Căn cứ vào vai trò, vị trí của Đà Nẵng trong sự phát triển chung

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các doang nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố đà NẴNG (Trang 82 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Căn cứ vào vai trò, vị trí của Đà Nẵng trong sự phát triển chung

chung của cả nƣớc và mục tiêu phát triển KT-XH của Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 và xa hơn nữa

Về vị trí, vai trò của Đà Nẵng rất quan trọng trong sự phát triển chung của cả nước thể hiện ở:

Thứ nhất, Đà Nẵng nằm ở trung điểm chiều dài cả nƣớc và rất thuận lợi trong việc là mạch nối kinh tế với cả nƣớc, là trung tâm về KT-XH, văn hóa, khoa học và công nghệ, đóng vai trò trung tâm của miền Trung – Tây nguyên và của cả nƣớc, cụ thể:

+ Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Đà Nẵng còn là trung tâm của các di sản văn hóa thế giới nổi tiếng là phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.

+ Đà Nẵng là cửa ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và các nƣớc Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma để các quốc gia này, các vùng miền này giao lƣu đƣợc với các nƣớc vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng Tiên Sa.

+ Đà Nẵng nằm trên trục đƣờng biển và đƣờng hàng không quốc tế, một vị trí đặc biệt thuận lợi cho việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.

74

Thứ hai, Đà Nẵng là địa điểm chiến lược quan trọng về quân sự, quốc phòng và an ninh tổ quốc.

Vị trí này đã có từ thời Pháp thuộc, chế độ Mỹ Ngụy cũng nhận ra điều này, trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc của nhân dân ta và trong cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền biển Đông của Tổ quốc ta hiện nay, vị trí này của Đà Nẵng càng nổi bật.

Với tất cả những lý do trên, có thể nói, Đà Nẵng có vị trí trung tâm chiến lƣợc của một miền đất nƣớc - miền Trung, giống nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm chiến lƣợc khác của nƣớc ta, trung tâm của miền Nam.

Về mục tiêu phát triển KT-XH của Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 và xa hơn nữa thì trong Kết luận số 75-KL/TW ngày 12/11/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước đã chỉ rõ những nét đặc trƣng cơ bản của một Đà Nẵng phải có cho đất nƣớc nhƣ sau:

- Trở thành một trong những đô thị lớn của cả nƣớc, một trung tâm KT-XH lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ, thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm bƣu chính viễn thông - công nghệ thông tin và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hóa thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lƣợc quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực và cả nƣớc.

- Tập trung nâng cao quy mô, chất lƣợng tăng trƣởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đẹp, văn minh, hiện đại, có bản sắc riêng.

75

lớn theo hƣớng sinh thái, thành phố cấp quốc gia, hiện đại (Theo Quyết định số 2537/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050); là trung tâm KT-XH lớn của khu vực và cả nƣớc; tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lƣợng cao, giá trị gia tăng lớn và công nghiệp công nghệ cao; kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị đồng bộ, hiện đại.

Mối quan hệ giữa hoàn thiện QLNN của Đà Nẵng đối với các DNFDI trên địa bàn thành phố với vai trò, vị trí của Đà Nẵng trong sự phát triển chung của cả nƣớc và mục tiêu phát triển KT-XH là mối quan hệ có tính bắc cầu nhƣ sau:

- Do vai trò, vị trí của Đà Nẵng trong sự phát triển chung của cả nƣớc là rất quan trọng, bên cạnh đó mục tiêu phát triển KT-XH của thành phố đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 và xa hơn nữa cũng đặt ra nhiều bƣớc tiến lớn trong phát triển kinh tế, thế nên lực lƣợng DNFDI có mặt trên địa bàn thành phố cũng phải đủ lớn, đủ mạnh để đáp ứng, xứng tầm với sự quan trọng và mục tiêu đề ra đó.

- Đồng thời, do lực lƣợng DNFDI có mặt trên địa bàn thành phố lớn, mạnh nhƣ thế nên công tác QLNN đối với loại doanh nghiệp này càng phải đƣợc hoàn thiện về mọi mặt tƣơng ứng để đáp ứng sự lớn mạnh đó.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các doang nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố đà NẴNG (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)