QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các doang nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố đà NẴNG (Trang 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU

TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc

QLNN là quản lý hành chính, bao gồm toàn bộ hoạt động chấp hành điều hành của các cơ quan nhà nƣớc không thuộc bộ phận lập pháp và tƣ pháp nhằm phát triển KT-XH, giữ gìn trật tự xã hội và thỏa mãn những yêu cầu của xã hội.

QLNN về kinh tế là nói đến việc nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý kinh tế bằng pháp luật, bằng hệ thống các chính sách, quy chế điều hành các quan hệ vĩ mô, không làm thay đổi, không giải quyết những công việc thuộc quyền tự chủ của các đơn vị kinh doanh. QLNN về kinh tế là quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân với tính cách là một hệ thống lớn và phức tạp do vô số các phần tử nhỏ hơn ở các cấp độ khác nhau hợp thành [14].

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù các quốc gia trên thế giới có nhiều chế độ chính trị khác nhau, nhƣng đều có điểm chung là ngày càng coi trọng vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nƣớc, trong đó có QLNN đối với doanh nghiệp ngày càng đƣợc tăng thêm.

QLNN đối với DN là một bộ phận, đồng thời là nội dung cơ bản của quản lý nhà nƣớc về kinh tế, nên Nhà nƣớc có chức năng và nhiệm vụ quản lý đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhƣng không đƣợc can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. DN thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung, DNFDI nói riêng hoàn toàn có quyền tự chủ khi tiến hành hoạt động kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. DNFDI cũng nhƣ các đơn vị kinh doanh khác, ngoài sự chi phối của thị trƣờng, còn chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật và quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc kể từ khi thành lập cho đến khi giải thể. Quan hệ giữa Nhà nƣớc với DNFDI trong nền kinh tế thị trƣờng chủ yếu là quan hệ quản lý bằng pháp luật,

20

cơ chế chính sách, kế hoạch, định hƣớng, hỗ trợ, điều chỉnh và khống chế trong phạm vi cần thiết để đảm bảo lợi ích chung của quốc gia.

1.2.2. Vai trò của QLNN đối với DNFDI

Nhƣ đã trình bày về lợi ích nhiều mặt của DNFDI và những bất lợi mà DNFDI có thể tạo ra cho quốc gia tiếp nhận đầu tƣ đƣợc trình bày ở nội dung “c. Tác động kinh tế xã hội của DNFDI đến địa bàn tiếp nhận đầu tƣ ” của luận văn thì vấn đề QLNN đối với DNFDI lại càng cấp thiết bởi:

- Các chủ DNFDI rất dễ lạc lõng tại địa bàn mà họ đầu tư

Tất cả các quốc gia trên toàn thế giới đều cần FDI, nhƣng ở các nƣớc phát triển thì nhu cầu không cao, phần lớn là các nƣớc lạc hậu, kém phát triển thì cần lƣợng vốn FDI đầu tƣ vào nhiều hơn để khắc phục sự thiếu hụt nhiều mặt của nền kinh tế. Chính vì thế, những nƣớc tiếp nhận đầu tƣ này thƣờng là những nƣớc xa lạ về mọi mặt đối với các chủ DNFDI đến từ các nƣớc tiên tiến. Sự khác biệt này không chỉ thuần túy là màu da, tiếng nói, lịch sử, địa lý mà còn là sự khác biệt liên quan đến văn hóa, khoa học, môi trƣờng sản xuất kinh doanh…

Là doanh nhân, ngƣời nào cũng phải trả lời đƣợc ba câu hỏi lớn trƣớc khi quyết định đầu tƣ, thậm chí, trƣớc khi quyết định một phƣơng án, một chƣơng trình, kế hoạch SXKD cụ thể. Ba câu hỏi đó là:

-Sản xuất cái gì? -Sản xuất cho ai?

-Sản xuất nhƣ thế nào? ( Cách sản xuất nào, nguyên liệu gì...)

Cách tìm đáp án cho các câu hỏi trên khi chúng đƣợc đặt ra tại các thị trƣờng văn minh, có nền kinh tế thị trƣờng truyền thống lâu đời và hoàn hảo... thƣờng không khó. Nhƣng với các nƣớc nhập DNFDI là các quốc gia còn lạc hậu, mọi vận động kinh tế vĩ mô còn chƣa theo quy luật phổ biến, khiến cho các doanh nhân hiện đại cũng khó nắm bắt đƣợc tình huống, dễ gặp phải rủi ro cao. Và chính vì lẽ này, cần có sự QLNN của nƣớc sở tại đối với các

21

DNFDI để điều chỉnh những vấn đề phát sinh này, giúp cho các DNFDI không cảm thấy bị lạc lỏng tại nƣớc sở tại.

