Đánh giá DNFDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các doang nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố đà NẴNG (Trang 58 - 66)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Đánh giá DNFDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

a. Đánh giá bản thân hệ thống các DNFDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Những ưu điểm

- Một là, đến từ nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia có uy tín trên thế giới về nhiều mặt.

50

Đây đƣợc coi là một ƣu điểm của hệ thống DNFDI Đà Nẵng vì trong quan hệ quốc tế về kinh tế, việc chọn đối tác là điều vô cùng quan trọng, nhất là đối với Việt Nam, một quốc gia đang cần nhiều ngoại lực về nhiều mặt ở, hơn nữa, có nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tế. Vì vậy, sự có mặt tại Đà Nẵng của các DNFDI đến từ 36 quốc gia ở khắp các châu lục trên thế giới, trong đó có các cƣờng quốc nhƣ Nhật, Mỹ, có những quốc gia có uy tín về phát triển kinh tế nhƣ Hàn Quốc hay Singapore.. thể hiện đƣợc vị thế trong thu hút đối tác đầu tƣ.

- Hai là, đến từ các quốc gia vốn có quan hệ thiện chí với Việt Nam.

Đây cũng là một điểm đáng quý của các DNFDI Đà Nẵng. Bởi vì, trong thời đại ngày nay, hoạt động kinh tế với các hoạt động khác có sự giao thoa đa dạng và khá tinh vi, phụ thuộc rất nhiều vào chính sách đối ngoại chính trị, quân sự, an ninh của nhà cầm quyền các quốc gia có quan hệ kinh tế.

- Ba là, nội dung hoạt động SXKD của các DNFDI Đà Nẵng khá đa dạng và trước mắt là đúng với mục tiêu phát triển KT-XH của thành phố.

Hiện nay, các DNFDI tại Đà Nẵng hầu nhƣ tập trung đầu tƣ vào ngành buôn bán, làm dịch vụ giải trí. Xét về dài lâu lại tính tới sứ mạng nặng nề của một thành phố lớn nhƣ Đà Nẵng, thì sự đầu tƣ của các DNFDI chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực nhƣ vậy là chƣa đủ. Thành phố Đà Nẵng không chỉ cần các DNFDI từ các quốc gia lớn đến đầu tƣ chỉ để giúp phát triển về việc ăn, ở, đi lại,... mà còn cần một sự đầu tƣ lớn cho một tƣơng lai bền vững về sau.

Tuy nhiên với bƣớc đầu, để có đƣợc kết quả nhƣ hiện nay là một khởi đầu tốt, bởi vì đó có thể là bƣớc đệm ban đầu cho cả thành phố và đối tác, của ngƣời đầu tƣ và tiếp nhận, là sự thăm dò khả năng và tình hữu nghị của nhau.

- Bốn là, các DNFDI Đà Nẵng thể hiện tính tổ chức, tinh thần xây dựng, tinh thần cộng tác với nƣớc chủ nhà trong làm ăn kinh tế.

51

và hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, điều không dễ có ở nhiều tỉnh, thành phố khác. Tuy còn phần lớn các DNFDI Đà Nẵng nằm ngoài các khu trên, nhƣng có lý do ngành nghề của chúng tập trung vào kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ.

Những bất cập

- Một là, quy mô nhỏ, thậm chí quá nhỏ

Với số DNFDI trên địa bàn là trên 300 doanh nghiệp mà tổng vốn đầu tƣ của chúng chỉ trên 3 tỷ USD, thì quy mô bình quân của các DNFDI này chỉ trên dƣới 10 triệu USD, khoảng 200 tỷ VNĐ/đơn vị sản xuất kinh doanh.

