Đánh giá QLNN đối với các DNFDI trên địa bàn thành phố Đà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các doang nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố đà NẴNG (Trang 76 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Đánh giá QLNN đối với các DNFDI trên địa bàn thành phố Đà

- Định tiêu chuẩn chất lƣợng rõ rệt cho CBCC làm QLNN về FDI. - Thực hiện tuyển chọn nghiêm túc, minh bạch, công khai.

- Đào tạo và bồi dƣỡng với nội dụng trọng điểm về kinh tế FDI và QLNN đối với kinh tế FDI, không hình thức, chiếu lệ.

Tuy nhiên, thực tế trong công tác QLNN chuyên môn, việc phối hợp trong cơ chế Một cửa liên thông có nhiều chậm trễ vì đội ngũ cán bộ tham mƣu thƣờng xuyên thay đổi và yếu về kiến thức pháp luật, nhất là luật đầu tƣ, thƣơng mại và các thông lệ cũng nhƣ pháp luật quốc tế nên không dám mạnh dạn tham mƣu, luôn hỏi xin ý kiến Trung ƣơng.

2.2.2. Đánh giá QLNN đối với các DNFDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Nẵng

a. Những mặt đạt được

- Thứ nhất, đã thực hiện QLNN đối với DNFDI bằng pháp luật.

Điều này thể hiện ở hệ thống pháp luật đƣợc thành phố sử dụng để quản lý các DNFDI và hệ thống các văn bản pháp quy do thành phố ban hành.

- Thứ hai, đã tuân thủ pháp luật do cấp trên ban hành, đồng thời đã sử dụng đúng thẩm quyền để vận dụng đúng những tư tưởng đổi mới của pháp luật do cấp trên ban hành vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể của địa phương.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý FDI và DNFDI của thành phố Đà Nẵng vừa đúng luật vừa có những bƣớc phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Thứ ba, công tác quản lý cụ thể đã được triển khai toàn diện, không sót, lọt và lơi lỏng ở khâu nào.

68

Ở mỗi chu trình QLNN về kinh tế FDI và về DNFDI đều thấy dấu ấn của sự quản lý. Các sở, ngành QLNN của thành phố có sự phân công rõ ràng, toàn diện trong công tác quản lý ở tất cá các khâu, các đầu mối tiếp nhận, xử lý đều tập trung về đúng địa chỉ.

- Thứ tư, để công tác QLNN của thành phố đối với các DNFDI có hiệu lực và hiệu quả, thành phố đã coi trọng và làm tốt hai khâu: nhân lực - nhân sự và tổ chức bộ máy QLNN đối với DNFDI.

- Thứ năm, trong QLNN đối với các DNFDI, thành phố Đà Nẵng rất coi trọng các khâu nhạy cảm về quan hệ lợi ích.

Đó là công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đầu tƣ, tranh chấp đất đai, tranh chấp nội bộ trong DNFDI (chủ - lao động). Việc xử lý kém vấn đề này sẽ gây biểu tình, bạo loạn và thoái lui FDI một cách nhanh chóng, dễ dàng. Đà Nẵng đã giải quyết các tranh chấp này một cách khôn khéo, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa phù hợp với văn hóa ứng xử Việt Nam nên đã xử lý tốt những vấn đề xảy ra.

b. Những hạn chế, bất cập trong QLNN đối với DNFDI

- Công tác cải cách hành chính trong các khâu thẩm định dự án, quy hoạch xây dựng, cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm

- Công tác giám sát tình hình hoạt động của các DNFDI tại Đà Nẵng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức mà chỉ mới tập trung quan tâm tới cấp phép, chƣa chú ý đến khâu quản lý sau cấp giấy phép, vẫn còn tình trạng né thuế, chuyển giá gây thất thoát ngân sách

- Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành còn bị động, chậm trễ nhất là đối với các dự án lớn trong khâu thẩm định và khi phải hỏi ý kiến các bộ ngành Trung ƣơng ảnh hƣởng đến hoạt động của DNFDI.

- Đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác đối ngoại, tham mƣu về đầu tƣ, hỗ trợ DNFDI thƣờng xuyên thay đổi, lại yếu kiến thức về luật đầu tƣ, thƣơng mại, các thông lệ cũng nhƣ luật pháp quốc tế.

69

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các doang nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố đà NẴNG (Trang 76 - 78)