 dự án, tổng vốn cấp mới và tăng thêm đạt 1.610,78 triệu USD. So

41

với giai đoạn 2005-2008, các dự án cấp mới tuy nhiều hơn về số lƣợng nhƣng lại sụt giảm về vốn đầu tƣ đăng ký. Trong khi đó, dự án điều chỉnh tăng vốn lại gia tăng về cả số lƣợng và số vốn điều chỉnh tăng.

Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố, tính đến 31/12/2014 có 310 dự án còn hoạt động với tổng vốn 3.377,27 triệu USD.

b. Tình hình về cơ cấu hệ thống DNFDI

Cơ cấu theo ngành nghề của các DNFDI tại thành phố Đà Nẵng Bảng 2.2. Phân nhóm dự án FDI tại thành phố Đà Nẵng theo ngành nghề

(tính đến 31/12/2014) STT Ngành nghề Số dự án Tổng số vốn đầu tƣ (USD) Tỷ lệ (%) 1. Bất động sản – du lịch 25 1.815.461.382 53,76 2. Công nghiệp chế biến, chế tạo 111 1.113.064.302 32,96

3. Giáo dục và đào tạo 9 171.604.827 5,08

4. Xây dựng 12 95.176.772 2,82

5. Dịch vụ lƣu trú ăn uống 18 70.712.437 2,09

6. Bán buôn, bán lẻ 22 55.489.009 1,64

7. Vận tải, kho bãi 7 11.695.240 0,35

8. Hoạt động chuyên môn, khoa học

và công nghệ 49 11.042.973 0,33

9. Hoạt động hành chính và dịch vụ

hỗ trợ 7 8.276.338

0,25

10. Nghệ thuật, vui chơi, giải trí 5 7.350.000 0,22 11. Công nghệ thông tin và truyền thông 32 7.318.745 0,22

12. Hoạt động dịch vụ khác 6 5.077.694 0,15

13. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3 2.410.000 0,07 14. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 3 1.600.000 0,05

15. Khác 1 1.000.000 0,03

Tổng cộng 310 3.377.279.719 100

42

Qua bảng 2.2 có thể thấy:

- Nhóm ngành bất động sản - du lịch tuy chỉ có 25 dự án (Trong tổng số 311 DNFDI của thành phố) nhƣng tổng số vốn đầu tƣ lại chiếm khá lớn, chiếm đến 53,76% tổng số vốn đầu tƣ; lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (111 dự án, chiếm 32,96% về tổng số vốn đầu tƣ). Tiếp theo là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; tuy số DNFDI thuộc nhóm ngành này là khá lớn (49 dự án), nhƣng tỷ trọng vốn trong tổng số không cao, chỉ chiếm khoảng 0,33% tổng số vốn. Cuối cùng là các nhóm ngành khác, có số doanh nghiệp và số vốn không đáng kể.

- Các nhà đầu tƣ FDI quan tâm nhiều đến các lĩnh vực bất động sản, du lịch, vui chơi, công nghiệp chế biến, chế tạo, giáo dục và đào tạo, xây dựng, dịch vụ ăn, ở, vận tải kho bãi, hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ, công nghệ thông tin và truyền thông, y tế...

- Chỉ có 3 dự án đầu tƣ vào lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, với tổng số vốn đầu tƣ 2.410.000 USD chiếm 0,07% tổng số vốn đầu tƣ.

Cơ cấu theo quốc tịch của các DNFDI tại thành phố Đà Nẵng Bảng 2.3. Đầu tư FDI tại thành phố Đà Nẵng phân theo quốc gia

(tính đến 31/12/2014)

STT Quốc gia Số dự án Tổng vốn đầu tƣ Tỷ lệ

1. Singapore 18 723.412.944 21,42% 2. Hàn Quốc 37 710.070.039 21,02% 3. Đảo B.V.I 17 627.379.643 18,58% 4. Nhật Bản 78 372.060.647 11,02% 5. Hoa Kỳ 32 328.458.188 9,73% 6. Đài Loan 19 146.636.000 4,34% 7. Đảo Cayman 2 128.920.000 3,82% 8. Malaysia 12 104.877.146 3,11% 9. Barbados 1 65.643.000 1,94%

