Đối tƣợng, phạm vi của QLNN đối với các DNFDI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các doang nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố đà NẴNG (Trang 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Đối tƣợng, phạm vi của QLNN đối với các DNFDI

Trong việc QLNN đối với các DNFDI, nhà QLNN cần chú ý đặc biệt các đối tƣợng và phạm vi QLNN nhƣ sau:

- Một là, hướng sản xuất kinh doanh của DNFDI, tức là các DNFDI đến để tạo ra kinh tế gì.

Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành – bại đối với đất nƣớc trong việc chấp nhận việc có mặt của các DNFDI trên đất nƣớc mình. Bởi vì, từ việc sản xuất cái gì sẽ phát sinh ảnh hƣởng đến nhiều mặt của ngƣời tiêu dùng là dân chúng, chuyện sử dụng tài nguyên, nhân lực, chuyện ô nhiễm môi trƣờng... Ngoài ra, nhà QLNN còn cần biết hƣớng SXKD của nhà đầu tƣ để xem có đúng với định hƣớng phát triển kinh tế của quốc gia, của địa phƣơng tiếp nhận đầu tƣ hay không.

23

- Hai là, nguồn gốc, xuất xứ của DNFDI

Tức là, QLNN phải biết chủ nhân của DNFDI là ai.

Đây là vấn đề liên quan đến sự tạo nên nhiều giá trị về chính trị, ngoại giao do DNFDI đƣa lại. Với chức năng này, QLNN không đƣợc để cho bất kỳ chủ nhân nào của DNFDI vào đất nƣớc mình mà không có sự cân nhắc, tuyển chọn chu đáo, kỹ lƣỡng của QLNN. Không làm đƣợc điều này, QLNN có thể biến việc thu hút FDI thành việc tạo dựng một hiểm họa lớn cho chính nơi tiếp nhận đầu tƣ.

- Ba là, các yếu tố đầu vào của các DNFDI

Đây là một mặt của đối tƣợng QLNN đối với DNFDI, rất có ý nghĩa đối với nơi tiếp nhận DNFDI là các đô thị lớn. Việc các chủ DNFDI nhập nguyên liệu từ đâu, nguyên liệu gì, tuyển lao động từ đâu, chất lƣợng chuyên môn, tƣ cách đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật của lực lƣợng lao động này ra sao... sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến việc đạt đƣợc mục đích hay không của việc cho các nhà đầu tƣ FDI này đến nƣớc mình.

- Bốn là, vấn đề tác động đến tài nguyên và môi trường của DNFDI

Nhƣ đã phân tích ở trên, khi các đơn vị sản xuất công nghiệp thuộc ngành khai thác và chế biến tài nguyên thì ngoài việc xâm hại môi trƣờng, nó còn trực tiếp làm mất dần nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá. Các thiệt hại trên là điều tất yếu của bất cứ cơ sở sản xuất nào chứ không phải riêng của các DNFDI. Nhƣng nếu đó là DNFDI, chủ đầu tƣ sẽ không lƣu tâm quá nhiều đến những tác hại xấu cho môi trƣờng tại nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, thậm chí, một khi các chủ DNFDI đã không chỉ thiếu ý thức này, mà trái lại, đó còn là một chủ ý cố tình phá hoại, thì vấn đề đã không còn là vấn đề kinh tế, vấn đề xã hội mà là vấn đề an ninh và an sinh quốc gia. Vì thế, QLNN phải nhắm tới mặt này trong hoạt động của các DNFDI hoạt động trên địa bàn.

24

Các DNFDI, nhất là các DNFDI kết thành nhóm, cụm trong các khu công nghiệp FDI, rất dễ trở thành các điểm nóng về chính trị, về trật tự an toàn xã hội.

Điều xấu này có thể xảy ra vì nhiều lý do, trong đó, điển hình là: + Thứ nhất, đó là biệt khu

Là biệt khu vì nó là địa phận riêng của doanh nghiệp, nơi không phải ai cũng có thể vào mà kiểm soát nếu không có thẩm quyền, những biệt khu này đƣợc minh bạch trên giấy tờ văn bản pháp luật nhà nƣớc. Hơn nữa, đó là địa phận của chủ nhân nƣớc ngoài, lại tập trung thành khu của nhiều DNFDI, mang các tên nhƣ “Khu chế xuất”, “Khu công nghệ cao”, “Đặc khu công nghiệp”.

