7. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Thanh tra, kiểm tra và giám sát
Công tác thanh kiểm tra, giám sát các DNFDI giúp phát hiện điểm bất hợp lý, sai sót trong tổ chức thực hiện thông qua việc so sánh, đối chiếu với giấy phép đầu tƣ đã quy định và thực tế hoạt động theo để kịp thời điều chỉnh, xử lý bằng pháp luật hoặc kiến nghị việc điều chỉnh pháp luật, chính sách về đầu tƣ nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nƣớc thực hiện công tác thanh kiểm tra định kỳ hoặc theo yêu cầu trong quá trình QLNN đối với các DNFDI hoặc đột xuất khi thấy dấu hiệu vi phạm trong hoạt động của DNFDI, tùy theo quy định nhiệm vụ chức năng mà mỗi cơ quan nhà nƣớc có các hình thức và phƣơng thức thanh kiểm tra khác nhau. Tuy nhiên, công tác này phải chú ý đến vấn đề tôn trọng đến DNFDI.
Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sẽ thực hiện việc giám sát bằng 2 cách: - Trực tiếp giám sát thực địa.
- Yêu cầu các báo cáo từ các DNFDI gửi lên. - Kết hợp cả 2 cách trên.
33
Thông qua việc thanh tra, kiểm tra và giám sát, còn tạo ra nguồn thông tin phản hồi từ DNFDI để các cơ quan quản lý nhà nƣớc có căn cứ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách đã ban hành.
Vấn đề đặt ra sau quá trình thanh kiểm tra, giám sát DNFDI là vấn đề xử lý kết quả. Chế độ báo cáo kết quả trong thanh kiểm tra giám sát phải đƣợc thực hiện nhanh chóng, chính xác. Các bộ, sở, ngành căn cứ theo chức năng, kết quả thanh kiểm tra và căn cứ vào quy định của pháp luật để có biện pháp xử lý đúng quy định. Việc xử lý tuy căn cứ đúng quy định pháp luật của nƣớc sở tại và thông ƣớc quốc tế nhƣng cũng cần chú ý đến vấn đề hợp tác, hữu nghị và phải đảm bảo công bằng, bình đằng giữa doanh nghiệp trong nƣớc và DNFDI.