Đƣơng nhiên, với mức vốn SXKD là 200 tỷ VNĐ/doanh nghiệp thì chúng thuộc loại doanh nhiệp quy mô lớn theo bảng phân loại quy mô doanh nghiệp hiện hành của Nhà nƣớc Việt Nam, nhƣng đó là bảng tiêu chí quy mô doanh nghiệp cho thời gian 10 năm về trƣớc, khi VNĐ còn có giá trị cao hơn bây giờ, và cũng chỉ là quy mô lớn cho một nền kinh tế với mức GDP/đầu ngƣời xấp xỉ 1.000 USD. Còn trong thời điểm hiện nay, doanh nghiệp với mức vốn 200 tỷ VNĐ không có gì đáng gọi là lớn. Chƣa nói rằng, trong số trên 300 DNFDI của Đà Nẵng, số doanh nghiệp có vốn vài trăm ngàn USD là phổ biến. Nhìn chung số lƣợng DNFDI quy mô lớn, nộp ngân sách cao trên địa bàn thành phố còn ít, doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm đa số (hơn 70% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, 12,05% doanh nghiệp vừa, 15,63% doanh nghiệp lớn). Đà Nẵng vẫn chƣa có doanh nghiệp lớn, đóng vai trò là nắm đấm kinh tế của thành phố.

Thực tế giá trị của một DNFDI không chỉ tùy thuộc vào quy mô của nó, mà còn tùy thuộc vào giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ mà nó sáng tạo ra và trình độ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp ít vốn thì khó có thể sử dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào SXKD, trừ một số ngành đặc biệt, nhƣ ngành chế tạo dụng cụ đo lƣờng, thiết bị thí nghiệm, linh kiện điện tử.

52

- Hai là, DNFDI Đà Nẵng chủ yếu làm thương mại và dịch vụ, đặc biệt lại là dịch vụ bất động sản.

Theo mô hình thời đại của cơ cấu kinh tế, một chỉnh thể kinh tế quốc dân phải có dạng: công nghiệp và xây dựng - thƣơng mại và dịch vụ - nông nghiệp.

Nhƣng nhìn vào cơ cấu khối DNFDI Đà Nẵng thì tiêu chí trên không đạt, cụ thể:

+ DNFDI Đà Nẵng chủ yếu làm thƣơng mại và dịch vụ, phần CN&XD không điển hình với một sứ mạng quan trọng của Đà Nẵng tại khu vực miền Trung. Đà Nẵng phải là một trong những trung tâm công nghiệp thuộc loại hàng đầu của cả nƣớc, hàng đầu của miền Trung, trƣớc hết là hàng đầu của khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên.

+ Phần dịch vụ của DNFDI Đà Nẵng lại quá đậm về chuyện kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí và đặc biệt là kinh doanh bất động sản.

- Ba là, các DNFDI làm công nghiệp ở Đà Nẵng chưa có ngôi sao công nghiệp và xây dựng, chúng chủ yếu là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp lắp ráp.

- Bốn là, lực lượng DNFDI trên lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu hiện đại hóa thành phố.

Theo số liệu đã dẫn ở trên, trên lĩnh vực nông - lâm - thủy sản chỉ có 3 dự án FDI, với tổng số vốn là 2.410.000 USD, gọi tròn là 2,5 triệu USD, chiếm 0,07% tổng FDI đầu tƣ vào Đà Nẵng.

Đây là điều đáng suy nghĩ đối với nhà QLNN về FDI ở thành phố này, một thành phố lớn nằm trên bờ biển, có nhiều tiềm năng về nông – lâm – thủy sản. Tuy nhiên, các DNFDI có mặt trong lĩnh vực này còn nhỏ nhoi quá.

b. Đánh giá các DNFDI trên địa bàn Đà Nẵng về mặt tác dụng của nó đối với sự phát triển KT-XH Đà Nẵng

53

- Thứ nhất, góp phần phát triển kinh tế xã hội thành phố.