Chính vì tính chất biệt lập so với bên ngoài, nên sẽ dễ dẫn đến những vấn đề phức tạp ở nhiều lĩnh vực, trong đó phải tính đến vấn đề về an ninh, chính trị… vì nó rất dễ xảy ra.

+ Thứ hai, nó có yếu tố ngƣời nƣớc ngoài

Thực tế đã cho thấy, ở những khu vực này thƣờng xảy ra các vấn đề liên quan đến an ninh trật tƣ, an toàn xã hội trên mọi mặt, trong đó các DNFDI có thể bị lợi dụng hoặc là những đầu mối trực tiếp tham gia vào các vấn đề rắc rối này. Nhƣng vì đây là vấn đề chính trị, ngoài giới hạn của luận văn này nên tác giả không lạm bàn, chỉ nêu lên để dẫn chứng và muốn QLNN phải có sự tập trung vào vấn đề này.

- Sáu là, các khó khăn trong hoạt động SXKD của DNFDI

Đối tƣợng và phạm vi QLNN đối với các DNFDI thuộc dạng này chính là các mặt hoạt động SXKD của các DNFDI mà Nhà nƣớc sở tại cần quan tâm giúp đỡ để các DNFDI này SXKD có hiệu quả, cũng là để chúng đáp ứng những yêu cầu của quốc gia sở tại khi đón nhận họ đến đầu tƣ SXKD.

Với góc nhìn này về đối tƣợng, phạm vi của QLNN đối với các DNFDI, đối tƣợng và phạm vi đó thƣờng tập trung vào các mặt chính sau đây:

25

- Thứ nhất, đó là kết cấu hạ tầng cho sản xuất kinh doanh của DNFDI. - Thứ hai, hệ thống công nghiệp phụ trợ hay hỗ trợ các DNFDI.

- Thứ ba, các thông tin KT-XH phục vụ việc quản trị kinh doanh của các DNFDI.

Đó là các thông tin có tính phổ biến mà ai làm SXKD cũng cần có, nhƣ thông tin về thị trƣờng nguyên liệu, lao động, về khách hàng và đối tác, thông tin về pháp luật và thể chế SXKD… vốn là những thông tin mà các doanh nhân nội địa ít nhiều đã có do là dân bản xứ, nhƣng với chủ của các DNFDI thì đó là những thông tin không dễ có đƣợc vì họ là ngƣời từ xa tới, còn xa lạ ở nhiều thứ, không biết cách nắm bắt những thông tin đó nhƣ thế nào.

Trên đây là một số mặt hoạt động của các DNFDI mà QLNN đối với chúng cần phải có sự lƣu ý, quan tâm, đƣợc gọi là đối tƣợng, phạm vi của QLNN đối với DNFDI.

Trên thực tế, sự QLNN đối các DNFDI còn có thể phải đối mặt với nhiều chuyện cụ thể khác, song về cơ bản, đó là những góc nhìn chính mà nhà QLNN đối với các DNFDI không thể bỏ qua, nếu muốn sự QLNN đối với đối tƣợng này làm tròn chức năng, nhiệm vụ.

1.3. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

1.3.1. Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch

Để các doanh nghiệp FDI tác động tích cực đến địa bàn tiếp nhận đầu tƣ, giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng thì việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch thu hút FDI đóng một vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nƣớc.

Nâng cao hiệu năng của quản lý nhà nƣớc đối với FDI đòi hỏi phải thống nhất quan điểm, nhận thức, từ những mô hình thành công trong thực tiễn của các ngành, địa phƣơng để hình thành thể chế, quy định chung của cả nƣớc,

26

tiếp cận với thể chế tốt nhất của những quốc gia đã thành công trong việc xử lý quan hệ nhà nƣớc với thị trƣờng, tạo lập môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh hấp dẫn, hình thành cơ cấu bộ máy và đội ngũ công chức làm việc có hiệu quả [12].

Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch thu hút FDI cần phải có tính động, không đƣợc khép kín mà phải có sự liên kết giữa các vùng và các địa phƣơng, đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Để thực hiện tốt chức năng này phải xây dựng thống nhất tổ chức bộ máy quản lý thích hợp trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và tối ƣu các chức năng quản lý của các bộ phận trong bộ máy quản lý hoạt động FDI.