43

STT Quốc gia Số dự án Tổng vốn đầu tƣ Tỷ lệ

10. Hong Kong 11 52.580.000 1,56% 11. Panama 1 32.000.000 0,95% 12. Pháp 13 21.816.402 0,65% 13. Philippines 4 10.324.000 0,31% 14. Thái Lan 2 10.010.000 0,30% 15. Úc 18 9.403.969 0,28% 16. Hà Lan 5 9.306.321 0,28% 17. Bỉ 3 9.150.000 0,27% 18. Trung Quốc 8 3.911.088 0,12% 19. Bahamas 1 3.000.000 0,09% 20. Nam Tƣ 1 1.580.000 0,05% 21. Anh 4 1.307.225 0,04% 22. Israel 1 1.150.000 0,04% 23. Ý 3 1.131.250 0,03% 24. Lào 1 1.000.000 0,03% 25. Canada 5 958.240 0,03% 26. Nga 1 279.117 0,008% 27. Maldives 1 250.000 0,007% 28. Estonia 1 200.000 0,006% 29. Áo 2 150.000 0,004% 30. Ả-rập Xi-ri 1 100.000 0,003% 31. Ireland 1 70.000 0,002% 32. Đức 1 50.000 0,001%

33. Tây Ban Nha 1 40.000 0,001%

34. New Zealand 2 35.000 0,001%

35. Iran 1 10.000 0,0003%

36. Thụy Điển 1 9.500 0,0003%

Tổng cộng 310 3.377.279.719 100%

44

Bảng trên cho thấy:

- Có 36 quốc gia, vùng lãnh thổ đƣa doanh nhân và DNFDI đến Đà Nẵng. - Số nƣớc có FDI ở Đà Nẵng thì nhiều (36 nƣớc) nhƣng số vốn vào Đà Nẵng thì không lớn so với số nƣớc đó. Tính bình quân cả 36 nƣớc, thì mỗi nƣớc đƣa vào thành phố này chƣa đầy 1 tỷ USD (Khoảng 3,4 tỷ USD/36 quốc gia).

- Có 5 quốc gia điển hình trong việc đầu tƣ FDI vào Đà Nẵng là Singapore, Hàn Quốc, đảo British Virgin, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

- Các nƣớc có DNFDI quy mô lớn là Singapore và Hàn Quốc. Singapore chỉ có 18 dự án nhƣng tổng vốn đầu tƣ lại cao nhất, xếp vị trí thứ nhất trong tổng các quốc gia đầu tƣ tại thành phố Đà Nẵng với tổng vốn đầu tƣ là 723.412.944 USD chiếm 21,42% tổng số vốn đầu tƣ, tiếp theo là Hàn Quốc với 37 dự án, tổng vốn đầu tƣ là 710.070.039 USD, chiếm khoảng 21,02%.

- Nhật Bản tuy có 78 dự án nhƣng tổng số vốn đầu tƣ lại không cao, chỉ có 372.060.647 USD, chiếm khoảng 11,02%.

Cơ cấu các DNFDI tại Đà Nẵng theo địa điểm phân bố doanh nghiệp Bảng 2.4. Đầu tư FDI tại thành phố Đà Nẵng phân theo địa điểm đầu tư

(tính đến 31/12/2014)

STT Địa điểm Dự án Tổng vốn (USD)

I Trong Khu công nghiệp 83 921.448.505

1. KCN Hoà Khánh 49 655.423.932 2. KCN Hòa Khánh MR 10 107.000.000 3. KCN Đà Nẵng 12 34.014.573 4. KCN Hòa Cầm 7 77.500.000 5. KCN Liên Chiểu 4 46.210.000 6. KCN DVTS Đà Nẵng 1 1.300.000 II KCN Thông tin 1 32.000.000 III KCN Cao 2 61.870.000 IV Ngoài KCN 224 2.361.961.214 Tổng cộng 310 3.377.279.719

45

Qua bảng 2.4 ta thấy, các dự án đầu tƣ vào thành phố Đà Nẵng tập trung ở khu vực ngoài khu công nghiệp cao hơn, với 225 dự án và tổng số vốn đầu tƣ là 2.362.261.214 USD, còn lại chia cho 3 khu vực, các khu công nghiệp chiếm 83 dự án, với tổng số vốn đầu tƣ là 921.448.505 USD, trong đó khu công nghiệp Hòa Khánh chiếm số lƣợng dự án đầu tƣ lớn nhất là 49 dự án. Ngoài ra còn có hai khu vực là khu công nghệ thông tin và khu công nghệ cao thành phố Đà Nẵng chiếm đƣợc 3 dự án.

Một số Doanh nghiệp FDI tiêu biểu

Tính đến ngày 31/12/2014, thành phố có một số DNFDI lớn [19], tiêu biểu nhƣ:

- Một là, Công ty TNHH Trung tâm Thƣơng mại Vinacapital, cấp phép ngày 27-7-2007 với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 325 triệu USD do nhà đầu tƣ British Virgin Island đầu tƣ với mục tiêu kinh doanh khu thƣơng mại, khách sạn, văn phòng, dịch vụ khách sạn, kinh doanh bất động sản.

