7. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Vai trò của QLNN đối với DNFDI
Nhƣ đã trình bày về lợi ích nhiều mặt của DNFDI và những bất lợi mà DNFDI có thể tạo ra cho quốc gia tiếp nhận đầu tƣ đƣợc trình bày ở nội dung “c. Tác động kinh tế xã hội của DNFDI đến địa bàn tiếp nhận đầu tƣ ” của luận văn thì vấn đề QLNN đối với DNFDI lại càng cấp thiết bởi:
- Các chủ DNFDI rất dễ lạc lõng tại địa bàn mà họ đầu tư
Tất cả các quốc gia trên toàn thế giới đều cần FDI, nhƣng ở các nƣớc phát triển thì nhu cầu không cao, phần lớn là các nƣớc lạc hậu, kém phát triển thì cần lƣợng vốn FDI đầu tƣ vào nhiều hơn để khắc phục sự thiếu hụt nhiều mặt của nền kinh tế. Chính vì thế, những nƣớc tiếp nhận đầu tƣ này thƣờng là những nƣớc xa lạ về mọi mặt đối với các chủ DNFDI đến từ các nƣớc tiên tiến. Sự khác biệt này không chỉ thuần túy là màu da, tiếng nói, lịch sử, địa lý mà còn là sự khác biệt liên quan đến văn hóa, khoa học, môi trƣờng sản xuất kinh doanh…
Là doanh nhân, ngƣời nào cũng phải trả lời đƣợc ba câu hỏi lớn trƣớc khi quyết định đầu tƣ, thậm chí, trƣớc khi quyết định một phƣơng án, một chƣơng trình, kế hoạch SXKD cụ thể. Ba câu hỏi đó là:
-Sản xuất cái gì? -Sản xuất cho ai?
-Sản xuất nhƣ thế nào? ( Cách sản xuất nào, nguyên liệu gì...)
Cách tìm đáp án cho các câu hỏi trên khi chúng đƣợc đặt ra tại các thị trƣờng văn minh, có nền kinh tế thị trƣờng truyền thống lâu đời và hoàn hảo... thƣờng không khó. Nhƣng với các nƣớc nhập DNFDI là các quốc gia còn lạc hậu, mọi vận động kinh tế vĩ mô còn chƣa theo quy luật phổ biến, khiến cho các doanh nhân hiện đại cũng khó nắm bắt đƣợc tình huống, dễ gặp phải rủi ro cao. Và chính vì lẽ này, cần có sự QLNN của nƣớc sở tại đối với các
21
DNFDI để điều chỉnh những vấn đề phát sinh này, giúp cho các DNFDI không cảm thấy bị lạc lỏng tại nƣớc sở tại.
- Các DNFDI thường gây bất lợi cho nước sở tại
DNFDI có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, chính vì thế họ có thể bất chấp những đòi hỏi tôn trọng truyền thống văn hóa, xã hội của dân tộc, khai thác tài nguyên quá mức, không quan tâm tới việc xử lý ô nhiễm môi trƣờng, đẩy mạnh bóc lột ngƣời lao động bằng các hình thức tăng cƣờng độ lao động đối với công nhân, kéo dài thời gian làm việc, cắt xén điều kiện bảo hộ lao động, làm phân hóa đội ngũ cán bộ, chảy máu chất xám. Điều đó có thể gây nên mâu thuẫn và làm này sinh nhiều vấn đề mới trong xã hội.
Đứng trƣớc một thách thức lớn nhƣ vậy, không chỉ mang tính kinh tế, mà thậm chí còn có thể liên quan đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội… thì sự QLNN đối với vấn đề này càng cần thiết, càng quan trọng và phải quản lý ở mức cao độ để đảm bảo sự an toàn tối đa nhất.