Bên cạnh đó, quy hoạch không thể chạy theo số lƣợng mà cần quan tâm đến chất lƣợng dự án, theo quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh của thị trƣờng. Nhà nƣớc phải xây dựng kế hoạch hiệu quả, sát với tình hình thực tế hiện nay, cần chú trọng công tác dự báo, định hƣớng, cập nhật thông tin trong nƣớc và quốc tế, cơ chế linh hoạt trƣớc biến động của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Các Bộ lập và công bố quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ, xây dựng tiêu chuẩn, định mức để hƣớng dẫn chính quyền địa phƣơng thực hiện, bảo đảm việc phân cấp quản lý vừa phát huy đƣợc tính năng động, sáng kiến của tỉnh, thành phố, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia.

Việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch cần đƣợc thực hiện theo trình tự và đảm bảo đƣợc tính đúng đắn mục đích, mục tiêu, yêu cầu xây dựng kinh tế - xã hội của địa bàn cần có các DNFDI nhƣ sau:

a. Xuất xứ và sự cần thiết của công vụ này trong QLNN đối với các DNFDI

Việc xác định đúng đắn mục đích, mục tiêu, yêu cầu xây dựng kinh tế - xã hội của địa bàn cần có các DNFDI đƣợc đặt ra trong QLNN đối với các DNFDI có nguồn gốc nhƣ sau:

27

- Thứ nhất, việc một quốc gia nào đó mời gọi và cho phép ngƣời nƣớc ngoài vào nƣớc mình đầu tƣ SXKD thƣờng sẽ gặp nhiều khó khăn, bất lợi, nhƣng vì những cái lợi lớn hơn nên các quốc gia mới chấp nhận sự có mặt của DNFDI.

- Thứ hai, chính vì lý do trên, khi chấp nhận các DNFDI có mặt trên lãnh thổ nƣớc mình, nhà QLNN phải biết mình cần gì ở sự có mặt của các DNFDI này.

- Thứ ba, nhà QLNN phải biết đất nƣớc mình, hoặc địa bàn cụ thể nào đó của đất nƣớc mình cần phát triển nhƣ thế nào, nó cần trở nên tốt đẹp nhƣ thế nào, cả về định tính lẫn định lƣợng, để phát triển thành một tƣơng lai tốt đẹp, nƣớc mình hoặc địa bàn đó của nƣớc mình có khó khăn gì mà mình không tự khắc phục đƣợc, do đó cần đến các DNFDI.

- Thứ tƣ, chỉ sau khi đã rõ những điều trên đây, sự QLNN đối với các DNFDI mới chuyển sang đƣợc công vụ tiếp theo là xác định lực lƣợng DNFDI cần tạo ra trên đất nƣớc mình. Nếu không định hƣớng đƣợc sự mong muốn của mình trong tƣơng lai, việc mời các DNFDI đến sẽ là việc làm vô mục đích, không định hình đƣợc chính mục tiêu phát triển của mình, các DNFDI có đƣợc mọc lên cũng sẽ không có ý nghĩa gì đối với nơi tiếp nhận đầu tƣ, thậm chí, còn có thể gây bất lợi.

b. Nội dung cần xác định trong công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Nội dung xác định trong công vụ trên liên quan đến các câu hỏi sau đây: - Quốc gia hay địa bàn nào đó cần phát triển KT-XH đến mức nào, với các chỉ tiêu cụ thể gì? Lý do?

- Nội dung kinh tế phải có trên địa bàn, bao gồm cả lƣợng và chất, để bảo đảm cho sự phát triển KT-XH của quốc gia hay địa bàn đạt các chỉ tiêu trên.

- Những khó khăn trong việc tạo dựng một nền kinh tế, đủ bảo đảm cho sự phát triển tổng thể KT-XH nhƣ trên.

28

- Những vấn đề cần giải quyết bằng sự có mặt của các DNFDI.

c. Nguyên nhân cần xác định điều trên

Sở dĩ phải xác định các điều nói trên, phải trả lời thật chính xác các câu hỏi vừa nêu vì đó là căn cứ để xác định diện mạo FDI cần xuất hiện ở nƣớc mình. Nếu thiếu những căn cứ này, việc thu hút FDI sẽ không có chủ đích, kết quả thu hút FDI có thể trở thành vô ích, thậm chí có hại. Nhà nƣớc sẽ không biết mời ai vào đầu tƣ, đầu tƣ vào ngành nào, làm gì, làm nhƣ thế nào.