Nó gồm nhiều dự án nhỏ là dự án sân golf Vinacapital, tổng vốn đầu tƣ là 73 triệu USD với lĩnh vực hoạt động là xây dựng, quản lý và điều hành một khu sân golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn loại A theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng và kinh doanh khu biệt thự gồm 400 căn...; hay dự án Khu du lịch biển Vinacapital Đà Nẵng có số vốn đầu tƣ là 44 triệu USD với lĩnh vực hoạt động là xây dựng và kinh doanh khu nghỉ mát ven biển đạt tiêu chuẩn 5 sao gồm khách sạn, trung tâm hội nghị, nhà hàng đạt tiêu chuẩn 5 sao.

- Hai là, Công ty TNHH GVD Việt Nam 1, tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 300 triệu USD, do British Virgin Island đầu tƣ với mục tiêu xây dựng, quản lý khu căn hộ và các dịch vụ vận chuyển khách du lịch, dịch vụ cho thuê xe, ăn ở. - Ba là, Công ty TNHH Deawon Cantavil (khu đô thị quốc tế Đa Phƣớc – thành phố Đà Nẵng), tổng vốn đầu tƣ 250 triệu USD do Hàn Quốc đầu tƣ, với lĩnh vực hoạt động là đầu tƣ và xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và tiện ích công cộng, các công trình cảnh quan cây xanh, vƣờn hoa, xây dựng khu đô thị mới, khách sạn, sân golf, vận chuyển khách du lịch, kinh doanh nhà ở tại khu đô thị.

46

- Bốn là, Công ty TNHH Du lịch và Giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores có tổng vốn đầu tƣ là 160 triệu USD của nhà đầu tƣ Hoa Kỳ, bao gồm tổ hợp khách sạn 5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế (với 549 phòng ngủ sang trọng và 52 biệt thự cao cấp) cùng khu casino vui chơi giải trí có thƣởng dành cho ngƣời nƣớc ngoài lớn nhất tại Việt Nam đƣợc thiết kế theo phong cách châu Âu và trung tâm hội nghị quốc tế 1.000 chỗ ngồi ngồi với tổng diện tích 200.000m2. Công ty hoạt động với lĩnh vực chủ yếu là xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, kết hợp với Trung tâm hội nghị quốc tế, kinh doanh khu biệt thự cao cấp.

- Năm là, Công ty TNHH VBL Đà Nẵng với tổng vốn đầu tƣ là 222.877.004 USD do nhà đầu tƣ Singapore đầu tƣ với lĩnh vực hoạt động là sản xuất bia và nƣớc giải khát. Công ty TNHH VBL Đà Nẵng có diện tích 7,7 héc ta tại Đƣờng số 6 và số 2, Khu Công nghiệp Hòa Khánh - Liên Chiểu - Đà Nẵng. VBL Đà Nẵng đã chính thức sản xuất thƣơng phẩm bia Larue vào năm 1995 và bia Tiger vào tháng 10 năm 2011. Đến nay, công ty đã đầu tƣ dây chuyền sản xuất đóng lon tốc độ 90.000 lon/giờ.

c. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNFDI

Năm

Xuất khẩu hàng hóa

Giá trị sản xuất công nghiệp

(theo giá hiện hành) Doanh thu (triệu USD) Giá trị (triệu USD) So cả TP (%) Giá trị (tỷ đồng) So cả TP (%) 2010 339 53,47 6.894 26,79 394 2011 405 52,06 9.662 28,16 580 2012 469 51,48 9.845 27,57 685 2013 535 52,71 11.159 28,53 466 2014 620 53,68 11.650 31,03 715

47

Qua bảng trên cho thấy, giá trị xuất khẩu của các DNFDI Đà Nẵng tăng ổn định, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu của toàn thành phố, riêng 2014 là 620.037 triệu USD, chiếm 53,68%, tăng gấp 6,3 lần so với năm 2004. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng gần 30% tổng giá trị sản xuất của toàn thành phố và có sự tăng nhẹ qua các năm. Về tổng doanh thu, các DNFDI có doanh thu tăng qua các năm, riêng năm 2014 đạt 715 triệu USD.

d. Đóng góp của DNFDI cho thành phố Đóng góp cho NSNN của DNFDI Đà Nẵng

Bảng 2.6. Giá trị đóng góp cho NSNN của các DNFDI Đà Nẵng

Năm Thu ngân sách từ DNFDI (tỷ đồng)