- Các DNFDI thường gây bất lợi cho nước sở tại

DNFDI có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, chính vì thế họ có thể bất chấp những đòi hỏi tôn trọng truyền thống văn hóa, xã hội của dân tộc, khai thác tài nguyên quá mức, không quan tâm tới việc xử lý ô nhiễm môi trƣờng, đẩy mạnh bóc lột ngƣời lao động bằng các hình thức tăng cƣờng độ lao động đối với công nhân, kéo dài thời gian làm việc, cắt xén điều kiện bảo hộ lao động, làm phân hóa đội ngũ cán bộ, chảy máu chất xám. Điều đó có thể gây nên mâu thuẫn và làm này sinh nhiều vấn đề mới trong xã hội.

Đứng trƣớc một thách thức lớn nhƣ vậy, không chỉ mang tính kinh tế, mà thậm chí còn có thể liên quan đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội… thì sự QLNN đối với vấn đề này càng cần thiết, càng quan trọng và phải quản lý ở mức cao độ để đảm bảo sự an toàn tối đa nhất.

1.2.3. Chức năng chính của QLNN đối với DNFDI

- Thứ nhất, đảm bảo cho quốc gia nhận đầu tƣ có đƣợc hệ thống doanh nghiệp nhƣ mong muốn. Nói khác đi là chức năng của QLNN đối với các DNFDI là thu hút đƣợc FDI và hình thành đƣợc các DNFDI trên địa bàn theo đúng phƣơng hƣớng và mức độ mà quốc gia cần, tức là tạo đƣợc những DNFDI có lợi nhất cho quốc gia. Có thể thấy, một hệ thống DNFDI có lợi nhất cho quốc gia là một hệ thống các DNFDI có những nét tiêu biểu nhƣ sau: + Vốn và chủ của vốn đó đến từ các quốc gia giàu thiện chí hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cũng là các nƣớc có thế mạnh mà đất nƣớc nhận đầu tƣ cần.

+ Các DNFDI có đầu ra, đầu vào có ích cho sự phát triển KT-XH của đất nƣớc.

+ Các DNFDI có trình độ khoa học và công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản trị kinh doanh cao.

22

+ Các DNFDI tôn trọng lợi ích của nhà nƣớc, của nhân dân nơi họ đóng và hoạt động SXKD tại nƣớc sở tại.

- Thứ hai, hỗ trợ, giúp đỡ các nhà đầu tƣ FDI thực hiện đƣợc đầy đủ nhất các mục tiêu hợp pháp trong SXKD của họ trên tinh thần hữu nghị, mở cửa, hội nhập, đôi bên cùng có lợi, cùng phát triển. Có nghĩa là, khi các DNFDI đã xuất hiện với bản chất là các doanh nghiệp mà đất nƣớc cần, thì chức năng của QLNN là giúp đỡ họ theo tinh thần hòa bình, hữu nghị, mở cửa, hội nhập, đôi bên cùng có lợi, cùng phát triển.

Chức năng này xuất phát từ yêu cầu và lợi ích của cả từ hai phía:

- Với các chủ DNFDI, họ cần sự hỗ trợ này vì từ quốc gia khác đến, tất cả đều rất xa lạ, mới mẻ đối với họ.

- Với quốc gia, nơi đón các DNFDI, việc hỗ trợ các DNFDI chỉ có lợi cho đất nƣớc mình: họ SXKD có hiệu quả thì việc nƣớc sở tại cho họ đến đầu tƣ mới có ý nghĩa. Nếu không, thì việc tiếp nhận DNFDI đến nƣớc mình sẽ không mang lại lợi ích gì, thậm chí có khi còn gây hậu quả xấu.

1.2.4. Đối tƣợng, phạm vi của QLNN đối với các DNFDI

Trong việc QLNN đối với các DNFDI, nhà QLNN cần chú ý đặc biệt các đối tƣợng và phạm vi QLNN nhƣ sau:

- Một là, hướng sản xuất kinh doanh của DNFDI, tức là các DNFDI đến để tạo ra kinh tế gì.

Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành – bại đối với đất nƣớc trong việc chấp nhận việc có mặt của các DNFDI trên đất nƣớc mình. Bởi vì, từ việc sản xuất cái gì sẽ phát sinh ảnh hƣởng đến nhiều mặt của ngƣời tiêu dùng là dân chúng, chuyện sử dụng tài nguyên, nhân lực, chuyện ô nhiễm môi trƣờng... Ngoài ra, nhà QLNN còn cần biết hƣớng SXKD của nhà đầu tƣ để xem có đúng với định hƣớng phát triển kinh tế của quốc gia, của địa phƣơng tiếp nhận đầu tƣ hay không.

23

- Hai là, nguồn gốc, xuất xứ của DNFDI

Tức là, QLNN phải biết chủ nhân của DNFDI là ai.

Đây là vấn đề liên quan đến sự tạo nên nhiều giá trị về chính trị, ngoại giao do DNFDI đƣa lại. Với chức năng này, QLNN không đƣợc để cho bất kỳ chủ nhân nào của DNFDI vào đất nƣớc mình mà không có sự cân nhắc, tuyển chọn chu đáo, kỹ lƣỡng của QLNN. Không làm đƣợc điều này, QLNN có thể biến việc thu hút FDI thành việc tạo dựng một hiểm họa lớn cho chính nơi tiếp nhận đầu tƣ.

- Ba là, các yếu tố đầu vào của các DNFDI

Đây là một mặt của đối tƣợng QLNN đối với DNFDI, rất có ý nghĩa đối với nơi tiếp nhận DNFDI là các đô thị lớn. Việc các chủ DNFDI nhập nguyên liệu từ đâu, nguyên liệu gì, tuyển lao động từ đâu, chất lƣợng chuyên môn, tƣ cách đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật của lực lƣợng lao động này ra sao... sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến việc đạt đƣợc mục đích hay không của việc cho các nhà đầu tƣ FDI này đến nƣớc mình.

- Bốn là, vấn đề tác động đến tài nguyên và môi trường của DNFDI

Nhƣ đã phân tích ở trên, khi các đơn vị sản xuất công nghiệp thuộc ngành khai thác và chế biến tài nguyên thì ngoài việc xâm hại môi trƣờng, nó còn trực tiếp làm mất dần nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá. Các thiệt hại trên là điều tất yếu của bất cứ cơ sở sản xuất nào chứ không phải riêng của các DNFDI. Nhƣng nếu đó là DNFDI, chủ đầu tƣ sẽ không lƣu tâm quá nhiều đến những tác hại xấu cho môi trƣờng tại nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, thậm chí, một khi các chủ DNFDI đã không chỉ thiếu ý thức này, mà trái lại, đó còn là một chủ ý cố tình phá hoại, thì vấn đề đã không còn là vấn đề kinh tế, vấn đề xã hội mà là vấn đề an ninh và an sinh quốc gia. Vì thế, QLNN phải nhắm tới mặt này trong hoạt động của các DNFDI hoạt động trên địa bàn.

24

Các DNFDI, nhất là các DNFDI kết thành nhóm, cụm trong các khu công nghiệp FDI, rất dễ trở thành các điểm nóng về chính trị, về trật tự an toàn xã hội.

Điều xấu này có thể xảy ra vì nhiều lý do, trong đó, điển hình là: + Thứ nhất, đó là biệt khu

Là biệt khu vì nó là địa phận riêng của doanh nghiệp, nơi không phải ai cũng có thể vào mà kiểm soát nếu không có thẩm quyền, những biệt khu này đƣợc minh bạch trên giấy tờ văn bản pháp luật nhà nƣớc. Hơn nữa, đó là địa phận của chủ nhân nƣớc ngoài, lại tập trung thành khu của nhiều DNFDI, mang các tên nhƣ “Khu chế xuất”, “Khu công nghệ cao”, “Đặc khu công nghiệp”.

Chính vì tính chất biệt lập so với bên ngoài, nên sẽ dễ dẫn đến những vấn đề phức tạp ở nhiều lĩnh vực, trong đó phải tính đến vấn đề về an ninh, chính trị… vì nó rất dễ xảy ra.