1.3.2. Ban hành các cơ chế, chính sách và pháp luật

Bên cạnh việc xây dựng các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, Nhà nƣớc còn phải xây dựng các chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài. Bởi vì sự tác động của quản lý nhà nƣớc đối với DNFDI chủ yếu là thông qua hình thức gián tiếp hơn là cách thức tác động trực tiếp mang tính chất hành chính. Tác động gián tiếp mang tính mềm dẻo, uyển chuyển, vừa bảo đảm tính tự chủ của các doanh nghiệp, vừa bảo đảm mục tiêu chung về phát triển KT-XH của đất nƣớc, đồng thời cho phép tôn trọng các qui luật của thị trƣờng. Vì thế, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách và pháp luật đối với DNFDI đƣợc xem nhƣ là công cụ hữu hiệu nhất của Nhà nƣớc trong việc quản lý loại hình doanh nghiệp này, nhằm khai thác vai trò tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của nó. Hệ thống chính sách và pháp luật phải tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội bình đẳng trƣớc pháp luật, không phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội đầu tƣ khai thác cho cả doanh nghiệp trong nƣớc và DNFDI cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật mà qua đó đạt hiệu quả cao nhất ở cả thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng thế giới. Chính sách và pháp luật đối với hoạt động FDI phải phù hợp với những nguyên tắc thông lệ chủ yếu của thế giới, đặc biệt là của các nƣớc công nghiệp phát triển.

Chính sách và pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà nƣớc đối với DNFDI. Bởi vì, chính sách mang tính định hƣớng và nền tảng để

29

xây dựng pháp luật, còn pháp luật là phƣơng tiện để cụ thể hoá và thực thi chính sách. Chính sách và pháp luật là hai phạm trù song hành và gắn kết chắt chẽ với nhau, giải quyết đúng đắn mối quan hệ này sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quản quản lý nhà nƣớc đối với DNFDI.

Trong mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật đối với doanh nghiệp FDI, thì chính sách bao giờ cũng đi trƣớc một bƣớc. Chính sách phải phản ánh một cách trung thực, khách quan về khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và dự báo khả năng, khuynh hƣớng phát triển của loại hình kinh tế này trong tƣơng lai. Nếu chính sách không đảm nhận đƣợc vai trò của mình, thì tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng khi luật hoá các chính sách thành các văn bản pháp luật hoặc sẽ không có tính khả thi hoặc sẽ kìm hãm sự phát triển của khu vực DNFDI. Do đó, khi xây dựng chính sách và pháp luật đối với DNFDI đòi hỏi phải đƣợc đúc kết từ thực tiễn và dự báo đƣợc tƣơng lai.

Các cơ chế, chính sách và pháp luật về QLNN đối với DNFDI đƣợc ban hành thông qua các văn bản quy phạm pháp luật và không chỉ thể hiện riêng biệt trong khâu quản lý hành chính ở bộ máy nhà nƣớc mà còn gồm:

+ Cơ chế, chính sách và pháp luật trong thực hiện thu hút, xúc tiến đầu tƣ. + Cơ chế, chính sách và pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tƣ FDI của DN và hoạt động SXKD của DNFDI.

+ Cơ chế, chính sách và pháp luật trong quá trình hỗ trợ cho DNFDI. Cấp QLNN Trung ƣơng gồm các cơ quan lập pháp, hiến pháp, các bộ, ngành trung ƣơng ban hành các các cơ chế, chính sách và pháp luật về QLNN mang tính quy chuẩn, thống nhất, áp dụng trong cả nƣớc. Tại các địa phƣơng, cụ thể các thành phố, tỉnh trực thuộc Trung ƣơng cũng chỉ ban hành các cơ chế, chính sách, pháp luật trong phạm vi quy định cấp ban hành, hầu hết thực hiện theo văn bản của cấp Trung ƣơng. Trong một số trƣờng hợp, tùy theo điều kiện kinh tế mỗi vùng, mỗi địa phƣơng thì trong quá trình thực hiện có

30

thể ban hành một số chính sách riêng. Tuy nhiên, tất cả chính sách này đều xây dựng trên cơ sở linh hoạt, đảm bảo không trái các cơ chế, chính sách và pháp luật về QLNN do Trung ƣơng ban hành. Bên cạnh đó, đối với những cơ chế, chính sách riêng đặc thù ban hành ở mỗi địa phƣơng thì phải có sự chấp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các doang nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố đà NẴNG (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)