Thu NSNN trên địa bàn thành phố (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2004 205,8 5.121,6 4,02 2005 225,1 5.515,5 4,08 2006 312,9 6.246,1 5,01 2007 235,5 10.198,2 2,31 2008 492,6 12.509,5 3,94 2009 506,4 14.109,7 3,59 2010 760,4 16.580,8 4,59 2011 904,5 21.318,6 4,24 2012 866,2 20.851,2 4,25 2013 1.633 20.585,4 7,93 2014 2.018 20.281,2 9,95 (Nguồn: Cục thuế thành phố Đà Nẵng)

Năm 2014, các DNFDI nộp 2.018 tỷ đồng vào ngân sách thành phố, gấp 9 lần so với năm 2004. Các DNFDI cũng đã đóng góp vào ngân sách thành phố ở mức tƣơng đối ổn định, đặc biệt giai đoạn từ năm 2012 đến 2014 DNFDI đóng góp mạnh vào thu ngân sách thành phố, nhất là năm 2014 chiếm gần 10% thu ngân sách cả thành phố.

48

Đóng góp vào vốn đầu tư phát triển thành phố

Bảng 2.7. Đóng góp vào vốn đầu tư phát triển toàn thành phố của DNFDI

Năm

Vốn thực hiện FDI (tỷ đồng) theo giá so sánh 1994

Vốn đầu tƣ phát triển toàn thành phố (tỷ đồng) giá so sánh 1994 Tỷ lệ (%) 2000 155,3 1.796,4 8,65 2001 171,968 2.527,5 6,8 2002 152,899 2.850,072 5,36 2003 207,666 3.770,557 5,51 2004 978,646 6.601,442 14,82 2005 376,1 5.223,1 7,2 2006 598,5 6.454,5 9,27 2007 745,01 6.458,92 11,53 2008 840,398 5.588,439 15,04 2009 754,704 6.447,304 11,71 2010 698.386 8.088.904 8,63 2011 1.142.111 9.053.151 12,62 2012 838.111 8.803.071 9,52 2013 771,552 7.264.189 10,62

(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng)

Qua bảng trên có thể thấy các DNFDI đã góp phần không nhỏ trong việc gia tăng vốn đầu tƣ phát triển, nhất là từ năm 2007 đến năm 2013

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố

Bảng 2.8. Cơ cấu vốn FDI của Đà Nẵng (tính đến 31/12/2014)

Lĩnh vực Số dự án Tổng vốn (USD) Tỷ lệ (%) Công nghiệp 123 1.166.255.407 34,53 Dịch vụ 179 2.195.050.312 64,99

Nông nghiệp, lâm nghiệp và Thủy sản 8 15.974.000 0,48

49

- Cơ cấu vốn FDI của Đà Nẵng có tỷ trọng tƣơng ứng với cơ cấu kinh tế của thành phố (Theo số liệu từ Cục Thống kế Đà Nẵng cơ cấu ngành kinh tế Đà Nẵng: Công nghiệp: 32,26%, Dịch vụ: 61,12%, Nông nghiệp, lâm nghiệp và Thủy sản: 2,62%)

- Theo Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08/10/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 thì mục tiêu cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông nghiệp, cụ thể: dịch vụ: 55,6% - công nghiệp và xây dựng: 42,8% - nông nghiệp: 1,6%. Với cơ cấu vốn FDI Đà Nẵng nêu trên đã thể hiện FDI có đóng góp tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng.

Giải quyết việc làm cho người lao động

Theo Báo cáo số 239/BC-UBND ngày 20/11/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về tình hình thu hút FDI của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011- 2015 và đinh hƣớng trong thời gian đến, đến cuối năm 2014, trên địa bàn thành phố có khoảng 44.000 lao động làm việc trong các DNFDI. Trong đó, các khu công nghiệp có khoảng 38.000 ngƣời, chiếm khoảng 18% đến 20% tổng số lao động của toàn thành phố, chƣa tính số lao động làm việc trong các tổ chức cung cấp dịch vụ cho các DNFDI. Các DNFDI tuyển dụng lao động từ các cơ sở đào tạo nghề của thành phố, sau đó đào tạo bổ sung. Có DNFDI còn đƣa lao động Việt Nam sang đào tạo tại nƣớc ngoài nhƣ Công ty Mabuchi của Nhật. Lực lƣợng lao động quản lý đã tiếp thu đƣợc phƣơng pháp quản lý tiên tiến, tác phong làm việc chuyên nghiệp của các DNFDI.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các doang nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố đà NẴNG (Trang 49 - 58)