+ Thứ hai, nó có yếu tố ngƣời nƣớc ngoài

Thực tế đã cho thấy, ở những khu vực này thƣờng xảy ra các vấn đề liên quan đến an ninh trật tƣ, an toàn xã hội trên mọi mặt, trong đó các DNFDI có thể bị lợi dụng hoặc là những đầu mối trực tiếp tham gia vào các vấn đề rắc rối này. Nhƣng vì đây là vấn đề chính trị, ngoài giới hạn của luận văn này nên tác giả không lạm bàn, chỉ nêu lên để dẫn chứng và muốn QLNN phải có sự tập trung vào vấn đề này.

- Sáu là, các khó khăn trong hoạt động SXKD của DNFDI

Đối tƣợng và phạm vi QLNN đối với các DNFDI thuộc dạng này chính là các mặt hoạt động SXKD của các DNFDI mà Nhà nƣớc sở tại cần quan tâm giúp đỡ để các DNFDI này SXKD có hiệu quả, cũng là để chúng đáp ứng những yêu cầu của quốc gia sở tại khi đón nhận họ đến đầu tƣ SXKD.

Với góc nhìn này về đối tƣợng, phạm vi của QLNN đối với các DNFDI, đối tƣợng và phạm vi đó thƣờng tập trung vào các mặt chính sau đây:

25

- Thứ nhất, đó là kết cấu hạ tầng cho sản xuất kinh doanh của DNFDI. - Thứ hai, hệ thống công nghiệp phụ trợ hay hỗ trợ các DNFDI.

- Thứ ba, các thông tin KT-XH phục vụ việc quản trị kinh doanh của các DNFDI.

Đó là các thông tin có tính phổ biến mà ai làm SXKD cũng cần có, nhƣ thông tin về thị trƣờng nguyên liệu, lao động, về khách hàng và đối tác, thông tin về pháp luật và thể chế SXKD… vốn là những thông tin mà các doanh nhân nội địa ít nhiều đã có do là dân bản xứ, nhƣng với chủ của các DNFDI thì đó là những thông tin không dễ có đƣợc vì họ là ngƣời từ xa tới, còn xa lạ ở nhiều thứ, không biết cách nắm bắt những thông tin đó nhƣ thế nào.

Trên đây là một số mặt hoạt động của các DNFDI mà QLNN đối với chúng cần phải có sự lƣu ý, quan tâm, đƣợc gọi là đối tƣợng, phạm vi của QLNN đối với DNFDI.

Trên thực tế, sự QLNN đối các DNFDI còn có thể phải đối mặt với nhiều chuyện cụ thể khác, song về cơ bản, đó là những góc nhìn chính mà nhà QLNN đối với các DNFDI không thể bỏ qua, nếu muốn sự QLNN đối với đối tƣợng này làm tròn chức năng, nhiệm vụ.

1.3. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

1.3.1. Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch

Để các doanh nghiệp FDI tác động tích cực đến địa bàn tiếp nhận đầu tƣ, giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng thì việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch thu hút FDI đóng một vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nƣớc.

Nâng cao hiệu năng của quản lý nhà nƣớc đối với FDI đòi hỏi phải thống nhất quan điểm, nhận thức, từ những mô hình thành công trong thực tiễn của các ngành, địa phƣơng để hình thành thể chế, quy định chung của cả nƣớc,

26

tiếp cận với thể chế tốt nhất của những quốc gia đã thành công trong việc xử lý quan hệ nhà nƣớc với thị trƣờng, tạo lập môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh hấp dẫn, hình thành cơ cấu bộ máy và đội ngũ công chức làm việc có hiệu quả [12].

Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch thu hút FDI cần phải có tính động, không đƣợc khép kín mà phải có sự liên kết giữa các vùng và các địa phƣơng, đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Để thực hiện tốt chức năng này phải xây dựng thống nhất tổ chức bộ máy quản lý thích hợp trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và tối ƣu các chức năng quản lý của các bộ phận trong bộ máy quản lý hoạt động FDI.

Bên cạnh đó, quy hoạch không thể chạy theo số lƣợng mà cần quan tâm đến chất lƣợng dự án, theo quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh của thị trƣờng. Nhà nƣớc phải xây dựng kế hoạch hiệu quả, sát với tình hình thực tế hiện nay, cần chú trọng công tác dự báo, định hƣớng, cập nhật thông tin trong nƣớc và quốc tế, cơ chế linh hoạt trƣớc biến động của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Các Bộ lập và công bố quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ, xây dựng tiêu chuẩn, định mức để hƣớng dẫn chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các doang nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố đà NẴNG (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)