Trong thời gian qua, nguồn vốn FDI đóng góp một phần không nhỏ trong tổng vốn phát triển của khu vực KT-XH. Năm 2013, nguồn vốn FDI chiếm khoảng 10,62% trong tổng vốn. Sự gia tăng mạnh mẽ của FDI không những giúp cho KT-XH của thành phố phát triển mà còn giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố đúng định hƣớng là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Bên cạnh đó, DNFDI cũng góp phần đáng kể trong việc phát triển công nghiệp dịch vụ, đây là ngành mũi nhọn mà thành phố đã lựa chọn. Trong thời gian vừa qua, các khu vui chơi, dịch vụ giải trí liên tục đƣợc mở ra dƣới nhiều hình thức nhƣ: casino, dịch vụ thể thao, bãi tắm biển, các resort, sân golf, khu vui chơi giải trí, các mặt hàng lƣu niệm... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách đến với Đà Nẵng, góp phần thúc đẩy ngành du lịch của thành phố phát triển.

- Thứ hai, góp phần tạo việc làm và phát triển lao động cho địa phương.

Ở thành phố Đà Nẵng các doanh nghiệp nói chung, các DNFDI nói riêng đã thu hút lực lƣợng lao động và tạo nhiều việc làm cho địa phƣơng. Số ngƣời đƣợc giới thiệu việc làm tăng lên hàng năm. Các DNFDI năm 2014 đã giải quyết đƣợc 44.000 lao động. Bên cạnh đó, các DNFDI đã góp phần tạo nên một thị trƣờng lao động sôi động với đầy đủ các yếu tố cung cầu và cạnh tranh. Đây là cơ hội để ngƣời lao động lựa chọn đƣợc nơi làm việc thích hợp, qua đó quyền lợi của ngƣời lao động đƣợc đảm bảo hơn. Về mặt xã hội, việc các DNFDI thu hút lƣợng lớn lao động trực tiếp và gián tiếp làm giảm số lƣợng thất nghiệp ở thành phố, tạo điều kiện để thành phố giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội. Ngoài ra, khi nói đến việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, chúng ta còn phải nói đến các doanh nghiệp vệ tinh hoặc các doanh nghiệp liên quan đến các DNFDI. Khi các doanh nghiệp này tăng

54

trƣởng, phát triển thì chúng cũng sẽ thu hút lao động và giải quyết nạn thất nghiệp. Mức lƣơng bình quân của nhân công làm việc trong DNFDI khoảng 3,3 triệu đồng/tháng thì hiện nay, Đà Nẵng là một nơi khá hấp dẫn để thu hút chất xám tại khu vực miền Trung.

Ngoài ra, đội ngũ quản lý sẽ tiếp thu đƣợc kỹ thuật quản lý tiên tiến, hiện đại ở các nƣớc trên thế giới, cách tiếp cận thị trƣờng, khả năng đàm phán, xúc tiến thƣơng mại, quản trị nhân lực..., ngƣời lao động sẽ tiếp thu đƣợc kỷ luật lao động, tác phong làm việc, cách thức sắp xếp và tổ chức công việc để hoàn thành sản xuất đúng thời gian và số lƣợng... Hơn nữa, các DNFDI thƣờng tổ chức các khóa đào tạo cho ngƣời lao động, trong đó có nhiều ngƣời đƣợc cử đi lao động nƣớc ngoài, từ đó hình thành ở thành phố một lực lƣợng nhân công kỹ thuật lành nghề.

- Thứ ba, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào thành phố.

Thông qua đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, thành phố Đà Nẵng tiếp nhận các dây chuyền sản xuất hiện đại trong nhiều lĩnh vực nhƣ viễn thông, hóa chất, điện tử, xây dựng... những kỹ thuật mới trong công nghiệp gas, ngành công nghiệp nhẹ và nông nghiệp tạo ra sự nhảy vọt về năng suất lao động, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu.

Cùng với việc nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, xử lý môi trƣờng thì các DNFDI đã giúp mang lại những mô hình quản lý tiên tiến, phƣơng thức kinh doanh hiện đại trong nhiều ngành kinh tế. Các DNFDI luôn đi đầu trong việc thực hiện tiêu chuẩn hóa quy trình quản lý công nghệ và chất lƣợng, nhờ đó đã khuyến khích các nhà sản xuất trong nƣớc không ngừng cải tiến kỹ thuật công nghệ, nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm cạnh tranh với các DNFDI.

55

kinh doanh với các doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng, chính nhờ thế mà các doanh nghiệp của Đà Nẵng có cơ hội học hỏi phƣơng pháp quản lý, nghệ thuật kinh doanh và KH-CN của các DNFDI để phát triển ở doanh nghiệp mình.

- Thứ tư, DNFDI tác động đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế.

Hiệu quả hoạt động của các DNFDI đƣợc nâng cao qua số lƣợng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tƣ, mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời có tác động lan tỏa đến các thành phần khác trong nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa các DNFDI với các doanh nghiệp trong nƣớc. Chính nhờ sự liên kết này mà KH-CN mới, năng lực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý đƣợc chuyển giao từ các DNFDI sang các doanh nghiệp khác, các thành phần kinh tế khác. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Mặt khác, các DNFDI vừa hỗ trợ, giúp đỡ nhƣng cũng tạo ra áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nƣớc, giúp các doanh nghiệp thích ứng với xu hƣớng toàn cầu hóa và phải nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giá cả, mẫu mã... nhằm cạnh tranh tốt hơn.

- Thứ năm, góp phần cải cách thủ tục hành chính và tăng tính minh bạch cho môi trường đầu tư.

Ngoài xu hƣớng của các nƣớc trên thế giới là hội nhập để phát triển, để thu hút FDI thì khung pháp lý của thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung phải luôn tự hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật theo hƣớng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo sự minh bạch và bình đẳng cho các nhà đầu tƣ để họ có thể an tâm và nhanh chóng triển khai cơ hội đầu tƣ. Việc hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính là vấn đề tất yếu và cần đƣợc quan tâm nếu muốn thu hút đầu tƣ.

Mặt bất cập

56

DNFDI coi lợi nhuận là mục đích duy nhất của họ, khác các doanh nghiệp trong nƣớc, những doanh nghiệp tuy không coi nhẹ lợi nhuận nhƣng vì ý thức và trách nhiệm công dân, họ còn biết coi trọng lợi ích của đồng bào, của Tổ quốc. Do vậy, các DNFDI trên địa bàn Đà Nẵng chỉ tập trung vào các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, thu lợi nhuận nhiều, dẫn đến sự mất cân đối trong nền kinh tế của thành phố.

- Thứ hai, nhiều DNFDI có trình độ khoa học - công nghệ lạc hậu, máy móc cũ, là nguyên nhân chính của việc ô nhiễm môi trường.

Các DNFDI 100% vốn nƣớc ngoài thƣờng có trình độ KH-CN hiện đại, còn các DNFDI liên doanh có trình độ KH-CN thấp hơn. Khi thành lập các liên doanh này, các cổ đông FDI thƣờng góp vốn bằng máy móc, thiết bị, có trình độ KH-CN hiện đại so với thành phố Đà Nẵng nhƣng là đồ cũ, lỗi thời của nƣớc đầu tƣ. Đây là tình trạng chung của các DNFDI đầu tƣ vào Việt Nam. Các chủ đầu tƣ FDI này thƣờng kiếm cách để đƣa ra các nƣớc, nơi cần thu hút FDI các máy móc và công nghệ lỗi thời ở nƣớc họ, nhƣng vẫn mới ở nơi tiếp nhận đầu tƣ. Chính tình trạng này dẫn đến sự tụt hậu về sản xuất kinh doanh và trở thành bãi rác công nghệ trong khu vực FDI.

- Thứ ba, thiếu sự bình đẳng trong quan hệ với người lao động.

Trong thời gian vừa qua, ở một số DNFDI trên địa bàn thành phố đã có những cuộc đình công mà nguyên nhân cơ bản là vấn đề tiền lƣơng, bảo hộ lao động, thái độ đối xử của giới chủ với ngƣời lao động...

Tại Đà Nẵng, có một số vụ đình công vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội kéo dài, nợ tiền lƣơng của ngƣời lao động, các cá nhân lãnh đạo của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp cũng không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không bảo vệ đƣợc quyền lợi cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp.

57

tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội của thành phố và cần phải có những giải pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề nêu trên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các doang nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố đà NẴNG (Trang 58 - 66)